Vị trí của tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong quá trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 1. TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

1.2. VỊ TRÍ CỦA TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

1.2.2. Vị trí của tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong quá trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Ở phần này, để tránh trường hợp dông dài mà lại không đi đúng vào trọng tâm vấn đề, chúng tôi sẽ tập trung vào việc trả lời cho câu hỏi: tiểu thuyết Tạ Duy Anh đứng ở đâu, giữ vị trí nào (tiên phong hay góp phần, vị trí quyết định hay vị trí quan trọng) trên tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975?

Lẽ dĩ nhiên, để xác định vị trí của tiểu thuyết Tạ Duy Anh thì phải đặt trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 (nội dung của mục 1.1.2 mà chúng tôi đã trình bày). Tiểu thuyết Tạ Duy Anh có nhiều sự tìm tòi đổi mới khác biệt so với tiểu thuyết trước 1975. Tuy nhiên, sự khác biệt này không làm cho người ta thấy quá lạ lẫm bởi Tạ Duy Anh không thuộc thế hệ

“làn sóng thứ nhất” nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài,…, thế hệ của những đột phá về nhận thức xã hội, quan niệm văn chương, sự đổi mới lối viết và của các thể nghiệm hình thức trần thuật. Người đọc đến với

35

tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong tƣ duy trông chờ tác giả của nó sẽ đem đến một cái gì đó mới hơn không, nghĩa là hoàn toàn chủ động trong việc đợi chờ cái mới chứ không phải ngạc nhiên và bị động trước cái mới như trường hợp của Phạm Thị Hoài hay Bảo Ninh. Đây dường như là một điều thuận lợi nhưng đồng thời cũng là một sự thử thách lớn cho Tạ Duy Anh. Nó đòi hỏi ông phải có những bước đi mới, không lặp lại những người đi trước và không lặp lại chính mình. Xuất hiện kế liền sau những cây bút táo bạo tiên phong, Tạ Duy Anh phải táo bạo và táo bạo hơn nữa trong các cuộc thể nghiệm nghệ thuật để mình không bị lẫn, không bị nhạt nhòa. Rất may thử thách đó vừa là áp lực nhƣng cũng vừa là động lực để Tạ Duy Anh tạo nên sự bứt phá. Trình làng 5 cuốn tiểu thuyết thì đã có đến 4 cuốn trở thành những sự kiện, hiện tƣợng văn học đáng chú ý trong đời sống văn chương. Điều đó cho thấy, tiểu thuyết Tạ Duy Anh tuy không giữ vị trí tiên phong trên hành trình cách tân tiểu thuyết nhƣng có vị trí quan trọng, góp phần làm nên diện mạo mới cho tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Và, có thể khẳng định, “sự góp phần này” là không hề nhỏ chút nào. Để thấy rõ điều này chúng tôi sẽ điểm qua giá trị của từng cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi Tạ Duy Anh.

Nhìn lại sự nghiệp văn học của Tạ Duy Anh, dễ dàng nhận thấy thể loại đem đến thành công đầu tiên và dựng cái tên Tạ Duy Anh giữa dòng chính lưu của văn học đổi mới không phải là tiểu thuyết mà là truyện ngắn. Nhưng tiểu thuyết mới là thể loại khiến người đọc tin vào sức chạy đường dài của ngòi bút Tạ Duy Anh. Bởi khi mọi người tưởng Tạ Duy Anh cũng chỉ là “nhà văn một tác phẩm” khi khó lòng vượt qua nổi “Bước qua lời nguyền” thì Tạ Duy Anh tung ra quả bom thứ hai: tiểu thuyết Lão Khổ. Cái đóng góp của tiểu thuyết này chính là đem đến cho văn đàn một cách nhìn sâu sắc về thân phận người nông dân Việt Nam. Nói như Hoàng Ngọc Hiến là “…thêm một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam”. Tuy

36

không có tên trong bất kì danh sách giải thưởng nào nhưng với sự già dặn từng trải và kĩ thuật hơn nên Lão Khổ đƣợc đồng nghiệp và bạn đọc nhìn nhận như một bước tiến dài của Lão Tạ.

