Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về quy định các hình phạt chính không giam giữ cụ thể

Một phần của tài liệu Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam (Trang 128 - 131)

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ NƯỚC VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ

3.1 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về hình phạt chính không giam giữ

3.1.3 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về quy định các hình phạt chính không giam giữ cụ thể

Quy tắc Tokyo quy định các biện pháp không giam giữ trong cả ba giai đoạn tiền xét xử, giai đoạn xét xử và tuyên án, giai đoạn sau khi tuyên án. Mục 8.2 Quy tắc Tokyo xác định rất nhiều biện pháp không giam giữ có thể sử dụng tại giai đoạn kết án201 có thể mang tính chất hình phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế hình sự khác. Quy tắc Tokyo đã giới thiệu nhiều biện pháp không giam giữ thay thế cho hình phạt tù khác nhau trong giai đoạn xét xử mà Việt Nam có thể tham khảo để bổ sung, hoàn thiện các hình phạt chính không giam giữ như phạt tiền theo ngày, hình phạt cộng đồng, quản chế và quản thúc tại nhà.

Các hình phạt về kinh tế (Economic penalties) là các biện pháp thay thế cho hình phạt tù hiệu quả nhất. Các hình phạt về kinh tế thường gặp gồm có trừng phạt kinh tế, phạt tiền và phạt tiền theo ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hình phạt tiền được sử dụng cho các vi phạm pháp luật ở nhiều mức độ khác nhau như vi phạm hành chính hoặc vi phạm hình sự tùy theo hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Hình phạt tiền tuy phổ biến tại nhiều quốc gia nhưng cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như tính chất bất bình đẳng xã hội, thiếu cơ chế bảo đảm thi hành, thậm chí tiểm ẩn nguy cơ gia tăng tội phạm vì tâm lý nộp tiền phạt là có thể phạm tội.202 Để khắc phục các nhược điểm trên, Quy tắc Tokyo khuyến nghị các quốc gia sử dụng nhiều hình thức như ấn định mức tiền phạt cố định cho các trường hợp, hoặc để đảm bảo công bằng mức tiền phạt cần căn cứ vào thu nhập của người bị kết án, hoặc theo cách thức phạt tiền theo

201 Mục 8.2 Quy tắc Tokyo quy định các biện pháp gồm:

a. Sử dụng hình phạt nhắc nhở, khiển trách và cảnh cáo;

b. Trả tự do có điều kiện;

c. Các hình phạt về nhân thân;

d. Trừng phạt kinh tế và các hình phạt về tiền như phạt tiền và phạt tiền theo ngày;

e. Tịch thu hoặc sung công;

f. Ra lệnh bồi thường cho nạn nhân hoặc đền bù thiệt hại;.

g. Án treo hoặc hoãn thi hành án;

h. Quản chế và giám sát tư pháp.

i. Buộc lao động công ích;

j. Chuyển cho trung tâm quản giáo;

k. Quản thúc tại gia;

l. Các hình thức xử lý không cách ly khác;

m. Kết hợp các biện pháp liệt kê ở trên.

202 NSW Sentencing Council, The Effectiveness of Fines as a Sentencing Options: Court-imposed fines and penaltiy notices (Interim Report), tr. 18.

ngày (day-fines/unit fines). Việc áp dụng hình phạt tiền cần sự hỗ trợ của bộ máy hành chính có gắn kết chặt chẽ với hệ thống Tòa án để thực hiện các hoạt động như cung cấp biên nhận, chuyển tiền phạt cho nhà nước. Một hệ thống không phù hợp có thể gia tăng tình trạng tham nhũng. Hơn nữa để đảm bảo tính công bằng của phạt tiền theo ngày, bộ máy hỗ trợ phải có cách thức chính xác để xác định thu nhập của người phạm tội. Những quốc gia có hệ thống thuế với nguồn dữ liệu đáng tin cậy về thu nhập của cá nhân và Tòa án có thể sử dụng nguồn dữ liệu này thì việc áp dụng hình phạt tiền theo ngày sẽ không có khó khăn. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia khi dữ liệu về thu nhập của cá nhân rất khó để thu thập cần lưu ý về tính khả thi và hiệu quả của hình phạt tiền.

Những người trốn tránh chấp hành hình phạt tiền không nên đương nhiên chuyển sang hình phạt tù nếu họ thất bại trong việc đóng tiền phạt. Các nhà lập pháp và áp dụng pháp luật cần chú ý đến các giải pháp khả thi để giải quyết tình trạng không chấp hành hình phạt tiền, ví dụ như họ có thể lao động công ích, hoặc nhà nước cung cấp việc làm cho họ để họ có thể chấp hành hình phạt tiền thông qua qúa trình lao động.203

Quản chế và giám sát tư pháp (Probation and judicial supervision) là những biện pháp không được định nghĩa trong Quy tắc Tokyo bởi tính thông dụng của nó.

