CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG CỦA TIỂU THUYẾT TẠ
2.1. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT
2.1.3. Bút pháp phê phán nhân vật đám đông
Trong thế giới nhân vật của Tạ Duy Anh có một kiểu nhân vật mà những người nghiên cứu trước ít khi chú ý tới, đó là nhân vật đám đông. Điều đặc biệt là chƣa bao giờ trong các tác phẩm của mình, Tạ Duy Anh có một chút
60
biểu hiện nào ca ngợi đám đông. Ngƣợc lại, cảm hứng phê phán nhân vật đám đông bao giờ cũng in đậm dấu trong các sáng tác của nhà văn này. Cảm hứng này biểu hiện rất rõ, rất đậm nét và trở thành một thủ pháp nhất quán, thường trực khi nhà văn viết về nhân vật đám đông.
Đám đông trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh không phải là một quần thể đoàn kết gắn bó, mà ngƣợc lại, rất rời rạc, tách biệt và không đủ sức kéo mỗi người ra khỏi nỗi cô đơn. Nhà văn họ Tạ tái hiện lại những biển người đông đúc, xô bồ, nhốn nháo nhưng chính trong sự đông đúc ấy, mỗi con người vẫn là một ốc đảo khép kín, hoàn toàn biệt lập. Lẽ thường, người ta cô đơn khi chỉ có một mình, nhƣng, ngay giữa đám đông, họ vẫn cứ cô đơn vì không tìm đƣợc sự chia sẻ, đồng điệu, cảm thông. Ấy là khi giữa cái nhân quần rộng lớn xung quanh, người ta không tìm được tiếng lòng đồng điệu, đành phải “tâm sự chuyện đời với một con bò” (Vòng trầm luân trần gian). Hay khi đứng giữa dòng người tràn ngập trên phố G, nhân vật “tôi” lại cảm thấy “một sự trống rỗng cứ loang dần ra. Dòng người vẫn chảy miết, như một cảnh trong phim câm. Bởi vì giữa tôi và họ là một khoảng cách lạnh lùng. Họ là hàng trăm khuôn mặt, loa lóa vụt qua trước mắt tôi” [6, tr.17]. Tính chất lỏng lẻo, thiếu liên kết của đám đông cũng đƣợc thể hiện qua suy nghĩ của nhân vật tiến sĩ N: “Mọi người chào hỏi nhau, ca tụng nhau, bức hại nhau, cùng uống cà phê với nhau, cùng làm tình với nhau,… mà không ai hiểu nhau, bởi vì khi đó họ không phải là họ mà chỉ là một cỗ máy đƣợc nạp các dữ kiện phù hợp với đời sống” [6, tr.154].
Đám đông, dưới ngòi bút Tạ Duy Anh là biểu hiện của sự tăm tối, thù hận nên không biết trân trọng cái Đẹp. Dưới con mắt làng Đồng, con Tâm- người sở hữu vẻ đẹp như tiên đồng, thì vì thù hận, làng Đồng lại nhìn nó như một con hủi bị lạc loài. Giữa những bộ mặt “đờ đẫn nhƣ chuột say khói”, giữa
“một bầy người nhếch nhác, ghẻ lở…đói khát và gian manh”, những người
61
nhƣ con Tâm trở nên lẻ loi, ngơ ngác và xa lạ. Suốt thời thơ ấu, con Tâm không ngớt bị hành hạ. Người bố địa chủ từng có nợ máu với nhân dân để lại cho con gái mình cái vẻ lủi thủi của một con chó con bị đàn ruồng bỏ. Thời con trẻ lẽ ra là kí ức đẹp đẽ nhất của một đời người lại mang đến cho Tâm cặp mắt trống rỗng, những giọt nước mắt và biết bao buồn tủi. Những lời trêu chọc, những cuộc “đấu” tập thể học được của người lớn, những trận mưa đất trút lên thân thể con Tâm đã tước mất niềm vui sống của một tâm hồn trong trẻo thơ ngây. Phải chăng Tạ Duy Anh muốn khẳng định rằng, khi đám đông ngu muội và tăm tối, cái Đẹp sẽ bị chối bỏ, trở nên trơ trọi, cô đơn, lạc loài?