Mang số phận lận đận nhất trong các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là Đi tìm nhân vật. Đây đƣợc xem nhƣ cuốn tiểu thuyết phá cách nhất về mặt cấu trúc của Tạ Duy Anh. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết này đã bị cấm lưu hành vì quá khó đọc với những hàm ngôn đầy ẩn dụ, những độc thoại lê thê, những truyện cổ tích dùng làm vĩ thanh vô tƣ đến mức đáng ngờ. Nhƣng với Đi tìm nhân vật thì nhiều người trong nghề cảm thấy nể vì Tạ Duy Anh đã không hề nản lòng trên hành trình cách tân nhiều gian khó. Còn tác giả của nó thì cho rằng: “Nếu nhƣ cuốn ấy không bị thu hồi, đƣợc đăng trên diễn đàn dƣ luận, đƣợc bình luận công bằng thì mọi việc đã khác. Đấy là cuốn sách đƣợc luồng dư luận ngầm trong nước và quốc tế chú ý”. Thậm chí, Tạ Duy Anh cũng không ngần ngại khẳng định đấy là cuốn sách mà mình tâm đắc nhất, và cũng là cuốn sách mà mình suy ngẫm về nó nhiều nhất. Có thể nói, dù bị cấm lưu hành và không đến đƣợc với số đông khán giả nhƣng đóng góp của cuốn tiểu thuyết này là điều không thể phủ nhận. Nó là bằng chứng cho sự dũng cảm, dám thay đổi của một ngòi bút nhiều khát vọng cách tân, dám “bỏ đường quang mà đâm vào bụi rậm tìm lối đi mới”. Dù có thất bại (ít nhất về mặt xuất bản) nhưng cuốn tiểu thuyết này đã đánh dấu một bước tìm tòi mới về tư tưởng và cấu trúc văn bản, là một cuộc thể nghiệm nghệ thuật táo bạo mà không phải ai cũng dũng cảm để làm.

Số phận của Thiên thần sám hối thì lại có vẻ may mắn hơn. Nó đƣợc đón nhận nồng nhiệt ngay từ đầu. Xuất hiện vào cái năm “mất mùa tiểu thuyết”

(2004), Thiên thần sám hối đã nâng tầm giá trị của cái tên Tạ Duy Anh lên rất nhiều so với trước đó. Bốn lần tái bản chỉ trong vòng không đầy một năm, gần 20.000 bản in ở thời buổi mà mỗi đầu sách thường chỉ lèo tèo 500 - 1.000

37

bản. Đó chính là thành công rực rỡ của một cuốn tiểu thuyết không đầy 200 trang. Rút kinh nghiệm từ Đi tìm nhân vật, tiểu thuyết Thiên thần sám hối đã dễ đọc hơn hẳn với kết cấu rất chặt và rất gọn, lại có thêm sự uyển chuyển và linh hoạt trong cách trần thuật. Thành công của Thiên thần sám hối đã cho thấy một điều, hóa ra, ở thời buổi văn chương internet này, con người vẫn thích thú với những gì đƣợc in ra, cầm trên tay, nhìn tận mắt. Vấn đề còn lại là làm sao để những cái “đƣợc in ra” ấy có giá trị hấp dẫn thật sự. Nếu đó là cái có giá trị, ắt hẳn vẫn sẽ tìm đƣợc chỗ đứng trong lòng công chúng.

Nhận đƣợc nhiều sự bình phẩm của dƣ luận ngay từ khi mới ra đời là cuốn tiểu thuyết thứ năm của Tạ Duy Anh: Giã biệt bóng tối. Chỉ sau ba tháng xuất bản, Viện Văn học đã tổ chức cuộc tọa đàm mang tên: “Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại”.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhà xuất bản Hội Nhà văn còn cho xuất bản cuốn Giã biệt bóng tối - tác phẩm và bình phẩm (2010) tập hợp cơ bản các tham luận đã trình bày tại cuộc tọa đàm ở Viện Văn học đồng thời tuyển thêm 6 bài phê bình đã in trên những tờ báo lớn, chụm thành phần Bình phẩm. Sau phần Bình phẩm, cuốn sách còn in lại nguyên vẹn tác phẩm Giã biệt bóng tối nhằm giúp độc giả có thêm cơ sở khi cần tiến hành so sánh đối chiếu. Sự quan tâm đó của giới phê bình chính thống đã ít nhiều cho thấy sự đóng góp của tác phẩm Giã biệt bóng tối nói riêng và nhu cầu đọc hiểu, đánh giá tiến trình tiểu thuyết của Tạ Duy Anh nói chung.

