Cơ sở của hình phạt chính không giam giữ

Một phần của tài liệu Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam (Trang 48 - 66)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ

1.2 Khái niệm, đặc điểm và cơ sở của hình phạt chính không giam giữ

1.2.3 Cơ sở của hình phạt chính không giam giữ

Sự ra đời và phát triển của các hình phạt chính không giam giữ là kết quả của các cuộc cách mạng trong khoa học pháp lý hình sự. Hình phạt chính không giam giữ ra đời từ rất sớm nhưng sự chú ý đến các hình phạt này chủ yếu bắt đầu từ giữa thế kỷ 19110 khi tư tưởng xã hội học pháp luật, tư tưởng nhân đạo ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật. Ngày nay, nhóm hình phạt này có vị trí quan trọng trong chính sách hình phạt của pháp luật hình sự các nước. Khoa học luật hình sự đã chứng minh sự ra đời và phát triển của các hình phạt chính không giam giữ xuất phát trên ba luận điểm quan trọng là đảm bảo sự tương xứng giữa tính nguy hiểm của tội phạm và tính nghiêm khắc của hình phạt; xu hướng phát triển tiến bộ của luật hình sự và tính hiệu quả của hình phạt. Lịch sử phát triển các hình phạt chính không giam giữ của pháp luật hình sự Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của khoa học pháp lý hình sự.

Đảm bảo sự tương xứng giữa tính nguy hiểm của tội phạm và tính nghiêm khắc của hình phạt

Khoa học pháp lý hình sự ghi nhận sự tồn tại của nhiều học thuyết và mỗi học

109 Phạm Văn Lợi (2006), “Thực trạng pháp luật thi hành án phạt tù và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí NN và PL, (02), tr. 65-67.

110 Oznur Sevdiren, Alternatives to Imprisonment in England and Wales, Germany and Turkey, Sringer, tr. 13.

thuyết quan niệm khác nhau về hình phạt nhưng cho dù với quan niệm nào thì tính công bằng của hình phạt phải được đảm bảo, nghĩa là tính nghiêm khắc của hình phạt phải tương xứng với tính nguy hiểm của tội phạm. Sự tương xứng giữa tính nguy hiểm của tội phạm và tính cưỡng chế của hình phạt một mặt nhằm đảm bảo sự trừng trị, răn đe, nghiêm khắc của hình phạt nhưng đồng thời là yêu cầu để tránh việc lạm dụng các hình phạt qúa nghiêm khắc đồng thời đạt được mục đích răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội và giáo dục ý thức pháp luật cho cộng đồng. C.Mac cho rằng “hình phạt phải có tính hợp pháp và tính hợp pháp đó thể hiện ở giới hạn và mức độ cần thiết của hình phạt; đến lượt nó, giới hạn và mức độ ấy lại nằm ngay trong tính chất và đặc điểm của tội pham”.111 Khi tính nguy hiểm của tội phạm được phân hóa thành các tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau thì tất yếu phải đảm bảo tính đa dạng của hệ thống hình phạt với các loại và mức hình phạt hình phạt khác nhau để tương thích với các tính chất, mức độ nguy hiểm đó. Tính đa dạng của hệ thống hình phạt thường được xây dựng dựa trên sự đa dạng về tính chất và mức độ của nội dung tước hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Luật hình sự Việt Nam phân chia tội phạm thành bốn loại là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì cần thiết phải xây dựng hệ thống các biện pháp trách nhiệm hình sự đặc biệt là hình phạt tương ứng với các tính chất, mức độ nguy hiểm đó. Hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Khi một hệ thống hình phạt được phân chia thành hai nhóm chính và bổ sung sẽ tạo ra tính linh hoạt trong áp dụng, đáp ứng cao yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự, đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. Tuy nhiên khi đã phân chia hệ thống hình phạt thành hai nhóm hình phạt thì bản thân các hình phạt chính phải có khả năng đáp ứng các mục đích hình phạt đã được xác định, hình phạt bổ sung chỉ mang tính chất hỗ trợ khi cần thiết cho các hình phạt chính. Các hình phạt không giam giữ có khả năng đạt được các mục đích của hình phạt khi áp dụng cho người phạm tội mà không bắt buộc phải kết hợp với các hình phạt hoặc biện pháp khác nên được quy định là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt. Tính nghiêm khắc của các hình phạt chính không giam giữ thể hiện ở việc người bị kết án nhưng không bị cách ly khỏi cộng đồng nhưng có thể bị tước hoặc hạn chế các quyền, lợi ích khác nhau nên có thể đảm bảo sự tương xứng với

111 Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1: Những vấn đề chung, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, tr 169.

nhiều loại tội phạm có tính nguy hiểm khác nhau. Đặc biệt, hình phạt chính không giam giữ thường ít nghiêm khắc hơn các hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình nên có thể phù hợp với các tội phạm có tính nguy hiểm vừa phải như tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng.