Đám đông trong tiểu thuyết Lão Khổ vừa tàn nhẫn, cổ hủ, định kiến vừa u mê, lạc lối. Lời kết tội của Hai Duy vừa đáng thương vừa đầy bi phẫn: “Với con, làng Đồng giống nhƣ một nhà tù trong đó cha vừa là cai ngục vừa là tù nhân số một… Tràn ngập trong vương quốc của cha là lòng thù hận, thói hợm hĩnh về quá khứ, những ảo tưởng điên rồ về tương lai…”. Lam lũ, tăm tối, ngu muội, thù hận đã huỷ hoại tính người, tình người. Nhưng lớp người cũ không thể “bước qua lời nguyền”, không thể quên được quá khứ để tha thứ cho nhau trong hiện tại. Sự trì níu của những ân oán quá khứ cứ kéo dài lê thê suốt đời họ.
Làng Đồng còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác của Tạ Duy Anh.
Và ngay cả ở những tác phẩm khác, ta vẫn không khó khăn gì để nhận ra cảm hứng phê phán của Tạ Duy Anh : “Cả làng này chả ai dám nói thật bao giờ”
(Ánh sáng nàng). Hay việc người nông thôn hiếu kì sẵn sàng bỏ thời gian ra để nghe và kể cho nhau nghe những chuyện ngồi lê đôi mách sau khi đã thêm thắt ít nhiều, trong khi lại không có thời gian để quan tâm đến người khác như lời của Túc viết trong nhật kí: “Làng Hạ ngày nay khác nhiều quá. Người ta bắt đầu tập thói quen dửng dƣng với mọi chuyện” (Xưa kia chị đẹp nhất làng). Hay như lời nhận xét của Tư trong Bước qua lời nguyền: “Các người
62
chỉ quen để ý nhau từng lời, từng chữ, rình xem mâm cơm nhà khác có thịt cá không để quy kết, bôi nhọ. Nhưng làng xóm tiêu điều thì các người bỏ vắng”.
Ở nhiều chi tiết, bút pháp phê phán còn đƣợc đẩy lên cao khi đám đông làng Đồng lên cơn hiếu sát chôn sống một đứa bé mà họ cho là bị hủi, dù “con bé có cặp mắt trong như hai giọt nước suối” và “da dẻ nó hồng hào đến độ không thể tin được nó mắc bệnh hủi”: “Mọi người nô nức rủ nhau kéo ra một bãi sông, nơi có chiếc huyệt đào sẵn với những tải vôi bột. Họ nóng lòng hướng về phía người ta sẽ dẫn con bé tới. Họ có phần lo sợ, ngộ nhỡ ai đó bỗng dở hơi mềm lòng có thể thay đổi ý định…”. Những câu văn của Tạ Duy Anh không khỏi khiến người đọc liên tưởng đến cảnh tượng người người nô nức kéo nhau đi xem đồng bào của mình bị chém đầu trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Và nhân vật chính trong tác phẩm đã có lí khi tin rằng: “chỉ duy nhất mình đứa bé không mắc bệnh hủi”. Căn bệnh hủi kia không tồn tại trên cơ thể đứa bé mà tồn tại chính trong tâm hồn của những con người lạnh lùng, vô cảm, tối tăm, giết một mạng người mà “coi như vừa quẳng đi một cái đế giày”. Đây là kiểu nhân vật đám đông chúng ta vẫn thường gặp trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Làm nên đám đông đó là những con người u mê, tăm tối, đáng thương hơn đáng giận bởi suy cho cùng, họ cũng chỉ là những con rối bị nhào nặn bởi bàn tay của lịch sử. Tăm tối, thù hận là bản tính của kiểu nhân vật này và cũng là không khí chung của làng Đồng trong sáng tác Tạ Duy Anh. Kiểu nhân vật này khi là tội đồ, khi là nạn nhân của chính họ. Nói nhƣ nhân vật Hổ trong Vòng trầm luân trần gian : “Ôi chao! Quên mẹ cái làng này đi. Có một tẹo đất mà không biết bao nhiêu chuyện khốn nạn” để rồi chú chỉ còn biết “chửi trăng, chửi sao cứ sáng một cách vô tâm, không hay mặt đất âm u nhầy nhụa”.
