Quy định của BLHS năm 1999

Một phần của tài liệu Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam (Trang 76 - 96)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ

2.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không

2.1.1 Sự phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đến trước khi

2.1.1.4 Quy định của BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 trên cơ sở kế thừa quy định của BLHS năm 1985 đã có những tiến bộ nhất định trong quy định về các hình phạt chính không giam giữ.

- BLHS năm 1999 đã quy định rõ trong luật điều kiện, phạm vi áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, mỗi hình phạt được xác định bởi một phạm vi với các điều kiện áp dụng cụ thể. Phạm vi, điều kiện áp dụng của các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất được quy định lần lượt tại các Điều 29, 30, 31, 32 và Điều 72 BLHS năm 1999. Quy định phạm vi áp dụng của hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và trục xuất đã thể hiện sự tương xứng giữa tính nguy hiểm của tội phạm và tính nghiêm khắc của hình phạt. Bên cạnh đó, BLHS năm 1999 quy định phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tiền cho người dưới 18 tuổi phạm tội đã đảm bảo tính khả thi của hình phạt.

- BLHS năm 1999 đã xác định giới hạn của hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ thông qua quy định mức tối thiểu, tối đa cho các hình phạt, tại các Điều 30, 31, 72, 73 BLHS năm 1999. Quy định giới hạn hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ cho người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bằng một phần hai mức tiền phạt hoặc mức thời hạn mà điều luật quy định đã thể hiện chính sách khoan hồng của luật

160 Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu Luật hình sự Việt nam, NXB Đồng Nai, tr. 214.

hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Khoản 1 Điều 73 BLHS năm 1999 quy định không khấu trừ thu nhập của người dưới 18 tuổi phạm tội đã thể hiện tính hợp lý và trên tinh thần bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội, vì người họ chưa có nhiều khả năng để có thu nhập riêng.

- Quy định về xóa án tích cho người phạm tội bị áp dụng các hình phạt chính không giam giữ là có cơ sở khoa học và hợp lý. Điểm a Khoản 2 Điều 64 BLHS quy định trường hợp đương nhiên xóa án tích thì thời gian xóa án tích cho người bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ là một năm nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà không phạm tội mới. Điều 66 quy định trong trường hợp đặc biệt, thời hạn có thể được rút ngắn nếu thõa mãn các điều kiện theo quy định của BLHS. Quy định về xóa án tích cho người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 77 BLHS và thời hạn để xóa án tích là một phần hai thời hạn theo quy định tại Điều 64 BLHS, nghĩa là chỉ với thời hạn 6 tháng.

- Quy định trong Phần các tội phạm thống nhất với quy định của Phần chung về phạm vi áp dụng hình phạt cảnh cáo và hình phạt cải tạo không giam giữ,. Tỷ lệ quy định hình phạt chính không giam giữ trong phần các tội phạm xét trên số lượng điều luật về cơ bản là hợp lý cho trường hợp hình phạt cảnh cáo (31/273 điều luật) và hình phạt cải tạo không giam giữ (151/273 điều luật). Tỷ lệ điều luật quy định hình phạt cảnh cáo chiếm tỷ trọng thấp nhất bởi lẽ đây là hình phạt tính cưỡng chế ở mức độ thấp, chỉ phù hợp với một số tội phạm cụ thể nhất định. Trong các hình phạt chính không giam giữ nhà làm luật đánh giá cao vai trò của hình phạt cải tạo không giam giữ, khi được quy định trong 55,31% (151/273) điều luật phần các tội phạm. Đánh giá chung tỷ lệ quy định hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ là tương đối hợp lý, tuy nhiên trong xu hướng chung mở rộng và tăng cường các hình phạt chính không giam giữ cần nghiên cứu mở rộng thêm số lượng điều luật có quy định hình phạt này.

