CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ NƯỚC VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ
3.2 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự một số nước về các hình phạt chính không giam giữ
3.2.1 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang và hình mẫu của hệ thống Thông luật nên pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng có các đặc trưng nhất định. Trong thế kỷ 18, quy định của pháp luật hình sự Hoa Kỳ tồn tại dưới dạng bất thành văn từ các quyết định của Thẩm phán. Chính quyền thuộc địa Hoa Kỳ sử dụng các nguồn bất thành văn từ hệ thống thông luật của Anh và tồn tại cho đến cả khi nước Mỹ đã được độc lập.204 Từ nửa sau thế kỷ 19 các nhà lập pháp nhận thấy các hạn chế từ việc áp dụng các nguồn của thông luật mang tính chất bất thành văn nên dần ban hành các luật thành văn.205 Tiếp theo trong qúa trình cải cách pháp luật hình sự Hoa Kỳ dần tiếp nhận các nguyên tắc cơ bản “không có tội khi không có luật, không có hình phạt khi không có luật” với sự ra đời của các BLHS.206 Ngày nay, nguồn của Luật hình sự Hoa Kỳ bao gồm luật được thông qua bởi các nhà làm luật và luật được hình thành từ các quyết định của thẩm phán.207 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định thẩm quyền lập pháp hình sự thuộc về các bang và Nhà nước liên bang chỉ có thẩm quyền đối với các tội phạm nhất định. Nhà nước liên bang và các bang đều đã ban hành BLHS thay thế cho các quy định bất thành văn truyền thống, một số bang vẫn thừa nhận quyền của thẩm pháp xét xử người phạm một tội khi mà luật thành văn chưa quy định nhưng trên thực tế quyền này rất hiếm khi xảy ra. Trong phạm vi quốc gia tồn tại 52 BLHS, gồm BLHS liên bang (The Federal Criminal Code), BLHS của 50 bang và của quận Columbia.208
204 Paul H. Robinson (2011), “A Brief Comparative Summary of the Criminal Law of the United States”, Public Law and Legal Theory Research, University of Pennsylvania Law School, Paper Series Research Paper No. 11- 02, pp. 564.
205 Marshall Croddy and Bill Hayes (2012), Criminal Justice in America, Constitutional Rights Foundation, pp.
9.
206 Paul H. Robinson (2011), Tlđd số 204, tr 566.
207 Marshall Croddy and Bill Hayes (2012), Tlđd số 205, tr 8.
208 Paul H. Robinson and Markus D. Dubbers (2007), “The American Model Penal Code: A Brief Overview”, New Criminal Law Review, Vol 10, No 3, pp 319.
BLHS Liên bang Hoa Kỳ (hay còn gọi là Bộ tổng Luật) quy định các vấn đề pháp lý hình sự thuộc thẩm quyền của nhà nước liên bang.
Trên thực tế rất khó để xác định một cách chính xác pháp luật hình sự của Hoa Kỳ vì có sự khác nhau trong BLHS của các bang. Tuy nhiên quy định trong các BLHS này cũng đồng thời tồn tại nhiều điểm tương đồng vì phần lớn quy định đều chịu ảnh hưởng bởi BLHS mẫu.209 BLHS mẫu được công bố vào năm 1962 và được viết bởi các thẩm phán, luật sư, các nhà khoa học pháp lý uy tín với mục tiêu xây dựng quy định pháp luật hình sự rõ ràng, đơn giản và hiện đại hơn. Bản thân BLHS mẫu không phải là luật mà là nguồn để các bang tham khảo khi ban hành BLHS cho từng bang. Đa số các BLHS trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ được ban hành sau thời điểm ra đời của BLHS mẫu năm 1962, một số ít BLHS được ban hành trước năm 1962 chủ yếu mang tính tập hợp các quy định tồn tại từ nguồn án lệ.210 Phần lớn các bang đã ban hành một phần của BLHS mẫu thành luật, các bang New Jersey, New York, Pennsylvania, Oregon đã ban hành toàn bộ nội dung của BLHS mẫu thành BLHS của bang mình.211 Do pháp luật hình sự Hoa Kỳ thuộc hệ thống Thông luật nên bố cục của BLHS không có nhiều tương đồng với BLHS của các nước thuộc hệ thống Luật Châu Âu lục địa.
