Để nhân vật tự bộc lộ bản thể qua những giấc mơ

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 58 - 64)

CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG CỦA TIỂU THUYẾT TẠ

2.1. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT

2.1.2. Để nhân vật tự bộc lộ bản thể qua những giấc mơ

Đi sâu khám phá thế giới nội tâm đầy ảo diệu của con người, các thủ pháp miêu tả đơn thuần tỏ ra bất lực. Không phải đến Tạ Duy Anh, tiểu thuyết Việt Nam mới xuất hiện thủ pháp để nhân vật tự bộc lộ bản thể qua những giấc mơ. Chỉ có điều ở Tạ Duy Anh, thủ pháp này xuất hiện thường xuyên và đậm đặc hơn, trở thành một thủ pháp rất riêng biệt ở Tạ Duy Anh khi xây dựng thế giới nhân vật. Trong tiểu thuyết của mình, Tạ Duy Anh thường sử dụng dạng tình huống những giấc mơ, giấc chiêm bao để khám phá và giải mã những suy nghĩ và cảm xúc tế vi của con người. Trong các giấc mơ, con người sống trong thế giới phi lí, huyền ảo, không có thật, nhưng cũng chính từ đó mà bộc lộ ra cái phần tiềm thức ẩn khuất không dễ gì thấy đƣợc trong đời thực. Có những điều rất thật về bản thân mà chính người trong cuộc cũng không hề ý thức đƣợc, phải thông qua giấc mơ, cái phần bản thế mới hiển hiện rõ nhất. Giấc mơ chỉ xuất hiện ở một khúc đoạn nào đó, nhƣng chính cái khoảnh khắc hƣ trong thực, mê trong tỉnh rất ngắn ngủi kia lại là giây phút tỉnh táo hơn bao giờ hết của con người.

54

Có thể nói, những giấc mơ là hình thức biểu hiện tự do nhất của đời sống. Giấc mơ là hoạt động tâm thần, không phụ thuộc vào ý chí, thường diễn ra trong giấc ngủ. Có những miền sâu kín bị khuất lấp khiến chúng ta khó lòng nắm bắt một cách rõ ràng. Giấc mơ là một trong những miền sâu kín huyền bí ấy. Qua giấc mơ, hiện thực con người và xã hội được hiện ra chân thực hơn, trần trụi hơn, sâu sắc hơn trong lòng độc giả. Đến với tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng ta bắt gặp rất nhiều giấc mơ, ẩn giấu những điều phi thực kỳ lạ mà chỉ có thể thấy đƣợc thông qua những giấc mơ…

Trong Đi tìm nhân vật, khi tái hiện lại quãng đời sống thiếu thốn trong nghèo khổ và thù hận của nhân vật xƣng “tôi” (Chu Quý), Tạ Duy Anh đã sử dụng thủ pháp để nhân vật tự bộc lộ mình qua giấc mơ. “Một đêm nọ, trong mùi tường ẩm, nước rãnh có lẫn phân người, chuột chết, máu hành kinh, trong sền sệt đêm tối, tôi mơ thấy mình đƣợc chén một bữa đẫy. Tôi ngụp lặn trong thịt rán, nước sốt váng mỡ… và tôi đã ngoạm chúng như một chiếc máy xúc.

Tỉnh dậy tôi thấy nước miếng đầy khoang miệng trong khi bụng sôi cồn cào.

Khi biết chỉ là giấc mơ, tôi nhƣ rơi lại chiếc hang sâu, lòng đầy lên nỗi thù hận. Tôi tìm cách nối lại giấc mơ…” [6, tr.22]. Ở đây, hoàn cảnh sống nghèo khó và việc nhân vật phải thường xuyên đi làm với “chiếc bụng rỗng” không đƣợc tác giả miêu tả trực tiếp mà thông qua việc tái hiện giấc mơ của nhân vật. Giấc mơ trở thành một thủ pháp để thông qua đó, người đọc tự khám phá ra bản thể của nhân vật. Tâm lí của nhân vật tiến sĩ N cũng đƣợc thể hiện sâu sắc qua giấc mơ. Lúc nào bên ngoài tiến sĩ N cũng tỏ ra là một người hoàn hảo nhưng sự dày vò lương tâm vì dùng lí lịch giả, vì nhẫn tâm không dám nhận người em sinh đôi của mình do sợ lộ lí lịch để rồi có thể người em đó đã

“nằm chết co quắp trên hè phố” khiến tiến sĩ N rơi vào trạng thái vừa sợ hãi vừa ăn năn. Tâm trạng đó, tiến sĩ N có thể giấu nhẹm khi đóng vai một người đàn ông thành đạt giữa cuộc đời nhƣng không thể giấu nổi chính mình trong

55

giấc mơ. “Đêm nào tôi cũng mơ thấy cha tôi, sợi dây vẫn lòng thòng ở cổ.