Đến tiểu thuyết Đi tìm nhân vật và Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh lại tiếp tục sử dụng bút pháp phê phán nhân vật đám đông, nhƣng ở góc độ sâu
63
sắc hơn (nâng thành những triết lí) và mở rộng đối tƣợng phê phán. Nếu trong Lão Khổ, đám đông là những người nông dân ít học, tăm tối nên khó lòng rũ bỏ thù hận thì đến Đi tìm nhân vật, đám đông chủ yếu là những người thành thị, sống giữa phố hẳn hoi. Sang Giã biệt bóng tối thì nhà văn còn nhấn mạnh đến đám đông là trí thức, có học hàm học vị. Rõ ràng việc mở rộng đối tƣợng đám đông nhƣng cảm hứng phê phán thì không thay đổi cho thấy sự nhất quán trong cách nhìn nhận của Tạ Duy Anh đối với nhân vật đám đông.
Trong Đi tìm nhân vật, đám đông hiện lên vừa buồn cười vừa đáng trách.
Họ sống theo kiểu vừa hay hóng chuyện lại vừa dửng dƣng vì sợ liên quan đến mình. Thái độ của họ đối với lời hỏi thăm về cái chết của thằng bé đánh giày của Chu Quý đã cho thấy rõ điều đó. Họ dửng dƣng, sợ liên lụy và nhiều khi tỏ ra vô cảm thật sự: “Thời buổi này người ta làm gì mặc kệ người ta, chỉ có tâm thần mới đi quan tâm một cách rỗi hơi”. Đám đông trong Đi tìm nhân vật còn mang tính chất của sự vô nghĩa lí, họ đông đúc nhƣng chẳng làm nên đƣợc điều gì có nghĩa, ngoại trừ chuyện tạo nên những tin đồn thất thiệt. “Tôi đi dọc hè phố, tâm trí lỏng lẻo. Một đám đông cứ ngày căng phình rộng ra, ùn lại trước mặt tôi” [6, tr.80]. Trước một sự việc, đám đông thường xúm lại xem rất đông nhưng mỗi người thực ra lại chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra, họ rối rít hỏi nhau nhƣng không ai hiểu bản chất sự việc là gì. Đám đông nhƣ một đám rối nhốn nháo với hàng loạt những câu hỏi tò mò nhƣ: “Từ bao giờ?”,
“Cái gì từ bao giờ?”, “Có chuyện gì thế?”. Cái tính lộn xộn và nhố nhăng này của đám đông đƣợc nhà văn thể hiện với một cái nhìn đầy giễu cợt: “Chính cháu hỏi đến ba câu “có chuyện gì thế” mà chƣa biết có chuyện gì đây”. Họ nhớn nhác để biết chuyện gì đang xảy ra, có khi trở nên hỗn loạn để cố theo dõi sự việc nhƣng khi biết đƣợc rồi thì lại “nhanh chóng tản ra vì không ai muốn mình bị nghi là kẻ ăn cắp hoặc phải trở thành nhân chứng” [6, tr.82].
Phải chăng với Tạ Duy Anh, tính ích kỉ không phải chỉ là của riêng một cá
64
nhân đơn lẻ nào, mà đó còn là tâm lí rất phổ biến ở đám đông? Tính ích kỉ này nhiều khi đƣợc Tạ Duy Anh khái quát lên thành tính cách chung của
“người xứ ta”: “Ở xứ ta, dường như không tụ họp để cùng đem một kẻ nào đó ra “ăn sống nuốt tươi” chẳng khác nào người Pháp không uống rượu vang, người Tây Ban Nha không xem đấu bò, người Anh ra đường không đội mũ phớt. ... Thích bàn tán những chuyện cao siêu, tiện thể hạ bệ một kẻ có đầu óc lập dị là khoái cảm, đồng thời tạo ra một phần tính cách của người xứ ta” [6, tr.118].