Điểm qua vài nét nhƣ trên để thấy, tiểu thuyết Tạ Duy Anh mỗi lần xuất hiện đều để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng. Bản thân những

“dấu ấn” này tự nó đã là đóng góp của Tạ Duy Anh cho bộ mặt của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Xét trên tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đến nay, tiểu thuyết Tạ Duy Anh thuộc về chặng thứ ba (chặng đường của những năm đầu thế kỉ XXI). Ở chặng đường này, như chúng tôi đã

38

trình bày, sự đóng góp nổi bật thuộc về các cây bút trẻ với những cách tân táo bạo đến bất ngờ. Xuất hiện giữa dòng chảy văn học đó, tiểu thuyết Tạ Duy Anh đã thêm một lần nữa khẳng định khát vọng làm mới tiểu thuyết của những cây bút mạnh dạn cách tân theo tinh thần hiện đại. Điều đó cho thấy vị trí riêng không thể thay thế của tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Sự thành công của tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng chính là tiếng nói mạnh mẽ cổ vũ cho xu hướng đổi mới hình thức tiểu thuyết bằng cách vận dụng những kĩ thuật tự sự hiện đại phương Tây trên cơ sở đổi mới quan niệm về tiểu thuyết.

Tóm lại, tuy không giữ vị trí tiên phong và chúng tôi cũng không thể khẳng định tiểu thuyết Tạ Duy Anh giữ vị trí quan trọng nhất trên hành trình cách tân tiểu thuyết của những năm đầu thế kỉ XXI, song chúng tôi cho rằng tiểu thuyết Tạ Duy Anh đã góp phần không nhỏ vào việc cách tân diện mạo tiểu thuyết của những năm đầu thế kỉ XXI. Và sự “góp phần” này chính là dấu ấn riêng mà Tạ Duy Anh để lại trên hành trình cách tân của tiểu thuyết Việt Nam. Để lại theo cách riêng của Tạ Duy Anh mà không ai có thể thay thế đƣợc! Có Tạ Duy Anh, đời sống văn học thời kì đổi mới trở nên sôi nổi hơn và khởi sắc hơn. Có Tạ Duy Anh, người đọc phải giật mình và suy ngẫm nhiều hơn trước vấn đề nhân tính của xã hội hiện đại. Có Tạ Duy Anh, người đọc phải tự vấn nhiều hơn về số phận của con người đương đại, nhất là khi con người bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách.

Bản thân Tạ Duy Anh khi cầm bút cũng luôn ý thức rằng phải tạo đƣợc sự bứt phá, vượt lên những cái chuẩn thông thường để tồn tại và xác lập vị trí của mình. Tất nhiên, trong nghệ thuật, không phải bất cứ một sự thay đổi nào cũng thành công. Đã có hàng ngàn sự cách tân bị rơi vào lãng quên và im lặng. Nhƣng, dù sao đi nữa, mọi thời đại vẫn đều cần đến những sự cách tân nhƣ vậy bởi vì cách tân chính là “sinh lộ” của nghệ thuật. Nhất thiết phải có những người dũng cảm xông pha, dám chấp nhận thử thách để những sự cách

39

tân lớn hơn sau này đƣợc thành công, đƣợc khẳng định. Và Tạ Duy Anh đã không ngần ngại đứng vào hàng ngũ của những con người dũng cảm vì nghệ thuật đó.

Tạ Duy Anh từng bày tỏ quan điểm về giá trị của nghệ thuật nhƣ sau:

“…chỉ cần một ông Nguyễn Huy Thiệp, một ông Bảo Ninh chứ hai ba ông, thậm chí một ông rƣỡi là đã không chấp nhận đƣợc rồi”. Điều đó cũng hoàn toàn đúng với bản thân Tạ Duy Anh. Sở dĩ giữa rất nhiều những tác phẩm có khả năng gây bất ngờ như các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Châu Diên, Thuận, Đoàn Minh Phƣợng,…, tiểu thuyết Tạ Duy Anh vẫn không hề bị lẫn lộn và nhạt nhòa, ngƣợc lại vẫn có chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng, bởi trên tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam mới chỉ có một Tạ Duy Anh nhƣ thế! Nhƣ chính Tạ Duy Anh khắng định:

“Có nhƣ thế mới là tôi”!

40

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)