CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ
2.2 Thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ
2.2.1 Thực tiễn áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất
2.2.1.1 Thực tiễn áp dụng hình phạt cảnh cáo
Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt, là sự khiển trách công khai của của Nhà nước đối với người phạm tội nên chỉ phù hợp với những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Do tính chất đặc thù nên hình phạt cảnh cáo được áp dụng rất hạn chế trong thực tiễn.
Bảng 1: THỐNG KÊ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢNH CÁO TRONG TỪNG NHÓM TỘI PHẠM181
Tội danh 2011 2012 2013 2014 2015 2016 10 tháng năm 2017
Chương 11 0 0 0 0 0 0 0
Chương 12 12 7 11 2 10 2 4
Chương 13 0 15 4 4 4 4 0
Chương 14 37 15 8 19 8 7 10
Chương 15 0 0 0 0 0 0 1
Chương 16 2 3 2 10 0 3 0
Chương 17 0 0 0 0 0 0 0
Chương 18 4 0 0 1 0 0 0
Chương 19 97 47 55 42 59 33 8
Chương 20 4 2 1 0 1 13 2
Chương 21A 2 1 0 0 3 0 1
Chương 21B 0 0 1 0 0 0 0
Chương 22 1 4 0 1 1 0 0
Chương 23 0 0 0 0 0 0 1
Chương 24 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 159 94 82 79 86 62 28
181Số liệu thống kê hoạt động xét xử sử dụng trong luận án dựa trên nguồn số liệu từ Vụ thống kê – TAND Tối cao
Số liệu thống kê hoạt động xét xử trên cả nước cho thấy tỷ lệ áp dụng hình phạt cảnh cáo rất thấp và ngày càng giảm rõ rệt. Năm 2011 có 159 trường hợp (tỷ lệ 0,126%) nhưng đến năm 2016 chỉ còn 62 trường hợp (tỷ lệ 0,06%) và 10 tháng đầu năm 2017 chỉ có 28 trường hợp (tỷ lệ 0,04%) trường hợp áp dụng hình phạt cảnh cáo.
Hình phạt cảnh cáo được áp dụng chủ yếu cho nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính và các nhóm tội phạm khác như các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân và các tội xâm phạm sở hữu. Hình phạt cảnh cáo hầu như không được áp dụng tại một số địa phương, như tại địa bàn Tp.HCM từ năm 2010 đến năm 2013 không áp dụng và năm 2014 chỉ có một trường hợp được áp dụng hình phạt cảnh cáo cho bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản.182 Thực tiễn áp dụng hình phạt cảnh cáo rất hạn chế và ngày càng giảm có thể vì những nguyên nhân sau:
- Hình phạt cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, không tước hoặc hạn chế quyền hay lợi ích cụ thể của người bị kết án nên tính nghiêm khắc có phần hạn chế. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhận thức pháp luật nói chung. Kết quả khảo sát cho thấy 56% người được khảo sát cho rằng hình phạt cảnh cáo không tương xứng với tính nguy hiểm của tội phạm. Trong đó 41% cho rằng vì không tương xứng với tính nguy hiểm của tội phạm, không đảm bảo tính răn đe; không có sự khác biệt với biện pháp xử lý hành chính của tội phạm nên cảnh cáo không phù hợp để quy định là hình phạt chính. 15% người được khảo sát thì cho rằng tuy cảnh cáo không phù hợp với tính nguy hiểm của tội phạm nhưng nên quy định để thể hiện tính chất khoan hồng của nhà nước.183 Do tính nghiêm khắc có phần hạn chế nên mặc dù được quy định trong BLHS nhưng trên thực tế hình phạt cảnh cáo khó phát huy được vai trò.
- Hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến nguy hiểm nên hình phạt cảnh cáo ít được lựa chọn khi quyết định hình phạt vì khó đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
- Người áp dụng hình phạt không có niềm tin vào hiệu quả của hình phạt cảnh cáo và hiện nay cũng chưa có nghiên cứu đầy đủ để chứng minh hiệu quả của hình phạt này. Trên thực tế người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo không khác biệt qúa lớn với người được miễn hình phạt nên có thể tạo tâm lý e ngại cho Tòa án khi áp
182Số liệu thống kê hoạt động dựa trên nguồn số liệu từ Văn phòng TAND Tp.HCM.