Có sự đa dạng khi quy định mức tối đa của hình phạt tiền trong chế tài quy phạm pháp luật hình sự. Mức cao nhất của hình phạt tiền được quy định theo hai cách là quy định cụ thể một khoản tiền nhất định hoặc theo bội số của số tiền vi phạm. Theo cách thứ nhất thì khoản 1 Điều 172 và khoản 1 Điều 185 BLHS năm 1999 quy định tối đa là 1 tỷ đồng. Khoản Điều 161, khoản 1 điều 163 BLHS năm 1999 quy định theo cách thứ hai khi quy định mức tiền phạt tối đa là 1 lần đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc1 lần đến 10 lần số tiền lãi. Trong hai cách quy định mức tối đa cho hình phạt tiền thì cách thức

thứ hai có nhiều ưu điểm, tránh được sự lạc hậu trong quy định khi có sự biến động về kinh tế, thay đổi về thu nhập nên nhà làm luật cần nghiên cứu để gia tăng cách quy định này.

Tuy nhiên, quy định của BLHS năm 1999 về các hình phạt chính không giam giữ còn tồn tại các hạn chế sau:

Thứ nhất: Phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tiền quy định tại Điều 30 BLHS năm 1999 chưa tương xứng với vai trò của hình phạt tiền. Hình phạt tiền xếp thứ hai trong thang bậc nghiêm khắc của hệ thống hình phạt, nên phạm vi, điều kiện áp dụng cần được mở rộng hơn so với hình phạt cảnh cáo. Khoản 1 Điều 30 BLHS năm 1999 quy định “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định”. Nếu so với hình phạt cảnh cáo chỉ tác động đến tinh thần của người phạm tội mà không tước hoặc hạn chế quyền hoặc lợi ích cụ thể nào thì hình phạt tiền có tính nghiêm khắc hơn vì phạt tiền tước quyền về tài sản một cách không hạn chế đối với người phạm tội. Tính nghiêm khắc của hình phạt tiền có thể phù hợp với các tội phạm có tính nguy hiểm cao hơn. Do vậy, để đảm bảo tính linh hoạt trong hệ thống hình phạt, cần thiết phải mở rộng phạm vi áp dụng của hình phạt tiền.

Thứ hai: Một số quy định về điều kiện áp dụng của một số hình phạt chính không giam giữ còn mang tính chất định tính gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế. Cụ thể như quy định “có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt” (Điều 29 BLHS năm 1999) còn mang tính chất định tính, không rõ ràng cụ thể về điều kiện áp dụng. Bên cạnh đó, một trong các điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là người phạm tội “đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng” quy định tại khoản 1 Điều 31 BLHS năm 1999. Nơi thường trú là nơi mà người phạm tội đăng ký thường trú, có hộ khẩu thì liệu rằng có nơi thường trú nào đăng ký trong hộ khẩu lại không rõ ràng. Hơn nữa, về mặt thực tiễn nơi thường trú và nơi cư trú có thể không đồng nhất với nhau, có trường hợp người phạm tội đăng ký hộ khẩu thường trú ở một địa phương nhưng thường xuyên cư trú ở một nơi khác.161 BLHS năm 1999 không quy định chi tiết các điều kiện áp dụng của hình phạt trục xuất là hình phạt chính mà phụ thuộc vào sự đánh giá của người áp dụng pháp luật. Điều 32

161 Xem thêm Luật cư trú và Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000.

BLHS năm 1999 quy định “Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể”. Một số ý kiến cho rằng tính tùy nghi của Tòa án trong trường hợp này là chưa đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự.162 Một số ý kiến cho rằng việc không quy định rõ các điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất trong BLHS năm 1999 là một trong những hạn chế của hệ thống hình phạt và ảnh hưởng đến nguyên tắc pháp chế và bình đẳng trong luật hình sự.163

Thứ ba: Quy định về giới hạn hình phạt, quyết định hình phạt, các biện pháp miễn, giảm hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ còn hạn chế. Cụ thể như quy định mức tối đa của hình phạt tiền là một triệu đồng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. BLHS năm 1999 quy định mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp phạm nhiều tội không khác biệt với trường hợp phạm một tội. Điểm a khoản 1 Điều 50 BLHS năm 1999 quy định mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp phạm một tội là 3 năm và trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án thì cộng tối đa cũng chỉ 3 năm. Quy định này chưa hợp lý vì có thể làm giảm tính chất cưỡng chế của hình phạt và không đảm bảo tính công bằng trong áp dụng pháp luật hình sự. BLHS năm 1999 thiếu quy định về cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bên cạnh đó quy định của BLHS năm 1999 về các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ, còn tồn tại các hạn chế về lỗi kỹ thuật lập pháp khi khi quy định nội dung miễn giảm không trong phạm vi nội hàm của điều luật. Khoản 2 Điều 58 quy định trường hợp miễn chấp hành hình phần tiền phạt trong khi tên điều luật là giảm mức hình phạt đã tuyên. Tương tự tên Điều 76 BLHS năm 1999 là giảm mức hình phạt đã tuyên nhưng khoản 2, khoản 3 lại quy định cả trường hợp miễn chấp hành phần hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ còn lại cho người dưới 18 tuổi phạm tội; BLHS năm 1999 chưa có quy định cho trường hợp giảm mức tiền phạt hoặc hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

