Thủ pháp phân mảnh thời gian

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 82 - 91)

CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG CỦA TIỂU THUYẾT TẠ

2.3. HÌNH TƢỢNG THỜI GIAN

2.3.1. Thủ pháp phân mảnh thời gian

Hình tƣợng thời gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh đƣợc tạo dựng theo kiểu phi tuyến tính, không giống với hình tượng thời gian thường thấy trong văn học trước 1975. Thời gian được “phân” thành nhiều “mảnh” nhỏ và được sắp xếp không theo một logic nào của đời sống mà hoàn toàn là một sự chắp ghép ngẫu nhiên, phân tán và rời rạc. Những “mảnh” thời gian đó cũng chính là những “mảnh” đời sống vốn vô cùng đa dạng và phức tạp, “tương ứng với mỗi mảnh vụn ấy là mỗi mảnh của hiện thực đời sống đƣợc biểu hiện” [21].

Sử dụng thủ pháp phân mảnh thời gian, Tạ Duy Anh không chú trọng trình tự sự kiện, không tuân theo diễn tiến thời gian, không tuân theo logic thường thức mà cốt tạo ra một hình tƣợng thời gian có khả năng thể hiện đúng bản chất của cuộc sống nhất, nhƣ Kristjana Gunnars đã nói “chúng ta không thể nào nhìn thấy đƣợc trạng thái toàn thể của sự vật, và nhãn quan của chúng ta đƣợc nhận biết bởi chính bản chất phân mảnh của thời gian” [22]. Tuy nhiên, mức độ “đậm ”, “nhạt”, đơn giản hay phức tạp của thủ pháp này ở từng tác phẩm của Tạ Duy Anh là có khác nhau.

78

Trong Lão Khổ, tuy tác giả chủ ý viết theo chiều dài cuộc đời nhân vật Tạ Khổ nhƣng thời gian vẫn đƣợc đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa những “mảnh” khác nhau trong cuộc đời lão Khổ. Câu chuyện về cuộc đời lão Khổ chỉ được hiện lên khi người đọc tự xâu chuỗi các mảnh ghép ấy lại với nhau. Lần theo từng trang trong cuốn tiểu thuyết Lão Khổ có thể thấy rõ sự vận động của hình tƣợng thời gian trong tác phẩm này :

Bảng 2.1: Bảng liệt kê các sự việc trong tiểu thuyết “Lão Khổ” theo thứ tự xuất hiện

STT Trang Sự việc Thời gian

1. 7 → 15 - Lão Khổ có ý định tự tử, viết đơn tố cáo, sắp ra hầu tòa.

- Lí giải về cái tên Khổ, thuở lão Khổ mới sinh.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm quá khứ

2. 17 → 26 - Lão kéo xe bò kể cho ông khách lạ nghe chuyện đời lão Khổ.

- Thời điểm hiện tại

3. 27→ 38 - Chuyện tình lão Khổ qua chính kí ức của lão.

- Cuộc đối thọai giữa lão Khổ và vợ.

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại 4. 39 → 56 - Năm 1942, lão Khổ đi ở cho Chánh

tổng

- Ông khách xuống xe, hỏi đường về làng Vực.

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại

5. 57→ 69 - Lão Khổ ở phiên tòa xét xử - Nhớ lại hồi làm Chủ tịch xã.

- Trở lại không gian tòa án với vai trò bị can.

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm quá khứ - Thời điểm hiện tại

6. 70 → 92 - 30 năm trước, lão Khổ cầm đầu cuộc nổi loạn, lật đổ Chánh tổng.

- Ông Năm và cuộc gặp lại ông Tƣ.

- Phản ứng của lão Khổ khi biết tin ông Năm muốn dựng lại chi họ để trả

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm hiện tại

79

thù.

- Chi họ nhà Chánh tổng tụ tập, chờ trả thù lão Khổ.

- Lão Khổ ngồi trong vườn và lo sợ bị trả thù.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm hiện tại

7. 93 → 108 - Sự xuất hiện của nhân vật lão Phụng, hay đi dò la nhà người khác.

- Thời điểm quá khứ

8. 109 → 124 - Chuyện vợ lão Khổ đẻ thằng Hai Duy

- Chuyện về thằng Hai Duy

- Những kỉ niệm giữa Hai Duy và con Tâm.

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm quá khứ - Thời điểm quá khứ

9. 124 → 131 - Lão Khổ phát hiện và ra sức ngăn cấm mối tình Hai Duy và Tâm

- Thời điểm quá khứ

10. 132 → 144 - Giấc mơ sợ trả thù của Tƣ Vọc.

- Cuộc tình vụng trộm của Tƣ Vọc và bà Ba.