Xu hướng phát triển của luật hình sự gồm tư tưởng xã hội học pháp luật, tư tưởng pháp chế, nhân đạo, công bằng và đảm bảo quyền con người.

Sự phát triển của các hình phạt không giam giữ phản ánh sự thay đổi trong tư duy pháp lý khi quan niệm pháp luật chuyển dần từ tư duy thuần pháp lý sang tư tưởng xã hội học pháp luật đã làm cho vai trò của xã hội, cộng đồng ngày càng quan trọng.

Theo đó đã dẫn đến những thay đổi lớn trong chính sách hình phạt và Nhà nước cần huy động nguồn lực xã hội trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Ban đầu hình phạt chính không giam giữ chủ yếu là hình phạt về tài sản nhưng khi tư tưởng xã hội học pháp luật ngày càng ảnh hưởng thì dần xuất hiện các hình phạt đặt trên nền tảng xã hội, cộng đồng. Hiện nay, các hình phạt hạn chế tự do dưới sự giám sát của xã hội, cộng đồng ngày càng được chú ý trong pháp luật hình sự quốc tế và các nước. Bên cạnh đó, các quốc gia khi xây dựng chính sách hình phạt thường kết hợp nhiều học thuyết và học thuyết cải tạo ngày càng chiếm ưu thế nên các hình phạt chính không giam giữ ngày càng phát huy vai trò quan trọng để đạt được mục đích của hình phạt.

Pháp luật hình sự Việt Nam đã kế thừa các tư tưởng tiến bộ của khoa học luật hình sự. Tư tưởng xã hội học pháp luật trong lĩnh vực hình sự đã phản ánh rõ nét trong Luật hình sự Việt Nam bằng sự hiện diện xuyên suốt của các hình phạt chính không giam giữ trong hệ thống hình phạt. Sự tham gia của xã hội, cộng đồng trong quá trình thi hành các hình phạt chính không giam giữ nhằm giúp san sẻ gánh nặng của Nhà nước đồng thời tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa và chống tội phạm, giúp nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Pháp luật hình sự luôn song hành cùng sự tiến bộ của nhân loại, lịch sử phát triển luật hình sự đã chứng minh rằng khi xã hội càng văn minh, hiện đại thì hình phạt càng mất dần tính dã man và chuyển từ thể hình hoặc hình phạt tù sang các hình phạt không giam giữ. Trong một xã hội dân chủ dựa trên nền tảng của pháp quyền, việc kết án cần đảm bảo các nguyên tắc tối thiểu gồm minh bạch, có trách nhiệm, toàn diện, kết

hợp, công bằng.112 Luật hình sự Việt Nam đã tiếp thu những giá trị văn minh của luật hình sự các nước, thấm nhuần sâu sắc tinh thần dân chủ và nhân đạo.113 Tư tưởng nhân đạo, công bằng và đảm bảo quyền con người chi phối mạnh mẽ trong mọi hoạt động của xã hội và trở thành nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam, thể hiện trong chính sách hình phạt thông qua các nguyên tắc như phân hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt và chính sách tiết kiệm cưỡng chế hình sự trong xử lý tội phạm. Các hình phạt chính không giam giữ góp phần cụ thể hóa các tư tưởng tiến bộ, phù hợp xu hướng phát triển của luật hình sự. Khi các biện pháp không giam giữ được quy định thành các hình phạt cụ thể sẽ góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế của pháp luật hình sự.

