CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ NƯỚC VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ
4.3 Kiến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo
Mở rộng phạm vi nghiên cứu các biện pháp không giam giữ trong toàn bộ quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Áp dụng hình phạt là một hoạt động trong toàn bộ qúa trình tố tụng và có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động tố tụng trước đó. Thực tiễn cho thấy các trường hợp bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam rất hiếm khi được áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, việc lạm dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam trong qúa trình truy cứu trách nhiệm hình sự có mối liên hệ mật thiết với việc lạm dụng hình phạt tù. Nghiên cứu các biện pháp không giam giữ trong tư pháp pháp hình sự đang là hướng nghiên cứu được pháp luật hình sự quốc tế và pháp luật các nước quan tâm.
Đẩy mạnh nghiên cứu về hiệu quả hình phạt nói chung và hình phạt chính không giam giữ nói riêng nhằm tạo cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng. Hướng nghiên cứu này cần được khuyến khích ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các cơ quan công tác thực tiễn. Cần đưa các chuyên đề về các hình phạt chính không giam giữ, về hiệu quả hình phạt vào chương trình giảng dạy chuyên sâu tại các trường Đại học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
1. Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính không giam giữ là một trong các yêu cầu của cải cách tư pháp được quy định trong Nghị quyết 49 của Bộ chính trị và theo các định hướng cụ thể. Xu hướng nhân đạo hóa luật hình sự là định hướng chủ đạo đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu nội luật hóa các điều ước quốc tế có liên quan đến chính sách hình phạt nói chung và các hình phạt chính không giam giữ mà Việt Nam là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự theo hướng nâng cao tính minh bạch, khả thi, bảo đảm tính thống nhất về mặt kỹ thuật giữa Phần chung và Phần các tội phạm. Qúa trình hoàn thiện quy định của BLHS và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước đã thành công trong quy định và áp dụng các hình phạt này như Pháp, Nga và Mỹ.
2. Các hình phạt chính không giam giữ chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn áp dụng có nguyên nhân từ nhiều yếu tố như lý luận, quy định của pháp luật hình sự, nhận thức của người áp dụng pháp luật, của cộng đồng và các biện pháp hạ tầng để đảm bảo thi hành hình phạt. Do vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt này, cần giải quyết các hạn chế, vướng mắc trên tất cả các bình diện.
3. Để hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, các kiến nghị tập trung nhằm hoàn thiện lý luận, quy định của BLHS năm 2015 và các luật khác có liên quan. Đồng thời cần có các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng, và các biện pháp bảo đảm thi hành các hình phạt này. Các kiến nghị về pháp luật tập trung chủ yếu ở hoàn thiện quy định ở Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất. Bên cạnh đó luận án cũng mạnh dạn đề xuất bổ sung thêm hai hình phạt chính không giam giữ là Phạt tiền theo ngày và Quản chế tại gia đình có sử dụng vòng điện tử. Hai hình phạt này nhằm thay thế cho hình phạt tù và mở rộng khả năng áp dụng hình phạt chính không giam giữ cho người bị kết án nhằm tránh việc áp dụng hình phạt tù với thời gian ngắn. Trong gia đoạn hiện nay, với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta,
Phạt tiền theo ngày và Quản chế tại gia đình có sử dụng vòng điện tử hoàn toàn có khả năng đáp ứng về lý luận, pháp lý, hiệu quả kinh tế và biện pháp bảo đảm.
KẾT LUẬN
Các hình phạt chính không giam giữ có vai trò quan trọng trong hệ thống hình phạt nhưng chưa phát huy được vai trò trên thực tế. BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung về các hình phạt chính không giam giữ theo yêu cầu cải cách tư pháp nhưng vẫn còn tồn tại các hạn chế, bất cập nhất định. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ còn nhiều hạn chế, hiệu quả áp dụng chưa cao. Để đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 và nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, luận án đã nghiên cứu những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hình phạt như các học thuyết, khái niệm, đặc trưng, mục đích và phân loại hình phạt làm nền tảng để nghiên cứu lý luận hình phạt chính không giam giữ. Việc nghiên cứu các học thuyết về hình phạt nhằm hoàn thiện lý luận và củng cố quan niệm về hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam;
Thứ hai, nghiên cứu lý luận về hình phạt chính không giam giữ như khái niệm, đặc trưng, cơ sở, vai trò ý nghĩa, hình thức và phân biệt các hình phạt chính không giam giữ với các biện pháp cưỡng chế nhà nước khác nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc đánh giá các quy định của pháp luật hình sự.
Thứ ba, nghiên cứu sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không giam giữ từ thời kỳ Phong kiến đến nay, đặc biệt là từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 2015. Quy định của pháp luật hình sự về hình phạt chính không giam giữ, đặc biệt trong các BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 ngày càng hoàn thiện, phản ánh đúng chính sách hình sự và đảm bảo các nguyên tắc của luật hình sự.