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm quá khứ

11. 145 → 156 - Lão Khổ trở lại tòa án làm bị can.

- Lão nhớ lại lần vào tù trước đây của mình do bị tố là Việt gian.

- Trở lại với thân phận bị can

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại 12. 157 → 168 - Thời lão Khổ làm chủ tịch xã và lần

lão tránh được lưới tình mụ Quản.

- Thời điểm quá khứ

13. 169 → 178 - Lá thƣ của Hai Duy - Thời điểm quá khứ 14. 179 → 195 - Trước ngày lão Khổ ra tòa có 3

người khách tìm gặp lão Khổ.

- Kỉ niệm lần đột kích vào nhà Chánh tổng với ông Sáu.

- Trở lại cuộc gặp mặt với ông Sáu.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại 15. 196 → 209 - Cuộc gặp với ông già chống gậy trúc.

- Nhớ lại chuyện rào đất của hợp tác hồi lão vừa về nghỉ hưu.

- Nhận ra ông Kiếm.

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại

80

- Nhớ lại chuyện Vũ Xuân bị bắn.

- Trở về cuộc gặp với ông Kiếm.

- Thời điểm quá khứ - Thời điểm hiện tại 16. 210 → 221 - Biết đƣợc sự trở về của Tạ Bông

- Nhớ lại vụ thanh trừng Tạ Bông - Cuộc gặp hiện tại với Tạ Bông

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm quá khứ - Thời điểm hiện tại 17. 222 → 236 - Giấc mơ của lão Khổ và hình phạt

bắt về trần sống tiếp

- Thời điểm hiện tại

18. 237 → 246 - Lão Phụng báo tin thằng Hai Duy trở về cho ông Năm.

- Cái chết của lão Phụng.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm hiện tại 19. 247 → 255 - Tƣ Vọc giết nhầm ông Năm.

- Lão Khổ nhớ lại lời nguyền của lão hôm mới biết tin Tƣ Vọc trở lại.

- Lão Khổ nhớ lại lời nguyền của người chú xảy ra cách đây hơn 40 năm, thời lão còn đi chăn trâu cho nhà Chánh tổng.

- Suy tư của lão Khổ trước cuộc sống hận thù vô nghĩa.

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm quá khứ

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại

20. 256 → 262 - Lão Khổ bước ra khỏi phòng xét hỏi. - Thời điểm hiện tại 21. 263 → 267 - Lời người chép truyện - Thời điểm hiện tại

Nhìn vào bảng liệt kê trên dễ dàng nhận thấy câu chuyện về cuộc đời lão Khổ không đƣợc kể theo diễn tiến thời gian mà là sự lồng ghép, đan xen giữa thời gian hiện tại và thời gian quá khứ. Sự đan xen này không phải chỉ thực hiện một lần mà là rất nhiều lần, hầu nhƣ cứ khoảng 5 trang viết là đã có sự đan xen hiện tại và quá khứ với nhau. Người đọc hình dung về cuộc đời lão Khổ qua việc chắp nối các mảnh ghép kể về cuộc đời lão. Các “mảnh ghép”

này đƣợc xáo trộn một cách bất quy tắc, nhƣ : chuyện lão Khổ làm chủ tịch xã được kể trước (ở trang 57 đến trang 69), chuyện lão Khổ đột kích vào nhà Chánh tổng với ông Sáu đƣợc kể sau (trang 179 đến trang 195) ; lời nguyền

81

của người chú cách 40 năm thời lão Khổ còn đi chăn trâu cho Chánh tổng đƣợc kể gần cuối truyện. Với việc đảo lộn bất quy tắc các sự kiện, với việc đan xen dày đặc hiện tại - quá khứ, quá khứ - hiện tại, có thể nói trong tiểu thuyết Lão Khổ, Tạ Duy Anh đã chú tâm sử dụng thủ pháp phân mảnh thời gian. Tuy nhiên, thời gian trong tiểu thuyết này vẫn dễ xác định và người đọc vẫn không khó để tự xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau. Thủ pháp phân mảnh thời gian ở đây vẫn còn khá đơn giản. Trong Thiên thần sám hối cũng vậy.

Cũng là hiện tại - quá khứ đan xen nhau. Hiện tại là thời gian ở trong bệnh viện, quá khứ là thời gian trong các câu chuyện mà mẹ bào thai nghe kể lại.

Mỗi câu chuyện là một mảnh ghép trong bức tranh muôn màu về tội ác của con người. Tuy nhiên, cũng giống như Lão Khổ, cách phân mảnh thời gian ở đây vẫn còn khá đơn giản. Người đọc vẫn dễ dàng trong việc nắm bắt hình tƣợng thời gian của tác phẩm. Sự phức tạp và điêu luyện trong thủ pháp phân mảnh thời gian của Tạ Duy Anh phải kể đến ở hai tiểu thuyết: Đi tìm nhân vậtGiã biệt bóng tối.

