Thiên về khai thác chiều thời gian quá khứ

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG CỦA TIỂU THUYẾT TẠ

2.3. HÌNH TƢỢNG THỜI GIAN

2.3.2. Thiên về khai thác chiều thời gian quá khứ

Điều đặc biệt trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh đó là hình tƣợng thời gian bao trùm luôn là hình tƣợng thời gian quá khứ. Câu chuyện đƣợc kể trong tiểu thuyết, xét trên tổng thể luôn đƣợc đặt ở thời điểm quá khứ bởi ngay từ đầu truyện, tác giả đã chủ tâm đẩy toàn bộ câu chuyện về thời quá khứ. Cái thời điểm hiện tại vì vậy chẳng qua là hiện tại so với thời điểm diễn ra câu chuyện mà thôi, chứ không phải là hiện tại so với thời điểm trần thuật. Trong Đi tìm nhân vật, toàn bộ câu chuyện đƣợc hạn định trong khung thời gian quá khứ bằng lời mở đầu nhƣ sau : “Khi chuyện này đƣợc kể lại thì nhiều năm tháng và sự kiện đã trôi qua” [6, tr.9]. Trong Lão Khổ, ở phần cuối truyện, tác giả không ngần ngại khẳng định đây là câu chuyện đƣợc kể lại dựa trên một số sự việc tình cờ tác giả đƣợc chứng kiến. Ở Giã biệt bóng tối, toàn bộ câu chuyện cũng được đặt dưới thời quá khứ “Câu chuyện mà quý vị sắp nghe kể lại thuộc trong số những vụ việc như vậy” [3, tr.11]. Lời người dẫn chuyện xen ngang cũng cho thấy rõ điều đó: “Thằng Thƣợng đang lần hồi nhớ lại bằng những hình ảnh mù mờ, nửa hƣ nửa thực và liên tục bị ngắt quãng khi cơn sốt

87

làm đầu óc nó trở nên mông lung. Từ ngôi nhà kín cổng cao tường ấy đến ngôi miếu hoang này còn cả một đoạn đường khá dài” [3, tr.57]. Hình thức đẩy lùi câu chuyện về thời quá khứ trong Thiên thần sám hối đƣợc thể hiện ở chi tiết tác giả nêu cụ thể thời điểm đứa bé ra đời là “ngày hăm sáu tháng Sáu năm một ngàn chín trăm chín mươi sáu” trong khi thời điểm tác giả chép lại truyện là tháng 11 năm 2000. Nhƣ vậy xét trên tổng thể, câu chuyện trong các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh luôn đƣợc đặt ở chiều thời gian quá khứ. Điều này khiến cho hình tƣợng thời gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh trở nên phong phú, phức tạp và đôi khi khó xác định bởi sự xen kẽ của các kiểu thời gian nhƣ: quá khứ của quá khứ, hiện tại của quá khứ.

Bảng thống kê các sự việc theo thứ tự xuất hiện ở mục 2.3.1 cũng cho thấy, trong câu chuyện đƣợc kể ở thời quá khứ đó, thời gian quá khứ xuất hiện rất nhiều và thường là điểm thời gian chứa đựng những sự việc quan trọng. Nhƣ vậy, trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh có hiện tƣợng thú vị là những quá khứ khác đƣợc đồng thời kể lại cùng, quá khứ lồng trong quá khứ, quá khứ của quá khứ, quá khứ xen kẽ quá khứ. Chẳng hạn nhƣ sự việc thằng Thƣợng nằm trong ngôi miếu hoang và nhớ lại khoảng thời gian mình bị giam hãm trong ngôi nhà kín cổng cao tường [3, tr.67- 86]. Bản thân sự việc thằng Thƣợng nằm trong ngôi miếu hoang và lần đầu tiên nói chuyện với bóng tối đã là thời điểm quá khứ (so với thời điểm hiện tại là những cái chết đã xảy ra ở làng Thổ Ô). Từ thời điểm quá khứ, thằng bé Thƣợng lại tiếp tục nhớ lại một sự việc khác đã xảy ra trong quá khứ. Do vậy, hình tƣợng thời gian ở đây có sự lồng nghép và chồng chéo lên nhau.