BLHS Liên bang Hoa kỳ không quy định một điều luật riêng biệt về hệ thống hình phạt. Tại Hoa Kỳ hầu hết quyền lực trong lĩnh vực tư pháp hình sự được phân cấp cho các bang và địa phương nên chúng ta có thể tìm thấy sự khác biệt rất lớn trong việc quy định và áp dụng các hình phạt trong pháp luật của từng bang.212 Vì tính chất phức tạp trong quy định của pháp luật hình sự Hoa Kỳ, trong phạm vi luận án, nghiên cứu các hình phạt chính không giam giữ trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ chủ yếu dựa trên quy định của BLHS mẫu và có tham khảo thêm quy định của một số BLHS của các bang. Quy định của pháp luật hình sự Hoa Kỳ về các hình phạt chính không giam giữ phản ánh các điểm nổi bật nhất định, qua đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ nhất: Các hình phạt chính không tước tự trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ được quy định khá muộn so với các quốc gia khác nhưng đã dần khẳng định vai trò trong hệ thống hình phạt.
209 Paul H. Robinson and Markus D. Dubbers (2007), Tlđd số 208, tr 320.
210 Paul H. Robinson (2011), Tlđd số 204, tr 564.
211 Marshall Croddy and Bill Hayes (2012), Tlđd số 205, tr 9.
212 Franklin E. Zimring (2005), “Penal Policy and Penal Legislation in Recent American Experience”, Stanford Law Review, Vol. 58, No. 1, pp. 325.
Về mặt lý luận, pháp luật hình sự Hoa Kỳ dựa trên sự kết hợp của học thuyết trừng trị và học thuyết vị lợi bao gồm 5 mục đích là trừng trị (retribution), phòng ngừa (incapacitation), phục hồi (rehabilitation), ngăn ngừa gồm có ngăn ngừa chung và ngăn ngừa riêng (general deterrence, specific deterrence) và giáo dục cộng đồng (public education) và mục đích hình phạt được chấp nhận rộng rãi nhất là trừng trị.213 Không có gì bí mật rằng Hoa Kỳ là nước có tỷ lệ giam giữ người phạm tội cao nhất thế giới.214 Từ năm 1972 đến năm 2010, số lượng nhà tù ở Mỹ tăng theo cấp số nhân, từ dưới 200.000 tù nhân đến hơn 1,6 triệu người. Đến năm 2012, một trong số 108 người Mỹ trưởng thành bị giam giữ. Ngày nay, mặc dù giảm nhẹ trong những năm gần đây, tỷ lệ giam giữ hiện tại vẫn còn quá cao so với tỷ lệ trung bình trước năm 1980, và tỷ lệ các quốc gia khác có cùng chính trị và cấu trúc kinh tế.215 Do yếu tố lịch sử và quan niệm về mục đích hình phạt, pháp luật hình sự Hoa Kỳ khá dè dặt trong việc quy định và áp dụng các hình phạt chính không giam giữ. Trong giai đoạn đầu, pháp luật hình sự được áp dụng trên lãnh thổ Hoa Kỳ là nguồn án lệ từ pháp luật hình sự của Anh mang đậm tính chất trừng trị nên các hình phạt chính không giam giữ có vai trò không đáng kể và điều này có ảnh hưởng lớn đến việc quy định và áp dụng các hình phạt này.
Ba thập niên cuối của thế kỷ 20 đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách hình phạt của pháp luật hình sự Hoa Kỳ. Từ sau năm 1973 đến nay thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự tại Hoa Kỳ đã phản ánh sự gia tăng đột biến của số lượng phạm nhân do nhiều nguyên nhân như quan niệm về mục đích hình phạt, chính sách kiểm soát ma túy, quá trình mở rộng phạm vi và giới hạn của hình phạt tù.216 Trong khoảng thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, yếu tố đầu tiên trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Hoa Kỳ là sự giam cầm. Nếu bị kết án về một tội nghiêm trọng, bị cáo phải chịu hình phạt tù, nếu là loại tội ít nghiêm trọng thì cũng bị tuyên hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc kết án hình phạt tù có điều kiện.217 Hệ thống tư pháp hình sự Hoa kỳ chịu nhiều sự chỉ trích vì tỷ lệ áp dụng các biện pháp giam giữ cao nhất thế giới, cùng với vấn đề này là tỷ lệ tái phạm cao ở cả các bang và liên bang. Việc lạm dụng hình phạt tù đã
213Punishment, https://legal-dictionary.thefreedictionary.com/punishment.