82

Bảng 2.2: Bảng liệt kê các sự việc trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” theo thứ tự xuất hiện

STT Trang Sự việc Thời gian

1. 9 → 36 - Tôi đi tìm tin tức vụ thằng bé đánh giày trên đường phố G.

- Quãng thời gian tôi sống độc thân, nghèo khó và sợ hãi ở khu tập thể.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm quá khứ

2. 37 → 56 - Định thôi điều tra vụ thằng bé đánh giày.

- Kể về vụ anh chàng thợ săn giết ông già gác rừng.

- Nhớ lại buổi tối kẻ thù giết cha (nhân vật hắn) xuất hiện.

- Vào cửa hiệu Hơn cả sự gợi cảm

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại 3. 57→ 79 - Gặp rắc rối ở quán bar Cảm giác

Thiên đường.

- Lần đầu tiên gặp Thảo Miên.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm hiện tại 4. 80 → 109 - Những câu chuyện vụn vặt trên phố

G : chuyện một chị bị cắt bóp, chuyện tranh chấp nhà cửa của anh em trong nhà.

- Thời điểm hiện tại

5. 110→ 128 - Vụ tiến sĩ N giết vợ và tự sát.

- Nhớ lại cái chết của cha.

- Nhớ lại chuyện tôi gặp gỡ với tiến sĩ N.

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm quá khứ - Thời điểm quá khứ

6. 129 → 160 - Nhiều năm sau cái chết của tiến sĩ N và khi tôi đã chuyển ngành, tôi vô tình đọc đƣợc lời tự thú của tiến sĩ N.

- Câu chuyện về thằng Thắng Đen trong ghi chép của tiến sĩ N.

- Những suy tƣ của tôi về ý nghĩa cuộc sống.

- Khó xác định

- Thời điểm quá khứ

- Khó xác định

7. 161 → 173 - Sau cái chết của tiến sĩ N ít lâu, tôi - Thời điểm hiện tại

83

gặp gỡ với ông Bân.

8. 174→ 193 - Tôi thông báo cho Mặt Đen về việc sẽ tiếp tục theo đuổi vụ thằng bé đánh giày.

- Kể về Mặt Đen.

- Cùng ông Bân về quê tìm hiểu sự thật thảm kịch gia đình.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm quá khứ - Thời điểm hiện tại

9. 194 → 210 - Trở lại phố G, hoang mang với mối nghi ngờ tôi không phải là tôi.

- Thời điểm hiện tại

10. 211 → 230 - Cuộc thử nghiệm xem tôi có còn là tôi nữa hay không .

- Đến Cảm giác thiên đường và nghe người khác kể lại cuộc thử nghiệm tối qua của chính mình.

- Thấy Thảo Miên đi khuất trong ngôi biệt thự.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm hiện tại xen kẽ quá khứ

- Thời điểm hiện tại

11. 231→ 246 - Cuộc đối thọai với Thảo Miên vào hôm sau.

- Nhớ lại một vài chuyện lặt vặt nhằm tìm ra lí lẽ bác bỏ mối nghi ngờ.

- Đến gặp ông Bân, cái chết của ông Bân.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại

12. 247→ 261 - Những cuộc đối thọai với gã thanh niên trên phố.

- Thời điểm hiện tại

13. 262→ 276 - Đọc những ghi chép của ông Bân. - Thời điểm hiện tại xen kẽ quá khứ 14. 277→ 311 - Chuyện một bài báo viết về phố G.

- Lá thƣ của Thảo Miên kể về cuộc đời mình và thời gian sống với ông Bân.

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm hiện tại xen kẽ quá khứ 15. 312→ 331 - Cuộc hẹn với Thảo Miên dưới Cổng

Vòm, tôi đến muộn, Thảo Miên tự thiêu

- Thời điểm hiện tại

84

Một trong những lí do khiến Đi tìm nhân vật bị kêu khó đọc, đó là độc giả sẽ rất khó khăn trong việc xác định hình tƣợng thời gian của tác phẩm này. Có những sự việc hầu nhƣ không thể xác định thời điểm xảy ra dù đã lấy một cốt mốc sự kiện làm chuẩn (nhƣ trong Đi tìm nhân vật đó là sự kiện nhân vật tôi đi hỏi tung tích về vụ án thằng bé đánh giày). Ở đây, Tạ Duy Anh không chỉ phân mảnh thời gian khách quan, thời gian vật lí mà còn phân mảnh cả thời gian bên trong của tâm trạng, thời gian vụt hiện của những mảnh hồi ức, những ý nghĩ chợt đến chợt đi. Với thủ pháp này, thật khó để hình dung toàn vẹn cuộc đời nhân vật tôi bởi các sự việc xảy ra không theo quan hệ nhân quả thường thấy, từng mảnh đời nhân vật, thậm chí từng khoảnh khắc sống của nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán, lộn xộn, chắp nối và rời rạc. Tuy nhiên, ưu điểm của thủ pháp này chính là người đọc có thể nhìn nhân vật từ bên trong để thấy hết những tầng vỉa sâu kín của tâm hồn.