Điều đáng nói là những sự việc tiêu biểu, quan trọng của câu chuyện luôn đƣợc Tạ Duy Anh thể hiện ở thời điểm quá khứ. Đó là những sự việc:

lão Khổ đi ở cho Chánh tổng rồi cầm đầu cuộc nổi dậy, sau trở thành Chủ tịch xã Hoàng, mối tình Hai Duy và Tâm trong tiểu thuyết Lão Khổ. Đó là các sự

88

việc liên quan đến nhân vật Mặt Đen, đến hắn trong Đi tìm nhân vật. Đó là các sự việc liên quan đến cuộc đời thằng bé Thƣợng từ khi rơi vào cảnh lang thang đến khi nhận ra chỉ một lời nguyền rủa thầm kín trong bụng mình là bóng tối sẽ nhân cơ hội thực hiện ngay lời nguyền ấy. Trong Thiên thần sám hối, chính bản thân những câu chuyện mà mẹ bào thai nghe kể lại mới là trọng tâm chính của cuốn tiểu thuyết chƣa đầy 200 trang. Có thể nói, hình tƣợng thời gian bao trùm trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh là thời gian quá khứ không phải chỉ vì tổng thể câu chuyện đƣợc đặt ở thời quá khứ mà còn vì tính chất chuyển tải sự việc quan trọng của dạng thời gian này. Trong tiểu thuyết Lão Khổ, sự việc lão Khổ sắp ra hầu tòa đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bởi đây nhƣ một cái cớ để từ thời điểm hiện tại này, lão Khổ ngẫm nghĩ về cuộc đời mình trong quá khứ. Trong Giã biệt bóng tối, chỉ xét riêng cách đặt tên các phần cũng cho thấy Tạ Duy Anh có khuynh hướng khai thác chiều thời gian quá khứ. Phần một: “đầu năm hai ngàn...”; phần hai: “cuối năm một ngàn chín trăm chín mươi ... ” ; phần ba: “chuyện giữa hai thế kỉ”. Nếu chỉ xét riêng về mặt diễn tiến thời gian thì cũng dễ dàng nhận thấy cuốn tiểu thuyết có ba phần thì phần hai và phần ba đã là thời gian quá khứ so với phần một.

Trong Đi tìm nhân vật, ấn tƣợng về chiều thời gian quá khứ này có lúc đã đƣợc nhân vật tôi phát biểu trực tiếp: “cứ thế, tôi miên man lạc vào biển sương mù quá khứ và thiếp đi trong cảm giác bị thời gian nhấn chìm xuống tận đáy” [6, tr.238]. “Miên man lạc vào biển sương mù quá khứ” có lẽ không chỉ là cảm giác của nhân vật tôi trong truyện mà còn là cảm nhận của nhiều độc giả khi tiếp xúc với hình tƣợng thời gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.

* * *

Tiểu kết chương 2: Hiện thực cuộc sống có rất nhiều gam màu: mảng sáng chen mảng tối, hiện tại xen quá khứ, thực và giả, thật và mơ, cụ thể và trừu tƣợng, hạnh phúc và đau khổ, xiềng xích và tự do, cao thƣợng và đê hèn,

89

ích kỉ và bao dung,… Xã hội đương đại Việt Nam với mỗi nhà văn là những lăng kính vạn hoa. Mỗi người có một góc nhìn khác nhau, và không có bất cứ một “ba-rem” nào chi phối những quan niệm của họ. Và Tạ Duy Anh đã chọn cho mình một góc nhìn, đó là nhìn thẳng vào những điều ác, điều xấu để viết.

Vì thế, hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh chủ yếu đƣợc xây dựng với các thủ pháp: đặt nhân vật trong vòng xóay của tội ác, để nhân vật tự bộc lộ bản thể qua những giấc mơ. Nhân vật đám đông trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng đƣợc khắc họa sinh động với cảm hứng chủ đạo là phê phán.

Xây dựng hình tƣợng nhân vật ở phần khuất lấp với nhiều cái ác, cái xấu, hình tƣợng không gian và thời gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng góp phần lí giải và soi chiếu nhân vật. Đó là không gian hiện thực với tính chất tù đọng và đầy bất trắc; đó là không gian tâm tưởng của nỗi sợ hãi và sự cô đơn. Cũng như nhiều nhà văn đương đại khác như Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Viện, Thuận, Bùi Hoằng Vị,... Tạ Duy Anh xây dựng thời gian nghệ thuật bằng thủ pháp phân mảnh thời gian nhằm biểu đạt sự phân rã, đổ vỡ của hiện thực đời sống đương đại. Bên cạnh đó, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh còn mang nét đặc sắc riêng, đó là thiên về khai thác chiều thời gian quá khứ.

Bên cạnh nét đặc sắc trong thủ pháp xây dựng thế giới hình tƣợng, ngôn ngữ và cách tổ chức tác phẩm của Tạ Duy Anh cũng có nhiều điểm riêng biệt.

Xin được làm rõ thêm điều này ở chương tiếp theo của luận văn.

90

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)