Thứ tư: Quy định về các hình phạt chính không giam giữ trong Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 còn có các hạn chế nhất định. Cụ thể như:

162 Trịnh Tiến Việt, Nguyễn Cửu Đức Bình (2003), Tlđd số 55.

163Nguyễn Minh Khuê (2016), Tlđd số 50, tr. 88.

- Quy định hình phạt tiền trong Phần các tội phạm không thống nhất với quy định tại Điều 30 BLHS năm 1999 về điều kiện áp dụng. Theo quy định của BLHS năm 1999, có 25/82 khung hình phạt quy định hình phạt tiền là hình phạt chính nhưng lại thuộc trường hợp tội phạm nghiêm trọng. Các trường hợp không thống nhất trong quy định nêu trên chủ yếu tập trung ở các tội xâm phạm an toàn công cộng (18 trường hợp), các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (4 trường hợp), các tội phạm về môi trường (2 trường hợp) và các tội phạm về ma túy (1 trường hợp);

- Tỷ lệ quy định hình phạt tiền trong Phần các tội phạm còn thấp chưa phát huy hết vai trò của hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt. Hình phạt tiền được quy định tại 7/14 nhóm: các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội phạm về môi trường; các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Hình phạt tiền chỉ được quy định 76/273 điều luật là chưa phát huy hết vai trò, hiệu quả của hình phạt tiền. Dựa trên các căn cứ xác định phạm vi hình phạt như đã phân tích ở trên, hình phạt tiền hoàn toàn có khả năng được quy định là hình phạt chính cho nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, các tội phạm về chức vụ, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và các tội xâm phạm trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Bởi vì yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định nhóm tội phạm phù hợp với hình phạt chính là hình phạt tiển chủ yếu dựa vào tính nguy hiểm của nhóm tội phạm và đặc trưng của khách thể hoặc hậu quả.

- Tỷ lệ các khung hình phạt có quy định các hình phạt chính không giam giữ trên tổng số khung hình phạt và so với khung hình phạt có quy định hình phạt tù có thời hạn là chưa thực sự hợp lý. Trong phần các tội phạm của BLHS năm 1999, nhà làm luật khi quy định các hình phạt chính không giam giữ luôn đặt trong sự lựa chọn với hình phạt tù có thời hạn. BLHS năm 1999 có 697 khung hình phạt quy định tội phạm cụ thể, hình phạt cảnh cáo được quy định trong 31 khung (tỷ lệ 4,45%), hình phạt tiền được quy định là hình phạt chính trong 82 khung (tỷ lệ 11,76%) và hình phạt cải tạo được quy định nhiều nhất trong các hình phạt chính không giam giữ là 161 khung (tỷ lệ 23,09%). Tỷ lệ quy định các hình phạt chính không giam giữ trên số lượng khung hình phạt còn rất hạn chế. Cần so sánh thêm rằng trong tổng số 697 khung hình phạt thì có 691 khung hình phạt có quy định hình phạt tù có thời hạn

chiếm tỷ lệ 99,14%. Nghĩa là cả BLHS chỉ có 6 khung hình phạt trong phần chế tài không có quy định hình phạt tù có thời hạn mà chỉ có các hình phạt không giam giữ như cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ.164 Con số thống kê trên cho thấy, với quy định này khả năng áp dụng các hình phạt chính không giam giữ trên thực tế là không cao. Nhà làm luật khi quy định hình phạt chính không giam giữ luôn đặt trong sự lựa chọn chế tài với hình phạt tù, do vậy nếu người áp dụng pháp luật không đánh giá hết vai trò của các hình phạt không giam giữ sẽ lựa chọn hình phạt tù có thời hạn để áp dụng. Như vậy, các hình phạt chính không giam giữ còn chưa đa dạng để toà án có thể lựa chọn một hình phạt bảo đảm sự công bằng, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như nhân thân người phạm tội.165