214Cecelia Klingele (2013), “Rethinking The Use of Community Supervision”, The Journal of Criminal law &
Criminology, Vol. 103, No. 4.
215Jeffrey A. Bouffard, Lisa R. Muftic′ (2007), “The Effectiveness of Community Service Sentences Compared to Traditional Fines for Low-Level Offenders”, The Prison Journal Volume 87 Number 2 June 2007 171-194, Sage Publications.
216 Franklin E. Zimring (2005), Tlđd số 212, tr 323.
217Steven A. Hatfld (1990), “Criminal Punishment in America: from the Colonial to the Modern Era”, U.S. A.F.
Acad. J. Legal Stud, tr 139.
làm phát sinh nhiều hậu quả tiêu cực, đó là điều khó chấp nhận trong một xã hội dân chủ và yêu cầu các nhà hoạch định chính sách cần phải nhìn nhận lại về bản chất và mục đích của hình phạt nhằm đưa đến một hệ thống tư pháp hình sự hiệu quả hơn,218 yêu cầu hệ thống tư pháp hình sự cần có các biện pháp thay thế hình phạt tù.
Với sức ép về chính trị, thể chế và kinh tế, hầu hết các bang đã thông qua nhiều chính sách khác nhau, bao gồm cả những chính sách gia tăng xử lý chuyển hướng trong tư pháp hình sự; mở rộng việc áp dụng các hình phạt mang tính chất cộng đồng;
thu hẹp hình phạt tù đối với một số hành vi phạm tội, bao gồm việc thu hồi hình phạt bắt buộc; tăng cơ hội cho người bị kết án được tha tù sớm; và cung cấp tốt hơn các biện pháp hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bị kết án phạt tù.219 Cùng với hình phạt tiền, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20, pháp luật hình sự Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến các mang tính cộng đồng nên đã dần khẳng định vai trò của các hình phạt chính không giam giữ. Điều này phản ánh các quốc gia cho dù quy định của pháp luật hình sự bảo thủ và tình hình tội phạm gia tăng cũng không làm triệt tiêu vai trò của các hình phạt chính không giam giữ. Sự phát triển mạnh mẽ của các hình phạt này là xu hướng của thời đại khi tư tưởng xã hội hóa pháp luật, nhân đạo, bảo đảm quyền con người dần trở thành nền tảng của pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng.
Thứ hai: Các hình phạt chính không giam giữ được quy định trong pháp luật hình sự Hoa kỳ chủ yếu là các hình phạt kinh tế (Economic Sanctions) và các hình phạt mang tính cộng động (Community Sanctions)
Hình phạt tiền là hình phạt chính không giam giữ được quy định sớm trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ và có sự phát triển qua từng giai đoạn. Hình phạt tiền tồn tại trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Hoa Kỳ khá sớm, từ thời kỳ thuộc địa cho đến khi được độc lập. BLHS của bang hiện nay hầu hết đều quy định phạt tiền là hình phạt chính. Đơn cử như BLHS của bang New York quy định các hình phạt chính không giam giữ gồm có phạt tiền và quản chế. Phạt tiền thường được sử dụng làm hình phạt hình sự ở Hoa Kỳ nhưng hiếm khi là hình phạt duy nhất đối với các trường hợp phạm tội nghiêm trọng hoặc cho người tái phạm. Các tòa án của Mỹ đã được ghi nhận phạt tiền được sử dụng rộng rãi và thường xuyên hơn, tuy nhiên, các mô hình sử dụng
218 Matthew K.Suess (2015), “Punishment in the State of Nature: John Locke and Criminal punishment in The United Stae of America”, Washington University Jurisprudence Review, Volume 7, Issue 2, pp. 367.