183Phụ lục 2.1
dụng. Bên cạnh đó, tâm lý xã hội hiện nay thường cho rằng áp dụng hình phạt cảnh cáo nghĩa là khoan hồng, hoặc là biểu hiện của tiêu cực nên có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người áp dụng pháp luật. Kết quả khảo sát cho thấy 125/281 (tỷ lệ 44,5%) Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án và Luật sư cho rằng tính nghiêm khắc của hình phạt cảnh cáo không tương xứng với tính nguy hiểm của tội phạm, không đảm bảo tính răn đe; không có sự khác biệt với biện pháp xử lý hành chính của tội phạm nên không phù hợp để quy định là hình phạt chính; 30/258 (tỷ lệ 11,6%) những người này thì cho rằng tuy cảnh cáo không phù hợp với tính nguy hiểm của tội phạm nhưng nên quy định là hình phạt chính để thể hiện tính chất khoan hồng của nhà nước.
2.1.1.2 Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, phạt tiền là hình phạt có lịch sử lâu đời và có vai trò quan trọng trong các hình phạt chính không giam giữ. So với các hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và trục xuất thì hình phạt tiền được áp dụng nhiều nhất và có chiều hướng gia tăng.
Bảng 2: THỐNG KÊ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN TRONG TỪNG NHÓM TỘI PHẠM184
Tội danh 2011 2012 2013 2014 2015 2016 10 tháng năm 2017
Chương 11 0 0 0 0 0 0 0
Chương 12 27 26 7 17 2 10 12
Chương 13 0 0 0 0 0 0 0
Chương 14 94 78 56 47 35 33 23
Chương 15 0 0 0 8 0 0 0
Chương 16 69 82 116 108 152 119 75
Chương 17 7 6 3 1 0 1 1
Chương 18 15 7 4 1 0 7 0
Chương 19 3536 4730 5510 5800 6128 5543 3578
Chương 20 24 75 43 55 72 67 32
Chương 21A 3 0 3 0 7 4 3
184Số liệu thống kê hoạt động xét xử sử dụng trong luận án dựa trên nguồn số liệu từ Vụ thống kê – TAND Tối cao
Chương 21B 0 39 0 0 0 1 2
Chương 22 1 0 0 0 0 0 0
Chương 23 0 0 0 0 0 0 0
Chương 24 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 3776 5043 5742 6037 6396 5785 3726
Thực tiễn xét xử cho thấy từ năm 2011 đến nay, các trường hợp áp dụng hình phạt tiền đã có sự gia tăng nhất định. Năm 2011 chỉ có 3776/97678 (tỷ lệ 3,86%) bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền, thì đến năm 2012 đã tăng lên 4,28% với 5043 trường hợp áp dụng, năm 2013 là 5742 (tỷ lệ 4,85%), năm 2014 là 6032 (tỷ lệ 5,06%), năm 2015 là 6369 (tỷ lệ 5,99%), năm 2016 là 5783 (tỷ lệ 5,56%) và 10 tháng đầu năm 2017 là 3726 (tỷ lệ 5,3%). Năm 2015 có tỷ lệ áp dụng phạt tiền là hình phạt chính cao nhất với 5,99%, so sánh với năm 2011 chỉ có 3,86% trường hợp áp dụng hình phạt tiền đã phản ánh hình phạt tiền đã ngày càng được chú trọng hơn trong thực tiễn xét xử.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp áp dụng hình phạt tiền là cho các bị cáo phạm vào các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, chiếm khoảng từ 95% đến 96% các trường hợp áp dụng. Các trường hợp áp dụng còn lại thuộc trường hợp phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội xâm phạm sở hữu. Thực tiễn áp dụng cơ bản đã phản ánh đúng phạm vi áp dụng về nhóm tội phạm của hình phạt tiền. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền đã phản ánh một số vấn đề sau:
- Hình phạt tiền tuy được áp dụng nhiều nhất trong các hình phạt chính không giam giữ nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong thực tiễn áp dụng hình phạt.
Tỷ lệ áp dụng áp dụng phạt tiền là hình phạt chính từ 3,86% đến 5,99% (từ năm 2011 đến nay) là chưa đánh giá hết vai trò của hình phạt tiền, nếu so sánh với tỷ lệ quy định hình phạt tiền trong chế tài của quy phạm pháp luật hình sự. BLHS năm 1999 có 82/697 (tỷ lệ 11,76%) khung hình phạt quy định phạt tiền và BLHS năm 2015 có 186/883 (tỷ lệ 21,06%) khung hình phạt có quy định hình phạt tiền.