Thứ tư, nghiên cứu thực trạng quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không tước do nhằm xác định các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quy định của BLHS. Luận án tập trung nghiên cứu phạm vi, điều kiện áp dụng; giới hạn và hậu quả pháp lý; các quy định khác có liên quan đến các hình phạt chính không giam giữ như tổng hợp hình phạt, miễn, giảm hình phạt, xóa án tích, quy định cho người dưới 18 tuổi phạm tội. Luận án cũng đánh giá thực trạng quy định các hình phạt chính không giam giữ trong Phần các tội phạm của BLHS nhằm đánh giá sự tương thích trong quy định của Phần chung và Phần các tội phạm.
Thứ năm, nghiên cứu thực trạng áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất, qua đó đánh giá các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn áp dụng các hình phạt này. Các hạn chế trong thực tiễn áp dụng hình phạt chính không giam giữ có thể do các hạn chế trong quy định của BLHS, do nhận thức của người áp dụng pháp luật và thiếu các biện pháp bảo đảm thi hành hình phạt.
Thứ sáu, nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự quốc tế và một số nước nhằm tham khảo kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không giam giữ. Quy tắc Tokyo và quy định của pháp luật hình sự các nước Hoa Kỳ, Pháp và Nga đã có những thành công nhất định trong việc quy định các nguyên tắc và biện pháp bảo đảm cho việc quy định và áp dụng; các hình phạt chính không giam giữ cụ thể; xây dựng bộ máy thi hành các hình phạt chính không giam giữ mà Việt Nam có thể tham khảo.
Cuối cùng trên cơ sở nghiên cứu các nội dung cơ bản trên, luận án xác định định hướng hoàn thiện và kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS và nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ như sau:
Kiến nghị hoàn thiện lý luận về hình phạt chính không giam giữ:
- Pháp luật hình sự Việt Nam cần thống nhất các mục đích khác nhau và xác định mục đích ưu tiên của hình phạt, cần ưu tiên mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội;
- Xây dựng lý luận về hình phạt chính không giam giữ tiệm cận với khoa học pháp lý hình sự thế giới, luận án đưa ra khái niệm, các đặc trưng và cơ sở của hình phạt chính không giam giữ. Cơ sở lý luận của hình phạt chính không giam giữ cần dựa trên cả ba cơ sở là sự tương xứng giữa tính nguy hiểm của tội phạm và tính nghiêm khắc của hình phạt; sự ảnh hưởng của xu hướng phát triển tiến bộ của luật hình sự gồm xu hướng xã hội học pháp luật, nhân đạo và đảm bảo quyền con người và tính hiệu quả của hình phạt. Ba cơ sở này sẽ là nền tảng lý luận cho việc cân nhắc đánh giá các biện pháp cưỡng chế có thể được sử dụng là hình phạt chính không giam giữ;
- Nhằm tạo sự thống nhất trong lý luận về hình phạt, luận án cũng mạnh dạn đưa ra định nghĩa khoa học về hình phạt và hình phạt chính. Định nghĩa khoa học về hình phạt cần xác định các đặc trưng và mục đích cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào
mục đích trọng tâm của hình phạt. Đối với hình phạt chính, cần xây dựng định nghĩa làm rõ đặc trưng vai trò và quy tắc áp dụng.
Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính không giam giữ
- Sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cảnh cáo theo hướng tăng cường tính cưỡng chế của hình phạt bằng cách quy định nội dung giám sát tại cộng đồng cho người bị kết án;
- Sửa đổi, bổ sung quy định BLHS năm 2015 về phạt tiền là hình phạt chính, gồm: sửa đổi quy định tại Điều 35 BLHS năm 2015 theo hướng phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính cho người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng trong một số nhóm tội phạm; Bãi bỏ quy định phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội cố ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các tội phạm về ma túy và các tội phạm về chức vụ vì không phù hợp với tính nguy hiểm và bản chất của nhóm tội phạm; Tăng mức tiền phạt tối thiểu của hình phạt tiền là hình phạt chính; Bổ sung quy định cho phép Tòa án quyết định cách thức chấp hành hình phạt tiền có thể là một lần hoặc nhiều lần; Thay đổi trật tự của cụm từ “trật tự cộng cộng, an toàn công cộng” thành “an toàn công cộng, trật tự công cộng” cho phù hợp với tên nhóm tội phạm được quy định tại Chương 21 BLHS năm 2015.
- Sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam giữ như bổ sung vào quy định của Điều 36 BLHS năm 2015 cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục cho người bị kết án cải tạo không giam giữ là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự; BLHS năm 2015 cần bổ sung quy định về nghĩa vụ thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian chấp hành hình phạt đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ; Sửa đổi quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ là 5 năm; Sửa đổi tên Điều 105 BLHS năm 2015 theo hướng tên gọi của điều luật phải bao hàm được nội dung của điều luật, tên điều luật phải là “Miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên”;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt trục xuất là hình phạt chính theo hướng quy định chi tiết hơn về phạm vi áp dụng nhằm đảm bảo tính pháp chế, tính khả thi và hiệu quả của hình phạt;
- Quy định bổ sung một số các hình phạt chính không giam giữ Phạt tiền theo ngày và Quản chế tại gia đình mà có sử dụng vòng điện tử với tính chất là các hình phạt thay thế cho hình phạt tù;
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS năm 2015 có liên quan đến hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ, cụ thể: Sửa đổi quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, có nhiều bản án đối với hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng mức hình phạt tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ là năm năm; Bổ sung quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo nhận thức thống nhất, tránh tùy tiện trong áp dụng quy định của BLHS;
- Khắc phục các hạn chế trong quy định của Phần các tội phạm BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam.
- Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự cho phù hợp với các quy định của BLHS.
- Cần ban hành các văn bản hướng dẫn quy định của BLHS năm 2015 như hướng dẫn việc quyết định mức tiền phạt trong trường hợp người phạm tội đã bị tạm giữ, tạm giam trước đó; hướng dẫn áp dụng quy định “xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội” (Điều 36 BLHS năm 2015); hướng dẫn cách thức xác định thu nhập của người bị kết án làm cơ sở để xác định mức thu nhập bị khấu trừ.
Kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và biện pháp bảo đảm thi hành các hình phạt chính không giam giữ
- Nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng về vai trò, hiệu quả của các hình phạt chính không giam giữ. Đẩy mạnh và phổ biến các nghiên cứu về hiệu quả của hình phạt chính không giam giữ, thông tin về hiệu quả áp dụng hình phạt này ở các nước nhằm tác động vào nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng.
- Tổ chức cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hình phạt chính không giam giữ, bao gồm bộ máy tổ chức, cơ sở hạ tầng, và các chuyên viên được đào tạo, huấn luyện phù hợp trong việc giám sát người bị kết án chấp hành các biện pháp.
- Cần xây dựng mạng lưới các cơ quan, tổ chức, công ty, đội ngũ tình nguyện viên nhằm hỗ trợ cho Nhà nước trong việc tổ chức thi hành các hình phạt chính không giam giữ đặc biệt là đối với các hình phạt mang tính chất cộng đồng.
- TANDTC cần công bố các án lệ về áp dụng các hình phạt chính không giam giữ nhằm hướng dẫn các Tòa án cách thức vận dụng quy định của BLHS về các điều kiện áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và khuyến khích các Tòa án tăng cường áp dụng các hình phạt này.
ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do, Tạp chí Khoa học pháp lý số 08/2015;
2. Một số thành công và hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các hình phạt chính không tước tự do, Tạp chí Khoa học pháp lý số 08/2016;
3. Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo tinh thần của các công ước quốc tế về quyền con người, Tạp chí Khoa học pháp lý số 06/2017
4. Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do, Tham luận Hội thảo khoa học quốc tế “Sửa đổi BLHS, BLTTHS theo Hiến pháp 2013 và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài” do Trường ĐH Luật Tp. HCM tổ chức, tháng 9/2015;
5. “Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt nam và vấn đề bảo đảm quyền con người” – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, thực hiện tại Trường Đại học Luật Tp. HCM năm 2013
I. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT a) Văn bản pháp luật Tiếng Việt 1. BLHS CHXHCN Việt Nam năm 1985;
2. BLHS CHXHCN Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009;
3. BLHS CHXHCN Việt Nam năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
4. Hiến pháp 2013;
5. Luật thi hành án 2010;
6. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
7. Luật cư trú năm 2006;
8. Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014;
9. Sắc lệnh số 68-SL ngày 30/11/1945 về Về việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến;
10. Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/3/1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền, ám sát;
11. Sắc luật số 27/SL ngày 14/11/1946 trừng trị tội hối lộ, biển thủ, phù lạm;
12. Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 quy định hình phạt đối với tội tiết lộ bí mật cơ quan hoặc công tác;
13. Sắc lệnh số 128/SL ngày 17/7/1950 quy định hình phạt đối với tội bóc trộm, ăn cắp, hay thủ tiêu công văn của Chính phủ hoặc thư từ của tư nhân;
14. Luật số 101-SL/L2 ngày 20/5/1957;
15. Luật số 102-SL-L004 ngày 20/5/1957;
16. Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ngày 18/1/1961;
17. Sắc lệnh số 200-SL ngày 15-10-1946 quy định việc buôn bán vàng bạc;
18. Sắc lệnh 61 -SL ngày 5-7-1947 Về việc ấn định thể thức xuất cảng và nhập nội các tư bản;
19. Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 quy định trừng trị các tội đánh bạc;
20. Pháp lệnh ngày 13-6-1966 về cấm nấu rượu trái phép;
21. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981;
22. Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép nước CHXHCN Việt Nam năm 1982;
23. Sắc lệnh số 21-SL ngày 14/2/1946;