Tính ích kỉ, vụ lợi nhiều khi trở thành sự tàn nhẫn, vô tâm. Nhƣ tâm lí của người dân làng Thổ Ô muốn được kiếm chác gì đó từ cái chết của những người thân trong làng. Sau những cái chết đột ngột, làng Thổ Ô trở nên nổi tiếng. Nhiều đoàn thăm quan kéo về khiến các dịch vụ xuất hiện nhanh chóng.
Cơ hội đổi đời đến, và tâm lí của đám đông dân làng lúc này là “sốt ruột chờ đợi xem có ai chết thêm không và nhà nước sẽ ưu đãi gì cho làng Thổ Ô. Chỗ nào người ta cũng thì thầm bàn tán. Toàn nhắc đến tỉ nọ tỉ kia, lập bia dựng tượng, khu lưu niệm ầm ỹ cả lên. Những người có thân nhân chết còn sốt ruột hơn. Có thể đây chính là dịp để họ đổi đời” [3, tr.184].
Đám đông còn là nơi đẻ ra những tin đồn, những thất thiệt, thị phi. Từ chuyện một chị nhà quê bị cắt bóp, khóc lóc vì mất tiền, dưới sự bàn tán của đám đông, câu chuyện đã bị đẩy đi xa tới mức “tôi là người chứng kiến cũng đâm ra hoang mang”. “Chị mất bóp đã nhanh chóng đƣợc cấp cho một cái tiểu sử hấp dẫn và không ít bí hiểm. Người này cam đoan đã gặp chị ta ở đâu đó, người kia thì cả quyết chị có chân trong một băng nhóm buôn phụ nữ.
Cuối cùng chị là nhân vật chính của một thiên tình sử tay ba lâm li…” [6, tr.85].
Tính ƣa bàn tán, làm thất thiệt, sai lệch sự thật của đám đông càng đƣợc nhà văn họ Tạ nhấn mạnh khi để cho nhân vật tôi nghe đƣợc những lời đám
65
đông nơi phố G đang bàn luận về chính tôi: “Những lời đồn thổi về tôi nhanh chóng lan truyền đến khu phố G, nhƣ bất cứ câu chuyện vỉa hè nào, đến nỗi tôi đi từ đầu phố đến cuối phố, đã kịp có một “tôi” khác… Cũng ngay lập tức tôi bị thêu dệt đến mức không ai còn nhận ra tôi nữa. Bằng chứng là có chỗ họ kéo tôi vào để cùng cho ý kiến xem nên xử lí thế nào về trường hợp gã điên vật vờ kia. Thế là tôi tha hồ nghe người ta nói về tôi mà không sợ bi ai nhận ra cái gã điên điên ấy chính là tôi” [6, tr.96].
Chƣa dừng lại ở đó, Tạ Duy Anh còn đẩy tính chất thất thiệt của đám đông lên cao hơn khi sáng tạo một tình huống phi lí là nhân vật tôi giả hóa đá giữa đường và đám đông xúm lại. “Đám đông mỗi lúc một phình ra… Họ đã quyết định tôi là một gã điên, một kẻ thất tình, một thằng dở hơi, một gã say rượu… Mọi người không bao giờ lại hi sinh một câu chuyện có thể làm quà, có thể mua vui, có thể đem ra nhạo báng… sẽ kể vào những ngày sau và số dị bản sẽ tăng theo cấp số nhân. Đó là đặc trƣng của đám đông” [6, tr.214-215].