219Chris Mai and Ram Subramanian (2017), The Price of Prisons: Examining State Spending Trends, 2010- 2015, Vera Institute of Justice 2017, pp.5. All rights reserved. An electronic version of this report is posted on Vera’s website at www.vera.org/price-of-prisons-2015.
khác nhau. Nhiều bang đang mở rộng các loại tội phạm bị áp dụng bởi các chế tài kinh tế như là hình phạt chính.220 Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với các hạn chế của hình phạt này như người phạm tội khó khăn khi chấp hành hình phạt vì phần lớn người bị kết án ở hoặc dưới chuẩn nghèo.221 Khó khăn lớn mà các thẩm phán Mỹ phải đối mặt là họ không có khả năng phạt tiền tương ứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm nhưng đồng thời công bằng với sự khác biệt về tình hình kinh tế khác nhau của người phạm tội. Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, một số tòa án Hoa Kỳ hiện đang chuyển sang phạt tiền theo ngày cho bối cảnh của Mỹ và bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng chúng.222
Các chế tài cộng đồng dần trở thành các hình phạt chính không giam giữ trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ và ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các hình phạt mang tính cộng đồng như quản chế, lao động công ích (Community Services) đã được sử dụng như là hình phạt để thay thế cho hình phạt tù hơn 40 năm qua.223
Cảnh cáo và trục xuất không được quy định là các hình phạt chính trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ. Khởi nguồn pháp luật hình sự Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh thời kỳ thuộc địa, bắt nguồn từ các án lệ và dần được pháp điển hóa trong các BLHS nên các hình phạt chủ yếu mang tính chất hà khắc. Khi xã hội càng phát triển thì hình phạt cũng chuyển dần theo chiều hướng nhân đạo nhưng việc quy định các hình phạt phụ thuộc vào thực tiễn và hiệu quả áp dụng nên các hình phạt như cảnh cáo, trục xuất không được quy định trong BLHS mẫu, Bộ tổng luật Hoa Kỳ hay BLHS của các bang.
Thứ ba: Pháp luật hình sự Hoa Kỳ quy định các hình phạt chính không giam giữ khá linh hoạt, có hình phạt tương xứng với tính chất nguy hiểm của tội phạm đối với các tội phạm ít nguy hiểm nhưng cũng có hình phạt mang tính chất thay thế cho hình phạt tù. Do áp lực về hệ thống tư pháp được tạo ra bởi số lượng người bị giam giữ, một số tiểu bang đang chuyển sang hình phạt tiền như là một thay thế khả thi cho việc giam giữ các tội phạm có tính nguy hiểm thấp.224 Hình phạt tiền được áp dụng cho nhiều tội phạm nhưng nếu không chấp hành hình phạt thì sẽ bị áp dụng hình phạt tù. Bên cạnh đó, các nhà cải cách quan tâm đến việc giảm tỷ lệ tù giam thường ủng hộ
220Jessica M. Eaglin (2015), “Improving Economic Sanctions in the States”, Minnesota Law Review, tr 1837.
221Jessica M. Eaglin (2015), Tlđd số 220, tr 1837.
222 Sally T. Hillsman (1990), Tlđd số 29.
223Jeffrey A. Bouffard, Lisa R. Muftic′ (2007), Tlđd số 215.
224Jessica M. Eaglin (2015), Tlđd số 220, tr 1845.
việc sử dụng các hình phạt không giam giữ. Giữa năm 1977 đến năm 2010, số lượng người phạm tội bị quản chế tăng hơn bốn lần, từ hơn 800.000 người lên hơn 4.000.000 người.225 Hình phạt cộng đồng được áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng ngày càng phổ biến nhưng luôn bị đe dọa sẽ chuyển sang hình phạt tù.226
Thứ tư: Pháp luật hình sự Hoa Kỳ quy định hệ thống cơ quan độc lập để tổ chức thi hành các hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự mang tính cộng đồng. Các trung tâm quản chế (Probation Center) được tổ chức ở cấp Liên bang, cấp bang và ở các quận/thành phố. Ngày nay, tất cả các tiểu bang đều có các trung tâm quản chế người chưa thành niên và người trưởng thành phạm tội.227