Hình phạt chính không giam giữ tước hoặc hạn chế các quyền, lợi ích khác nhau của người phạm tội nên có thể phù hợp với các loại tội phạm, người phạm tội khác nhau. Đặc trưng này tạo nên sự đa dạng trong hệ thống hình phạt nhằm góp phần bảo đảm nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt. Cơ sở đầu tiên để đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là phải đa dạng hóa các hình phạt, nghĩa là phải có một hệ thống hình phạt đa dạng, linh hoạt với các thang bậc nghiêm khắc khác nhau để tương thích với các tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau của tội phạm. Trong phạm vi các biện pháp pháp luật, giới hạn của việc sử dụng các biện pháp hình sự, và mức độ sử dụng hình phạt sẽ không giống nhau và mức độ xê dịch đó có thể gọi là độ “nặng – nhẹ” của pháp luật hình sự.114 Theo đó, BLHS “nhẹ”

là trong Bộ luật đó hành vi được coi là tội phạm sẽ nhiều nên các biện pháp cưỡng chế hình sự phải đa dạng, có nhiều hình phạt khác nhau, trong đó các hình phạt “nhẹ” phải chiếm tỷ lệ chính trong nhiều chế tài. BLHS “nặng” là BLHS chỉ bao gồm trong đó một số không nhiều lắm những hành vi được coi là tội phạm, là những hành vi có mức độ nguy hiểm lớn cho xã hội nên trong hệ thống hình phạt cần thiết còn những hình phạt tù trở lên và thời hạn tối thiểu của hình phạt phải cao. Một BLHS có độ “nặng vừa” là Bộ luật có khả năng “dung hòa” hai loại bộ luật nói trên.115 BLHS năm 1985 của nước ta, nhìn chung có thể được coi là là BLHS thuộc loại “nặng vừa”,116 BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 có thể được xem là một BLHS “nhẹ” vì bổ sung dấu

112 Dermot Walsh (2005), The Principle deficit in Non-custodial sanctions, Judicial Studies Institute Journal, tr 70.

113 Bộ Tư Pháp, Tlđd số 36, tr. 21.

114 Bộ Tư Pháp, Tlđd số 36, tr. 75.

115Bộ Tư Pháp, Tlđd số 36, tr. 75-76.

116 Bộ Tư Pháp, Tlđd số 36, tr. 78.

hiệu đặc điểm xấu về nhân thân làm dấu hiệu định tội thay thế cho dấu hiệu hậu quả đã làm mở rộng phạm vi các hành vi là tội phạm. Trường hợp này nếu xét riêng hành vi, hậu quả chưa đủ tính nguy hiểm nhưng vì đặc điểm xấu về nhân thân của người thực hiện hành vi đã làm tăng tính nguy hiểm của hành vi và cần thiết phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghĩa là hành vi bị xem là tội phạm chủ yếu vì chính người thực hiện hành vi nên cần thiết quy định các hình phạt có khả năng tác động đến người phạm tội nhằm giáo dục, cải tạo họ. Các hình phạt chính không giam giữ thường hướng đến những người phạm tội với các đặc điểm nhân thân nhất định nhằm mục tiêu chính là giáo dục, cải tạo người phạm tội đã góp phần đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.

Sự hiện diện của hình phạt chính không giam giữ trong hệ thống hình phạt còn nhằm đảm bảo quyền con người của người phạm tội. Trên tinh thần chung nhằm bảo đảm quyền con người của người phạm tội, khoa học pháp lý hình sự đặt ra các chuẩn mực và nhiều cách thức nhằm đảm bảo quyền con người khi hoạch định chính sách hình phạt. Một trong những nội dung đó là mục tiêu giảm thiểu sự lạm dụng của hình phạt tù bằng việc quy định và áp dụng các biện pháp không giam giữ thay thế cho tù trong đó có các hình phạt chính không giam giữ. Việc quy định và áp dụng các hình phạt chính không giam giữ sẽ hạn chế được các kết quả không mong muốn từ việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, góp phần đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án.