- Việc áp dụng hình phạt tiền chủ yếu tập trung ở một số tội như Tội đánh bạc, Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc một số tội trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như Tội kinh doanh trái phép, Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Đơn cử như thực tiễn áp dụng hình phạt tiền là hình phạt
chính tại Tp.HCM năm 2014 đưa ra xét xử 9978 bị cáo thì có 72 bị cáo bị áp dụng phạt tiền là hình phạt chính. Trong đó có 52 bị cáo phạm Tội đánh bạc; 7 bị cáo phạm Tội kinh doanh trái phép có; 7 bị cáo phạm Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước nước có; 3 bị cáo phạm Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; 2 bị cáo phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và 1 bị cáo phạm Tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, một trường hợp rất đáng lưu ý là hình phạt tiền lại được áp dụng cho bị cáo phạm các tội phạm về ma túy. Theo quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 thì phạt tiền chỉ quy định là hình phạt chính cho Tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng chất ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, thuốc hướng thần. Trong cả nước năm 2011 áp dụng 15 trường hợp, năm 2012 và năm 2015 là 7 trường hợp, năm 2013 là 4 trường hợp. Cụ thể như năm 2013 tại địa bàn Tp.HCM có 4 bị cáo phạm Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy bị áp dụng hình phạt tiền. Các trường hợp này chưa đủ cơ sở để xác định việc áp dụng hình phạt tiền có trái với quy định của BLHS hay không nhưng việc áp dụng hình phạt tiền cho người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cần phải cân nhắc vì có thể không đảm bảo mục đích của hình phạt.
- Về cơ bản việc áp dụng hình phạt tiền trên thực tế là đúng với quy định của pháp luật hình sự về phạm vi, điều kiện, giới hạn của hình phạt. Thực tiễn áp dụng có trường hợp áp dụng quy định của BLHS năm 1999 nhưng đã tuyên hình phạt tiền cho người phạm tội rất nghiêm trọng. Cụ thể như Bản án số 365/2012/HSST ngày 27/9/2012 của TAND Tp.HCM tuyên phạt bị cáo Lars Bjornar Hanssen phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo điểm a, b khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999. Khi quyết định hình phạt vì bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên Hội đồng xét xử đã áp dụng Điều 47 xử phạt bị cáo 30.000.000 đồng.
Khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999 thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng nhưng bản án trên về mặt pháp lý thì không vi phạm pháp luật vì khi áp dụng Điều 47 cho phép quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung nhưng trong phạm vi khung hình phạt liền kề nhẹ hơn và khoản 1 Điều 202 tuy là loại tội phạm nghiêm trọng nhưng phần chế tài có quy định hình phạt tiền. Tuy rằng việc quyết định hình phạt là không trái luật nhưng cần hết sức cân nhắc vì hình phạt được áp dụng phải bảo đảm được các mục đích của hình phạt và công bằng xã hội. Trong trường hợp trên có
thể vì bị cáo là người nước ngoài nên Hội đồng xét xử thấy không cần thiết áp dụng hình phạt tù hoặc không phù hợp để tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ.
- Tuy BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền và tỷ lệ khung hình phạt có quy định phạt tiền là hình phạt chính tăng cao so với quy định của BLHS năm 1999, đây là quy định có lợi cho người phạm tội và trên thực tế các địa phương cũng đã áp dụng nhưng thực tiễn xét xử năm 2016 và 10 tháng đầu năm 2017 cũng chưa phản ánh sự gia tăng rõ nét tỷ lệ áp dụng hình phạt tiền.
- Trên thực tế khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, mức tiền phạt thường cao hơn rất nhiều mức tối thiểu của hình phạt tiền. Mức tiền phạt áp dụng trong các bản án gần đây khá, thường là từ 10 triệu đồng trở lên, hoặc như trường hợp bị cáo Hà Thị Thùy Dương bị TAND Tp.HCM phạt 1,2 tỷ đồng về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Điều này phản ánh quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là 1 triệu đồng theo BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 là không phù hợp với tính nguy hiểm của tội phạm.
- Điều 30 BLHS năm 1999 và Điều 34 BLHS năm 2015 đều quy định rằng “Mức tiền phạt được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả …”, trên thực tế trong các bản án thường không lập luận lý do tuyên mức tiền phạt cụ thể, mà chỉ lập luận về việc không cần thiết áp dụng hình phạt tù đối với các bị cáo. Hoặc một số bản án quyết định mức tiền phạt có cân nhắc đến số tiền mà bị cáo đã tạm nộp trước đó vào cơ quan thi hành án dân sự (Bản án số 88/2017/HSST ngày 29/9/2017 của TAND huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Đối với các bản án tuyên mức tiền phạt không quá lớn thì có thể không ảnh ưởng đến qúa trình thi hành án. Tuy nhiên, quy định của BLHS về mức hình phạt tiền trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về môi trường lên đến hàng tỷ đồng thì việc “xét đến tình hình tài sản của người phạm tội” là căn cứ quan trọng khi quyết định hình phạt. Đơn cử như trường hợp bị cáo Hà Thị Thùy Dương trước đó có nộp cho Tòa một sổ tiết kiệm chứng minh khả năng tài chính.185
- Khi tuyên hình phạt tiền, một số bản án tuy áp dụng quy định của BLHS năm 1999 nhưng trong bản án không tuyên về cách thực thi hành là nộp tiền phạt một
185 Hoàng Yến, “Nữ tiếp viên hàng không bị phạt 1,2 tỉ đồng thay ở tù”, Tài liệu truy cập lúc 21h.00 ngày 4/12/2017
http://plo.vn/phap-luat/nu-tiep-vien-hang-khong-bi-phat-12-ti-dong-thay-o-tu-691369.html.