Ông hiền từ và lo âu vuốt ve anh em tôi. Hình ảnh này, khi tỉnh dậy, thường nhập ngay vào với hình ảnh - do tôi tưởng tượng ra - về người đàn ông, rất có thể chính là em tôi, do bị sốc sau khi gặp tôi - nằm chết co quắp trên hè phố.”

[6, tr.139].

Trong Giã biệt bóng tối, thằng bé Thƣợng đã nhiều lần đƣợc gặp lại bà ngoại hiền từ, nguồn yêu thương chở che cho đời cậu qua những giấc mơ khi nằm lủi thủi trong cái miếu hoang của làng Thổ Ô. Trong giấc mơ, cậu cũng đã nhiều lần phải đối diện với “kẻ ẩn mình trong bóng tối” và cảm thấy ghê sợ lão. Có lần cậu mơ thấy gặp lão và cầu xin lão đƣợc rút lại giao ƣớc giữa mình và lão “nếu đúng là có giao ƣớc ấy” - cái giao ƣớc chỉ cần cậu nguyền rủa bất cứ ai, dù là trong ý nghĩ thì điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật. Lời cầu xin trong giấc mơ đó không đƣợc chấp nhận: “tôi choàng tỉnh dậy và lần này thì toàn thân tôi run lên bần bật. Chùm lên tôi vẫn nguyên vẹn là bóng tối mênh mông, nơi tôi sẽ chỉ là một kẻ yếu đuối cô độc, bị lão già điều khiển theo kiểu ngồi trong xó tối giật dây” [3, tr.148]. Vậy là dù lời cầu xin kia không đƣợc thực hiện ngoài đời nhƣng giấc mơ đó đã cho thấy cậu bé là một người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương con người. Để rồi từ đây, cậu chấp nhận tất cả khổ đau, không hé răng một lời, không tức giận bất kì ai, vì sợ bóng tối lại xuất hiện và giết mất những người mà chỉ vì một phút nóng giận nào đó cậu đã lỡ nguyền rủa.

Hầu nhƣ tiểu thuyết nào của Tạ Duy Anh cũng có chỗ cho giấc mơ chiếm ngự, dù ít hay nhiều. Có những giấc mơ đóng vai trò then chốt trong tiến trình phát triển của câu chuyện. Chẳng hạn nhƣ giấc mơ gặp “thiên thần”

với lời khuyên nhủ “sự sống là đức hạnh mỗi người sẽ đem theo khi trở về”

trong giấc mơ của mẹ bào thai đã trở thành tiếng nói đồng vọng khiến bào thai quyết định sẽ “đến” với cuộc đời. “Thiên thần” trong giấc mơ của mẹ bào thai

56

là một cô gái từng vì đau khổ mà chối bỏ sự sống, cô xuất hiện trong giấc mơ của mẹ bào thai với thông điệp: “Bà phải chuẩn bị để tiếp tục sống ngoan cường ngay cả khi đau khổ lớn nhất có thể chọn bà giáng xuống”. Để rồi từ giấc mơ này, người mẹ khẳng định ý chí quyết liệt: “Chả lẽ sự sống của mình, của chồng mình lại không đƣợc tiếp tục. Không, không bao giờ mình chấp nhận sự phán quyết bất công nhƣ vậy. Phải tranh đấu đến cùng. Cuộc sống không thể dừng lại. Nó phải được tiếp tục mạnh mẽ, tươi đẹp, đầy ý nghĩa ngay cả khi mình không còn trên thế gian này”. Việc người mẹ đi đến quyết định dứt khóat sau khi gặp cô gái trong giấc mơ phản ánh phần nào những suy nghĩ thực sự trong cõi lòng người mẹ. Chỉ có điều, những suy nghĩ ấy ở dạng mơ hồ, phải sau khi tỉnh giấc mơ, từ tiếng vọng trong tiềm thức, người mẹ mới có những ý nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát trên. Những ý nghĩ này len thấm vào bào thai và khiến bào thai quyết định sẽ “đến” thay vì “bỏ đi”.

Trong Lão Khổ, Tạ Duy Anh đã ít nhất hai lần sử dụng thủ pháp để nhân vật tự bộc lộ bản thể qua giấc mơ. Đó là giấc mơ của lão Khổ khi lão mơ thấy mình phải đứng trước tòa án bị xét xử như một phạm nhân, thậm chí riêng giấc mơ này còn đƣợc tác giả để riêng ra một mục, đó là mục XVI thuộc phần hai [2, tr.222 - 236]. Và giấc mơ của Tƣ Vọc, giấc mơ dẫn đến hậu quả tai hại là Tƣ Vọc đã giết em mình - ông Năm.