Hình phạt tù có thể ảnh hưởng đến quyền con người, bởi vì quyền tự do thân thể là một trong các quyền cơ bản nhất của con người nên để tước các quyền này, nhà nước có nghĩa vụ phải bảo đảm việc áp dụng hình phạt tù là cần thiết để đạt được các mục tiêu quan trọng hơn của xã hội. Việc tước tự do là điều tất yếu của hình phạt tù nhưng trên thực tế phạm nhân còn bị tước các quyền cá nhân khác do sự đông đúc, qúa tải của nhà tù. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, phạm nhân bị tước các điều kiện sống cơ bản như thực phẩm, quần áo, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật do điều kiện chữa trị về y tế nghèo nàn, không đảm bảo việc phân loại, sàng lọc các đối tượng bị giam giữ.117 Bên cạnh đó, hình phạt tù bị lạm dụng trên thực tế.118 Theo báo cáo của Tổ chức nhà tù thế giới năm 2015, trên toàn thế giới có 10,35 triệu người đang bị giam giữ tại các cơ sở giam giữ bao gồm cả giam giữ trước xét xử, trong qúa trình xét xử và đang chấp

117 UNODC (2007), Tlđd số 26, tr 4.

118 UNODC (2007), Tlđd số 26, tr 6.

hành bản án. Thậm chí con số trên thực tế còn lớn hơn và có thể đạt đến 11 triệu người, tỷ lệ người bị giam giữ trên phạm vi toàn thế giới ước tính khoảng 144/100.000 dân. Từ năm 2000 đến nay, số lượng các nhà tù cũng như số lượng tù nhân gia tăng ước tính khoảng 20%.119 Việc gia tăng này có mối liên hệ với nhiều nguyên nhân gồm việc gia tăng tỷ lệ tội phạm, chính sách kết án của các quốc gia kể cả việc gia tăng dân số và mỗi quốc gia có thể có các nguyên nhân đặc thù. Các nghiên cứu đã chỉ ra 12 nguyên nhân thường gặp trong chính sách kết án của các quốc gia dẫn đến việc lạm dụng hình phạt tù.120 Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thiếu vắng các biện pháp thay thế hình phạt tù bắt nguồn từ nguyên nhân lập pháp và áp dụng pháp luật. Nhiều quốc gia đã quy định rất giới hạn các biện pháp thay thế nên các Tòa án có quá ít sự lựa chọn các hình phạt thay thế cho hình phạt tù. Việc các biện pháp thay thế có thể không được áp dụng trên thực tế do nhiều nguyên nhân như sự thiếu lòng tin về hiệu quả của các biện pháp thay thế; thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết và bộ máy kết hợp với các cơ quan tố tụng; thiếu tài chính, nhân viên và sự đào tạo cho bộ máy giám sát;

thiếu sự ủng hộ của cộng đồng.121

Các quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam luôn nhất quán tinh thần tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Việc quy định các hình phạt chính không giam giữ trong hệ thống hình phạt là sự thể hiện sâu sắc của việc bảo đảm quyền con người của người phạm tội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay một trong các yêu cầu của cải cách tư pháp theo quy định của Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị là “Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Đây là chính sách hình sự quan trọng phản ánh chính sách tiết kiệm cưỡng chế hình sự và là cơ sở góp phần bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự. Nội dung của chính sách tiết kiệm cưỡng chế hình sự là chỉ áp dụng trong giới hạn cần và đủ để đạt được mục đích

119 Roy Walmsley, World Prison Population List (eleventh edition), tr 2. Tài liệu được truy cập vào lúc 9h ngày

18/11/2016. tại

http://www.prisonstudies.org/sites/default/files/resources/downloads/world_prison_population_list_11th_edition.

pdf.

120 UNODC (2013), Handbook on strategies to reduce overcrowding in prisons, Publish online, tr 22-35. 12 nguyên nhân thường gặp gồm: các yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị; sự trở ngại và trì hoãn trong việc tham gia và hệ thống tư pháp; sự trì hoãn hoạt động tố tụng và lạm dụng giam giữ trước xét xử; chính sách hình sự nghiêm khắc như chính sách kết án tối thiểu, gia tăng thời hạn hình phạt tù và hình phạt tù chung thân, sự thay đổi trong điều kiện của tha tù sớm; chính sách kiểm soát ma túy; việc sử dụng hình phạt tù không thích hợp; các biện pháp thay thế cho hình phạt tù không đủ; các biện pháp để tái hòa nhập cộng đồng cho tù nhân không hiệu quả; việc vi phạm các điều kiện của tha tù sớm và quản chế; khủng hoảng qúa tải nhà tù; cơ sở hạ tầng của các nhà tù không đủ

121 UNODC (2013), Tlđd số 120, tr 36.

Một phần của tài liệu Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam (Trang 48 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)