Trong Giã biệt bóng tối, một lần nữa, Tạ Duy Anh lại khai thác triệt để thủ pháp phân mảnh thời gian:

Bảng 2.3: Bảng liệt kê các sự việc trong tiểu thuyết “Giã biệt bóng tối” theo thứ tự xuất hiện

STT Trang Sự việc Thời gian

1. 15 → 24 - Thông tin về những cái chết kì lạ ở làng Thổ Ô.

- Thời điểm hiện tại

2. 25 → 66 - Sự xuất hiện của nhân vật thằng bé : sống lang thang kể từ ngày bà mất, bị lừa chuyển hê-rô-in,...

- Lời người dẫn chuyện kể về thằng bé đang nằm ở ngôi miếu hoang.

- Lời người kể chuyện kể về cái chết bất đắc kì tử của một cô giáo.

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại

85

3. 67 → 86 - Cuộc đối thọai giữa thằng bé và kẻ ẩn mình trong bóng tối ở ngôi miếu hoang.

- Trở lại thời điểm thằng bé thoát khỏi ngôi nhà kín cổng cao tường.

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm quá khứ xen kẽ quá khứ 4. 89 → 148 - Kể lại nguyên nhân cái chết của

những kẻ xấu số

- Lời người dẫn chuyện bị bóng tối chen ngang (về bản báo cáo của các nhà khoa học về nguyên nhân cái chết ở làng Thổ Ô).

- Thời điểm quá khứ

- Thời điểm hiện tại

5. 151 → 182 - Chuyện của gã đào mỏ với bà lớn - Thời điểm quá khứ 6. 183 → 197 - Gã đào mỏ trở về làng với ý định

chuẩn bị xây nhà.

- Thời điểm hiện tại

7. 198 → 206 - Gã đào mỏ qua cái nhìn của nhà thiết kế.

- Thời điểm hiện tại

8. 207 → 213 - Lời tác giả chen ngang về nhân vật gã đào mỏ của mình.

- Lời bóng tối chen ngang.

- Thời điểm hiện tại

- Thời điểm hiện tại 9. 231 → 223 - Chuyện ả cave bị đƣa vào trại phục

hồi nhân phẩm.

- Thời điểm hiện tại

10. 223 → 240 - Trích tự truyện của ả cave - Thời điểm quá khứ 11. 241 → 258 - Gã Bính chăm sóc thằng bé.

- Tôi trở về ngôi miếu.

- Lời từ biệt của bóng tối.

- Thời điểm hiện tại - Thời điểm hiện tại - Thời điểm hiện tại

Muốn xác định những mảnh ghép trong Giã biệt bóng tối thì trước hết độc giả phải tự chọn sự kiện nào là sự kiện cột mốc đƣợc kể ở thời điểm hiện tại. Nếu lấy sự kiện những cái chết ở làng Thổ Ô làm cột mốc chính thì ta sẽ có cách xác định khác, nếu lấy thời điểm thằng bé Thƣợng bắt đầu đi lang

86

thang thì ta sẽ có cách xác định khác. Thủ pháp phân mảnh thời gian trong Giã biệt bóng tối đã được đẩy lên cao hơn ở chỗ người đọc có quyền tự chọn cho mình một thời điểm để bắt đầu câu chuyện. Trong bảng hệ thống trên, để chỉ ra sự phân mảnh của hình tƣợng thời gian, chúng tôi chọn sự việc: thông tin về những cái chết kì lạ ở làng Thổ Ô làm cột mốc chính. Vì thế, một số sự việc tuy đƣợc tác giả kể nhƣ đang ở hiện tại, nhƣng thực ra so với sự việc cột mốc này thì lại là quá khứ. Có thể nói, với thủ pháp này, cốt truyện của Giã biệt bóng tối là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh vỡ bị đảo lộn lên, bị tung ra, lật nhào toàn bộ thứ tự, vị trí ban đầu của nó. Hình tƣợng thời gian, vì thế mang tính dồn nén, chồng chéo và trở thành một hình tƣợng độc lập đầy tính thách thức, mời gọi sự khám phá của độc giả.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)