Ở mục XVI, trong giấc mơ của mình, lão Khổ thấy mình đang đứng trước tòa và “các vị quan tòa đều trùm áo trắng, ngồi nghiêm trang như những hình nhân nặn bằng tuyết”. Trước những lời tra hỏi của quan tòa, lão Khổ thấy mình nhƣ đang đƣợc nhìn lại cuộc đời của chính mình, đƣợc gặp lại những người thân đã chết. Những suy nghĩ rất thật của lão Khổ cũng được bộc lộ qua giấc mơ này. Chẳng hạn như sự thương xót và lo lắng cho người đồng chí Vũ Xuân: “Vũ Xuân làm sao mà phải tạm giam. Dưới trần nó đã chết oan, lẽ nào nỗi oan đến đây cả Trời cũng không tỏ cho để giải giúp”. Hay

57

sự bất tín vào tòa án, sự bất tin vào công lí ở đời cũng đƣợc thể hiện qua ý nghĩ thầm của lão Khổ về bức tượng người đàn bà bị bịt mắt, một tay cầm chiếc cân, một tay cầm thanh kiếm nơi công đường: “Cái cân chợ trời của mụ làm thiệt mạng oan biết bao nhiêu người. Mụ sẽ còn hút máu kẻ vô tội bởi trong tay mụ rặt những đồ rởm”. Ý nghĩ khinh thường những người cầm trong tay cán cân công lí của lão Khổ cũng được thể hiện khi lão mơ thấy người đàn bà cầm cán cân công lí nói: “Bà chỉ cho thêm một cái lông vào bên tội là mày hết đời”.

Trong giấc mơ, những hối hận và ăn năn vì những chuyện trong quá khứ cũng tìm cách dội về, khiến lão phải đối diện với chính bản thể của mình, nhƣ việc lão quên mất lời hứa với chị Thƣ khiến chị sống một cuộc đời không quá đi đày là mấy, kể cả việc lão cự tuyệt chị vì lí trí khiến “lòng danh dự, ý thức về phẩm giá nhƣ cả một trái núi đổ ập xuống cuộc đời chị, không cho chị còn chút sức lực để gƣợng dậy”, để rồi chị phải tự tử. Những việc đó để lại trong lòng lão Khổ sự day dứt không nhỏ, nhƣng rồi công việc hằng ngày cứ tiếp tục cuốn lão khiến lão không phút nào còn nhớ đến chị nữa. Thì giờ đây, trong giấc mơ, cái phần bản thể sâu thẳm trong lão lại hiện lên với lời hối hận

“ta thật là một tên đàn ông khốn nạn, ngu ngốc”. Có thể nói, giấc mơ của lão Khổ là cách lội ngược trở về những lỗi lầm gây ra trong quá khứ mà dưới ánh sáng ban ngày, lão không dám nhìn vào. Con người tội lỗi không trốn được chính mình, nó ám ảnh trong đêm. Và giấc mơ đã giúp lão nhìn lại bản thể của chính mình, tự soi vấn cuộc đời mình ở phần sâu thẳm nhất.

Giấc mơ đáng chú ý thứ hai trong tiểu thuyết Lão Khổ, tạo một bước ngoặt trong diễn tiến câu chuyện là giấc mơ của Tƣ Vọc trong đêm giết ông Năm. Việc nghe tin Hai Duy trở về khiến Tƣ Vọc trở nên căng thẳng, cộng với cái chết bi thảm của lão Phụng khiến tâm trí ông càng thêm hoảng loạn.

Trong giấc mơ, Tƣ Vọc thấy hàng trăm hình nhân kì quái đang đƣa ma ông,

58

ông bị người ta trói như trói lợn. Ông bị đặt xuống một bãi cỏ như là bãi đấu kẻ tội phạm, mà người ngồi ghế quan tòa không ai khác chính là lão Khổ.