“Đám đông kéo dài sang hai bên, tràn ra đường, đùn lên trên các nóc nhà…
Chưa có cuộc tắc đường nào khủng khiếp như vậy từ trước tới nay. Và câu chuyện đã tự ý xoay sang trăm ngàn hướng khác từ lâu. Không ai còn nhớ đến nguyên nhân gây ra cảnh ùn tắc là tôi. Bởi vì khi đó tôi cũng trở thành một thành viên của đám đông (tôi lợi dụng một cuộc xô đẩy, lẻn nhanh vào đám đông) quay lại chiêm ngƣỡng kì tích do tôi tạo ra. Giờ đây nó đã thành những câu chuyện rùng rợn, bí hiểm, giật gân. Chỗ này là giết người, chỗ kia là tự tử, chỗ khác là trấn lột, hiếp dâm. Thậm chí có chỗ mọi người vô cùng hoang mang nghĩ đến một cuộc đột nhập từ bên ngoài trái đất” [6, tr.215].
Trong Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh lại đặc biệt hướng ngòi bút của mình đến đám đông là những trí thức, tinh hoa nước nhà. Đám đông này không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà hiện lên qua lời của “kẻ ẩn mình trong bóng tối”. Nhân vật “bóng tối” (nhân vật xƣng “tao”) nhìn đám đông trí
66
thức đầy vẻ nhạo báng: “ … lúc nào cũng cuống lên về quyền chức, danh lợi, đấu đá loại trừ nhau chí tử khiến cuộc đời y nhƣ một sân khấu của những thằng hề. Hề lớn hề bé, hề dài cẳng, hề ngắn lũn chũn, hề tròn ung ủng… cứ là đông nhung nhúc” [3, tr.74]. Qua lời của nhân vật bóng tối, đám đông trí thức hiện lên “đông nhƣ ruồi nhặng thấy xác chết”. Từ “bọn học gạo, chạy bằng cấp” đến “bọn xin nhà, xin chức vụ, xin lương bổng, xin đề tài ma, xin dự án cọp”, tất cả đều nhƣ một bầy nhung nhúc trong sự trống rỗng mà lại hợm hĩnh huênh hoang, hám danh mà lại giả tạo bởi đã đƣợc “đứt phựt dây thần kinh liêm sỉ, nói nhƣ thánh mà không hề ngƣợng mồm”.
Bút pháp phê phán nhân vật đám đông trí thức còn đƣợc đẩy lên cao hơn khi Tạ Duy Anh để cho “kẻ ẩn mình trong bóng tối” chế giễu một đoàn các nhà khoa học hàng đầu về kết luận nguyên nhân những cái chết ở làng Thổ Ô là vì “kẻ thù”. Một “kết quả nghiên cứu” rất chung chung, mơ hồ mà không ai đủ lí lẽ để phản bác đƣợc! “Gớm chƣa, đến tao cũng còn không dám dây với cái đám ấy. Tao thấy chúng nó rút đi mà mặt đứa nào đứa ấy đều hỉ hả nhƣ sắp về cơ quan kí sổ lĩnh tiền dự án…” [3, tr.139].
Có thể thấy, đám đông hiện lên qua ngòi bút Tạ Duy Anh với đầy rẫy những tật xấu, thói xấu: thù hận, định kiến, tăm tối, tàn nhẫn, vô tâm, rỗng tuếch, hám danh, giả tạo, ích kỉ, vụ lợi và là nguyên nhân của những tin đồn thất thiệt, thị phi. Đám đông này không loại trừ ở đâu: từ nông thôn đến thị thành, không loại trừ đối tượng nào: từ người dân quê đến các bậc trí thức…
Có khi đám đông đƣợc miêu tả trực tiếp, có khi đƣợc xuất hiện gián tiếp. Có khi đƣợc nhắc đến trong những câu chuyện kể đơn thuần, có khi đƣợc tác giả đem ra bình luận và khái quát thành những triết lí hẳn hoi. Và điều đặc biệt là khi xây dựng nhân vật đám đông, bao giờ Tạ Duy Anh cũng không quên kèm theo một cái nhìn mỉa mai, giễu cợt đầy tính hài hước sâu cay.