Trong nhiều hệ thống tư pháp, chức năng lịch sử của quản chế hầu như là các phúc lợi xã hội khi dịch vụ phúc lợi xã hội trả toàn bộ chi phí cho việc chăm sóc và các nhu cầu khác của người bị quản chế. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia quản chế lại phát triển như là nơi chịu trách nhiệm bảo đảm người phạm tội thực hiện các yêu cầu của Tòa án trong khi vẫn ở tại cộng đồng mà không bị giam giữ. Quản chế với tư cách là biện pháp thay thế hình phạt tù có thể liên quan đến các hình phạt mang tính cộng đồng khác. Quy tắc Tokyo và các bình luận của Liên Hợp quốc nhấn mạnh Trung tâm quản chế là một cơ quan của chính phủ có thể cung cấp các thông tin cho hệ thống tư pháp hình sự, đặc biệt trong việc kết án đồng thời là nơi người phạm tội thực hiện các yêu cầu của hình phạt cộng đồng và hỗ trợ người phạm tội giải quyết các vấn đề mà người phạm tội phải đối mặt khi chấp hành bản án. Trung tâm quản chế là nơi báo cáo các yêu cầu điều tra xã hội theo yêu cầu của quy tắc Tokyo như thông tin cơ bản của người phạm tội, chi tiết về điều kiện hoàn cảnh sống của họ và những người xung quanh dẫn

203 UNODC (2007), Tlđd số 26, tr 31.

đến việc phạm tội, từ đó có thể đề xuất các biện pháp thay thế cho Tòa án như chữa trị cho người phạm tội khi họ bị lạm dụng nhằm thay đổi hành vi, nhận thức của người phạm tội. Trung tâm quản chế cũng cung cấp các thông tin cần thiết khác để Tòa án cân nhắc các điều kiện và hạn chế cho người phạm tội khi kết án. Quan trọng nhất là Trung tâm quản chế cũng là nơi thi hành các điều kiện quản chế của Tòa án bằng việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoặc giám sát. Đồng thời trung tâm quản chế cũng là nơi thi hành các hình phạt hoặc biện pháp hình sự khác như bồi thường cho nạn nhân, án treo, hoãn thi hành án và thậm chí là hình phạt cộng đồng hoặc giam giữ tại nhà.

Quy tắc Tokyo khuyến nghị giám sát tư pháp cũng có vai trò tương tự như Trung tâm quản chế. Khi Tòa án không thể thực hiện việc giám sát người phạm tội một cách trực tiếp thì có thể thông qua các tổ chức xã hội.

Buộc lao động công ích (A community service order) là biện pháp yêu cầu người bị kết án thực hiện các công việc không được trả lương trong một thời gian nhất định hoặc thực hiện một nghĩa vụ nhất định. Quy tắc Tokyo đề nghị các công việc mang tính chất cộng đồng. Trước khi kết án Tòa án cần lưu ý các thông tin cần thiết để yêu cầu công việc có thể đặt dưới sự giám sát của nhân viên giám sát. Phục vụ cộng đồng cần được giám sát chặt chẽ và người bị kết án không thể bị cưỡng bức hoặc yêu cầu làm các công việc với các điều kiện làm việc không được chấp nhận. Quy tắc Tokyo nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc thực thi các biện pháp không giam giữ, các thành viên của cộng đồng có thể cung cấp việc làm cho người bị kết án nhưng không được mang tính chất cưỡng chế hay trừng phạt hoặc ra các quyết định thay Tòa án.

Chuyển cho các trung tâm quản giáo (Referral to an attendance centre) là nơi mà người phạm tội phải chấp hành hình phạt vào ban ngày và trở về nhà vào buổi tối.

Các trung tâm này có thể cung cấp các hoạt động chữa trị cho người phạm tội, hoặc các hoạt động giáo dục, cải tạo khác cho người bị kết án. Khi áp dụng biện pháp này, Tòa án cần cân nhắc đến các điều kiện cơ sở hạ tầng, đưa ra các yêu cầu phù hợp cho người bị kết án nhằm đạt được mục đích phục hồi, giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Quản thúc tại nhà (House arrest) là một biện pháp hình sự khá cứng nhắc nhưng vẫn linh hoạt hơn hình phạt tù. Nếu biện pháp quản thúc tại nhà được áp dụng đủ 24 giờ một ngày thì có thể dẫn đến tình trạng bất tiện cho những người sống cùng họ. Ngôi nhà của người bị kết án chính là nhà tù nhưng có thể đáp ứng các nhu cầu cơ

Một phần của tài liệu Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự việt nam (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)