2.1.2 Quy định BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ 2.1.2.1 Quy định Phần chung BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ

a) Quy định về phạm vi, điều kiện áp dụng của các hình phạt chính không giam giữ

Khi quy định các hình phạt trong hệ thống hình phạt, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế, đòi hỏi nhà làm luật phải xác định rõ phạm vi, điều kiện, thời hạn áp dụng, thể thức chấp hành. Việc quy định các điều kiện áp dụng cụ thể cũng chính là cách thức nhà làm luật xác định phạm vi áp dụng cho từng hình phạt.166 Nhà làm luật cần căn cứ tính nghiêm khắc của từng hình phạt, tính đặc thù và chính sách hình phạt trong từng giai đoạn để xác định phạm vi áp dụng cho các hình phạt chính không giam giữ. Pháp luật hình sự Việt Nam thường xác định phạm vi áp dụng của các hình phạt chính trên các điều kiện áp dụng về loại tội phạm, nhóm tội phạm, người phạm tội.

BLHS 2015 đã kế thừa phần lớn quy định của BLHS 1999 về phạm vi, điều kiện áp dụng các hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và trục xuất. BLHS năm 2015 đã quy định rõ trong luật phạm vi áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, mỗi hình phạt được xác định bởi một phạm vi áp dụng cụ thể. Việc quy định cụ thể trong BLHS về phạm vi, điều kiện áp dụng của các hình phạt cụ thể đã đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc pháp chế nói chung và áp dụng thống nhất luật hình sự nói riêng, tránh sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật hình sự. Điểm mới của BLHS 2015 tập trung ở phạm

164 Khoản 1 Điều 125, khoản 1 Điều 159, khoản 1 Điều 161, khoản 1 Điều 163, khoản 1 Điều 170a và khoản 1 Điều 171 BLHS năm 1999.

165Nguyễn Minh Khuê (2016), Tlđd số 50, tr. 71.

166 Nguyễn Thị Ánh Hồng (2013), Tlđd số 56, tr. 54.

vi, điều kiện áp dụng của hình phạt tiền và phạm vi áp dụng của hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội167 và một số quy định khác.

Đối với hình phạt cảnh cáo:

Điều 34 BLHS năm 2015 kế thừa hoàn toàn quy định tại Điều 29 BLHS năm 1999 về phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo. Theo đó, “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Trong hệ thống hình phạt, cảnh cáo được xem là hình phạt nhẹ nhất. Do tính nghiêm khắc hạn chế nên phạm vi áp dụng của hình phạt cảnh cáo hạn chế hơn các hình phạt chính không giam giữ khác. Phạm vi áp dụng của hình phạt cảnh cáo chỉ bị giới hạn bởi loại tội phạm ít nghiêm trọng là hoàn toàn phù hợp vì hình phạt cảnh cáo chỉ mang tính chất tác động về tinh thần. Điều 34 BLHS năm 2015 chưa khắc phục hạn chế của BLHS năm 1999 khi quy định một trong các điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo là người phạm tội “có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt”. Quy định này mang tính chất định tính, phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của người áp dụng pháp luật. Bởi vì điều kiện để được miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 BLHS năm 2015 là “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”. Có ý kiến cho rằng điều kiện này thiếu cụ thể, rõ ràng, khó phân biệt với việc áp dụng hình phạt khác.168

Đối với hình phạt tiền:

BLHS năm 2015 đã khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1999 khi quy định mở rộng phạm vi áp dụng của hình phạt tiền cả về nhóm tội phạm và loại tội phạm.

Điều 35 BLHS năm 2015 quy định:

“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định

167 Khái niệm “người dưới 18 tuổi phạm tội” được quy định trong BLHS 2015 thay cho khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” trong BLHS 1999. Luận án thống nhất sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội”

để chỉ cho người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội trong toàn bộ luận án nhằm tạo sự thống nhất trong diễn đạt.

168 Trần Văn Độ (2014), Tlđd số 64, tr.4.

Một phần của tài liệu Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam (Trang 76 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)