Thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam (Trang 109 - 112)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ

2.2 Thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ

2.2.1 Thực tiễn áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất

2.2.1.3 Thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ

Luật hình sự Việt Nam quy định cải tạo không giam giữ là hình phạt mang tính chất cộng đồng duy nhất trong các hình phạt chính không giam giữ, là hình phạt mang tính chất bước đệm trong thang bậc nghiêm khắc giữa hình phạt tiền và hình phạt tù của hệ thống hình phạt. Cùng với hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ là hình phạt được áp dụng phổ biến trong số các hình phạt chính không giam giữ.

Bảng 3: THỐNG KÊ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ TRONG TỪNG NHÓM TỘI PHẠM186

Tội danh 2011 2012 2013 2014 2015 2016 10 tháng năm 2017

Chương 11 0 0 0 0 0 0 0

Chương 12 76 155 119 102 74 84 100

Chương 13 12 35 30 25 38 32 12

Chương 14 746 949 937 981 766 641 562

Chương 15 4 0 0 1 2 1 0

Chương 16 28 49 40 41 35 49 15

Chương 17 33 21 11 9 7 7 10

Chương 18 7 0 5 2 2 3 3

Chương 19 1997 2627 2524 3037 2581 2439 1795

Chương 20 72 61 45 42 31 25 19

Chương 21A 9 15 13 7 8 9 6

Chương 21B 2 6 4 2 1 1 3

Chương 22 4 4 3 2 3 1 1

Chương 23 0 0 0 0 0 0 6

Chương 24 0 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng 2990 3922 3731 4251 3548 3292 2532 Thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đã có những thành công và hạn chế nhất định:

- Hình phạt cải tạo không giam giữ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hình phạt. BLHS năm 1999 quy định phạm vi áp dụng về loại tội phạm, nhóm tội phạm rộng hơn hình phạt tiền và được cụ thể hóa trong nhiều điều luật và khung hình phạt hơn các hình phạt chính không giam giữ khác. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thấp hơn hình phạt tiền với khoảng từ 3% đến 3,5 % bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm gần đây tỷ lệ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ có giảm so với trước đây.

186Số liệu thống kê hoạt động xét xử sử dụng trong luận án dựa trên nguồn số liệu từ Vụ thống kê – TAND Tối cao

Năm 2014 tỷ lệ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là 3,56% nhưng năm 2015 giảm còn 3,34% và năm 2016 giảm còn 3,16%.

- Tương tự như thực tiễn áp dụng hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng chủ yếu cho các bị cáo phạm vào các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (chiếm từ 66% đến 74%), rồi đến các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

Khác với hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng cho các bị cáo phạm vào một số nhóm tội phạm nhất định, hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng cho các bị cáo phạm hầu hết các nhóm tội phạm khác nhau, chỉ trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

- Tỷ lệ áp dụng cho bị cáo phạm vào các nhóm tội phạm khác nhau còn phụ thuộc vào số lượng bị cáo bị xét xử ở nhóm tội phạm đó hàng năm nên có những trường hợp chỉ có một vài bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Đơn cử như từ năm 2011 đến năm 2016 không áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cho bị cáo phạm vào nhóm các tội xâm phạm trách nhiệm, nghĩa vụ của quân nhân nhưng 10 tháng đầu năm 2017 có đến 6 trường hợp bị áp dụng.

- Nhiều bản án tuy áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng tòa án đã không tuyên phần khấu trừ thu nhập. Theo quy định của BLHS bị khấu trừ thu nhập là hậu quả pháp lý mà người bị kết án cải tạo không giam giữ phải gánh chịu và trong trường hợp đặc biệt Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Đơn cử như Bản án số 300/2011/HSST; Bản án số 256/2012/HSST; Bản án số 331/2012/HSST của TAND Tp.HCM; Bản án số 13/2017/HSST ngày 27/9/2017 của TAND Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Bản án số 38/2017/HSST ngày 24/8/2017 của TAND Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Trong các bản án trên, Tòa án đã không tuyên phần khấu trừ thu nhập nhưng cũng không xác định là miễn khấu trừ thu nhập và giải thích lý do trong bản án, mặc dù các bị cáo đều là người có nghề nghiệp ổn định và có thể xác định được thu nhập, thậm chí trong Bản án số 256/2012/HSST bị cáo là chủ một doanh nghiệp tư nhân có thu nhập cao. Việc Tòa án không tuyên khấu trừ thu nhập của người phạm tội đã làm giảm đi tính nghiêm khắc của hình phạt cải tạo không giam giữ.

- Thực tiễn xét xử phản ánh trong một số bản án Tòa án đã không tuyên giao các bị cáo cho cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát giáo dục như Bản án số 256/2012/HSST của TAND Tp.HCM, Bản án số 331/2012/HSST, Cụ thể TAND Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xử phạt Đặng Hoàng Đ, bị cáo Thái Thành T 09 (chín) tháng cải tạo không giam giữ (Bản án số 13/2017/HSST ngày 27/9/2017) nhưng trong phần quyết định của Bản án không tuyên giao bị cáo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi làm việc chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục bị cáo. Những trường hợp này được hiểu là mặc nhiên giao bị cáo về cho chính quyền cấp xã nơi bị cáo có hộ khẩu thường trú được xác định trong phần lý lịch, tuy nhiên có trường hợp bị cáo cư trú hoặc làm việc ở địa phường khác nơi có hộ khẩu thường trú thì sẽ gây khó khăn cho cơ quan thi hành án. Hoặc trong một số bản án, Tòa án chỉ nêu một câu chung chung là “Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi cư trú và công tác giám sát, giáo dục” (Bản án số 108/2008/HSST ngày 25/2/2008 của TAND Tp.HCM)

Một phần của tài liệu Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)