Đám người kì quái thì nhao nhao đòi giết, đòi “chọc tiết”, đòi “xả thịt”. Chi tiết này phản ánh nỗi sợ hãi bị trả thù của Tƣ Vọc ngoài đời. Mà nỗi sợ hãi này chẳng khi nào Tƣ Vọc thể hiện ra bên ngoài! Nó ở sâu trong tiềm thức mà chỉ trong giấc mơ, Tƣ Vọc mới nhận ra nỗi sợ hãi ấy một cách trọn vẹn. Cuộc đời Tƣ Vọc luôn bị ám ảnh bởi tội lỗi, luôn bị ám ảnh bởi lão Khổ. Nỗi sợ và nỗi ám ảnh đó nhƣ một thứ “lực đẩy”, dẫn Tƣ Vọc đến hành động tội ác: chọc cả con dao vào mỏ ác em mình mà cứ ngỡ đó là lão Khổ. Nếu không có giấc mơ kia thì người ta chỉ biết Tư Vọc hận thù lão Khổ, chứ đâu biết rằng đằng sau dáng dấp đạo mạo và oai phong kia là nỗi sợ hãi bị trả thù cứ đeo đẳng ông Tƣ từng ngày một! Và hành động đâm dao chỉ là kết quả tất yếu khi nỗi sợ hãi bị đẩy đến chân tường. Ở tình huống này, giấc mơ không chỉ là thủ pháp mà còn là phương tiện để thúc đẩy diễn tiến của câu chuyện.

Việc sử dụng giấc mơ nhƣ một yếu tố quan trọng để tạo nên nét đặc sắc cho hình tƣợng nhân vật không phải là điều mới lạ. Tuy nhiên, ở Tạ Duy Anh, điều quen thuộc này vẫn có những nét đặc sắc riêng của nó. Tất cả giấc mơ ấy hầu như đều là sự tái hiện suy nghĩ của con người dưới dạng không tự giác, là những ám ảnh của những điều đã xảy ra và linh cảm về những điều sẽ xảy đến. Giấc mơ trong tác phẩm Tạ Duy Anh là sự sao chép những ham muốn, những tội lỗi và cả những ám ảnh của con người, trong đó có hiện tượng hoán đổi ngôi vị, nhập thân, hóa thân. Tác giả mƣợn giấc mơ để cho nhân vật tự giác hơn trong việc nhìn lại chính mình. Nhiều khi chính những hƣ ảo chập chờn, những ám ảnh lại là con đường ngắn nhất để tìm lại nhân tính và khả năng phục thiện của con người. Có thể nói, qua giấc mơ, nhân vật trong tác phẩm Tạ Duy Anh đƣợc soi chiếu từ những ám ảnh, những ẩn ức thầm kín riêng tƣ mà đôi khi, chính bản thân họ cũng không cảm nhận đƣợc một cách

59

rõ ràng. Giấc mơ làm phát lộ phần khuất chìm trong bóng tối, đem đến cho người đọc cảm nhận về một “gương mặt thứ hai” của nhân vật, qua đó, Tạ Duy Anh nêu bật những sự thật cốt lõi nhất, bản chất nhất trong đời sống tinh thần và tình cảm của nhân vật. Đó là chƣa kể, không ít lần trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, giấc mơ đóng vai trò không chỉ giúp bộc lộ bản thể nhân vật mà còn tham gia vào diễn tiến của cốt truyện, tạo nên bước ngoặt cho câu chuyện.

Việc thường xuyên sử dụng thủ pháp “để nhân vật tự bộc lộ bản thể qua những giấc mơ” hẳn có liên quan đến quan niệm của chính bản thân tác giả.

Tạ Duy Anh từng cho xuất bản cuốn sách “Những giấc mơ của tôi”. Cuốn sách đƣợc viết nhƣ một cuốn tự truyện, kể lại những giấc mơ có liên quan đến đời thực của tác giả, mà chính bản thân Tạ Duy Anh cũng không thể giải thích được vì sao nó lại giống như thế ở ngoài đời thực. Có những chuyện dường như tác giả đã biết trước trong mơ, như chuyện thấy trước vết loét dạ dày của mình đã lành và chỉ còn nhỏ nhƣ “hạt đậu xanh”, chuyện bà nội báo cho biết trước là sinh con trai,… Đây chỉ là những câu chuyện kể “ngoài lề” nhưng ít ra cũng phần nào cho thấy Tạ Duy Anh có khuynh hướng tin vào những giấc mơ.

Hesiodos từng nói: “Thƣợng đế bao giờ cũng phủ một tấm màn rất dày lên trên cuộc sống của con người”. Có lẽ vì vậy, đối với những người cầm bút, việc vén “tấm màn rất dày” ấy lên để nói cho đƣợc cái chân thật trong cuộc sống con người là điều không dễ dàng gì. Thủ pháp “để nhân vật tự bộc lộ bản thể qua những giấc mơ” là cách mà Tạ Duy Anh đã chọn để có thể khám phá sự thật đằng sau “tấm màn rất dày” ấy của con người.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)