lần hay nhiều lần. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong qúa trình thi hành án là bị cáo có được phép đóng tiền phạt trong nhiều lần hay không? BLHS năm 1999 quy định Tòa án có thể quyết định trong bản án tiền phạt nộp một lần hoặc nhiều lần nhằm tăng cường cá thể hóa hình phạt và đảm bảo thi hành án nhưng thực tế chưa phát huy được hiệu quả của quy định này. Tuy nhiên BLHS năm 2015 đã không kế thừa quy định về số lần nộp tiền phạt của BLHS năm 1999.
- Trong một số bản án khi tuyên hình phạt tiền, trong phần quyết định có nêu “Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật cho đến khi thi hành xong khoản tiền phạt người phải thi hành không chịu thi hành khoản tiền phải thi hành thì hàng tháng còn phải chịu khoản lãi xuất giới hạn đối với số tiền chậm thi hành án tương ứng với thời gian chưa thi hành án tại thời điểm thi hành theo quy định tại khoản 2 Điều 357 của Bộ lụât dân sự” (Bản án số: 25/2017/HSST ngày 27/9/2017 của TAND Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) hoặc “Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật mà bị cáo Nguyễn Thị N không nộp đủ số tiền trên thì hàng tháng Nguyễn Thị N còn phải chịu thêm khoản tiền lãi chậm trả theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015” (Bản án số 73/2017/HSST ngày 05/9/2017 TAND của Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Nội dung này trong bản án nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ khi thi hành án phạt tiền, tuy nhiên trình tự, thủ tục thi hành án phạt tiền được quy định trong Luật thi hành án dân sự và chưa có quy định riêng cho thi hành hình phạt tiền.
- Việc gia tăng tỷ lệ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong những năm gần đây là dấu hiệu tích cực trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và đã phản ánh sự thay đổi nhất định trong nhận thức của người áp dụng hình phạt. Các Tòa án đã mạnh dạn vận dụng quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS năm 2015 để áp dụng hình phạt tiền mặc dù trong chế tài có quy định hình phạt tù.
2.2.1.3 Thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ
Luật hình sự Việt Nam quy định cải tạo không giam giữ là hình phạt mang tính chất cộng đồng duy nhất trong các hình phạt chính không giam giữ, là hình phạt mang tính chất bước đệm trong thang bậc nghiêm khắc giữa hình phạt tiền và hình phạt tù của hệ thống hình phạt. Cùng với hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ là hình phạt được áp dụng phổ biến trong số các hình phạt chính không giam giữ.
Bảng 3: THỐNG KÊ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ TRONG TỪNG NHÓM TỘI PHẠM186
Tội danh 2011 2012 2013 2014 2015 2016 10 tháng năm 2017
Chương 11 0 0 0 0 0 0 0
Chương 12 76 155 119 102 74 84 100
Chương 13 12 35 30 25 38 32 12
Chương 14 746 949 937 981 766 641 562
Chương 15 4 0 0 1 2 1 0
Chương 16 28 49 40 41 35 49 15
Chương 17 33 21 11 9 7 7 10
Chương 18 7 0 5 2 2 3 3
Chương 19 1997 2627 2524 3037 2581 2439 1795
Chương 20 72 61 45 42 31 25 19
Chương 21A 9 15 13 7 8 9 6
Chương 21B 2 6 4 2 1 1 3
Chương 22 4 4 3 2 3 1 1
Chương 23 0 0 0 0 0 0 6
Chương 24 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 2990 3922 3731 4251 3548 3292 2532 Thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đã có những thành công và hạn chế nhất định:
- Hình phạt cải tạo không giam giữ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hình phạt. BLHS năm 1999 quy định phạm vi áp dụng về loại tội phạm, nhóm tội phạm rộng hơn hình phạt tiền và được cụ thể hóa trong nhiều điều luật và khung hình phạt hơn các hình phạt chính không giam giữ khác. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thấp hơn hình phạt tiền với khoảng từ 3% đến 3,5 % bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm gần đây tỷ lệ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ có giảm so với trước đây.
186Số liệu thống kê hoạt động xét xử sử dụng trong luận án dựa trên nguồn số liệu từ Vụ thống kê – TAND Tối cao