CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ
2.2 Thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ
2.2.2 Các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ
Trong hệ thống hình phạt, các hình phạt chính không giam giữ chiếm 4/7 hình phạt, tuy nhiên như đã phân tích trong thực tiễn áp dụng các hình phạt cụ thể trong mục 2.2.1 cho thấy thực tiễn áp dụng các hình phạt cụ thể còn nhiều bất cập. Từ đó có thấy, thực tiễn áp dụng nhóm hình phạt chính không giam giữ cón tồn tại các hạn chế, vướng mắc nhất định khi xem xét trong bức tranh chung về thực tiễn xét xử và áp dụng hình phạt.
189 Nguyễn Minh Tuấn (2017), Hình phạt trục xuất trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học – Trường ĐH Luật Tp.HCM, tr. 43.
Bảng 5: THỐNG KẾ XÉT XỬ VÀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TRONG CẢ NƯỚC190
Năm Số vụ Số bị cáo Hình phạt chính không giam giữ
Hình phạt tù có thời
hạn
Hình phạt chung thân, tử
hình Cho hưởng
án treo
2011 57115 97678 6939 89730 20650 593
2012 66370 117866 9061 108178 25559 553
2013 67153 118281 9546 108069 23079 582
2014 66676 119257 10367 111076 25156 741
2015 59866 106354 10003 95595 21457 569
2016 61907 104139 9139 91853 18444 602
2017 57471 94423 8535 84761 17644 680
Thứ nhất: Trong hệ thống hình phạt, các hình phạt chính không giam giữ chiếm 4/7 hình phạt, tuy nhiên thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ chiếm tỷ trọng rất hạn chế so với hình phạt tù có thời hạn. Tỷ lệ các hình phạt chính không giam giữ được áp dụng thay đổi qua các năm nhưng chỉ ở ở mức từ 7% đến 9%, hơn 90% các bị cáo bị áp dụng hình phạt tù. Tuy hình phạt chính không giam giữ không được áp dụng nhiều trên thực tế, nhưng các trường hợp được hưởng án treo lại chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thực tiễn áp dụng hình phạt, khi có gần 20% bị cáo bị áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tuy nhiên, số liệu thống kê xét xử phản ánh một tín hiệu đáng mừng khi có xu hướng tăng tỷ lệ áp dụng các hình phạt chính không giam giữ và giảm áp dụng án treo. Năm 2011 chỉ có 7,1% nhưng đến năm 2016 là 8,78% và năm 2017 là 9,03% bị cáo bị áp dụng các hình phạt chính không giam giữ.
Khi tỷ lệ áp dụng các hình phạt chính không giam giữ gia tăng đã kéo giảm tỷ lệ áp dụng hình phạt tù và tỷ lệ áp dụng án treo. Tuy rằng sự gia tăng tỷ lệ áp dụng các hình phạt chính không giam giữ còn thấp nhưng đã phản ánh một xu hướng đúng đắn và cần được phát huy.
190Số liệu thống kê hoạt động xét xử sử dụng trong luận án dựa trên nguồn số liệu từ Vụ thống kê – TAND Tối cao
Tỷ lệ áp dụng các hình phạt chính không giam giữ quá thấp so với hình phạt tù là chưa phát huy hết vai trò, ý nghĩa của các hình phạt chính không giam giữ đặc biệt là hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ. Tỷ lệ áp dụng các hình phạt chính không giam giữ phạt trên thực tế qúa thấp sẽ gắn liền với tình trạng lạm dụng hình phạt tù. Nếu so sánh với nhiều nước trên thế giới thì tỷ lệ áp dụng các hình phạt chính không giam giữ của Việt Nam thấp hơn nhiều. Cụ thể như một báo cáo cho thấy tỷ lệ áp dụng các hình phạt không giam giữ của Nga là khoảng 70% bị cáo không bị tước tự do,191 hoặc thống kê xét xử của Nauy phản ánh số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù năm 2013 chiếm tỷ lệ 14,6%.192 Thực tiễn xét xử cho thấy hơn 90% bị cáo bị áp dụng hình phạt tù đã phản ánh tình trạng lạm dụng hình phạt tù ở Việt Nam và điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như tình trạng quá tải nhà tù, khó đảm bảo một cách đầy đủ quyền của người bị buộc tội.
Thứ hai: Hình phạt cảnh cáo và hình phạt trục xuất không phát huy được vai trò trong thực tiễn áp dụng. Số lượng các trường hợp áp dụng hình phạt cảnh cáo ngày càng giảm, mỗi năm chỉ vài chục trường hợp áp dụng trên hàng trăm ngàn bị cáo bị kết án. Điều đó cho thấy hình phạt cảnh cáo có thể không phù hợp với tính nguy hiểm của tội phạm nói chung hoặc không phù hợp với các trường hợp phạm tội cụ thể trên thực tế. Đối với hình phạt trục xuất là hình phạt chính, từ năm 2014 đến năm 2017 không áp dụng một trường hợp nào trong khi tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.193 Nguyên nhân của hạn chế là do hình phạt cảnh cáo không phù hợp với tính nguy hiểm của tội phạm, và hình phạt trục xuất chủ yếu có tác dụng phòng ngừa tội phạm nên không phù hợp quy định là hình phạt chính.
191 Natalia Khutorskaya, “Alternatives in Russia”, Tài liệu được truy cập tại cep- probation.org/uploaded_files/Alternatives%20in%20Russia.docx
- Deprivation of liberty (including life imprisonment) – about 28.8 %;
- Judicial restraint – 3.5 %;
- Compulsory community service – 10.2 %;
- Corrective labor – 9.9 %;
- Disqualification from holding specific positions – 0.06 %;
- Fine – 15.5%;
- Conditional sentence to deprivation of liberty – 29.5%;
- Conditional sentence to corrective labor – 2.9 %;
- Other convictions in respect of militants – about 2 %.
192 Source: Statbank table 10653, Statistics Norway
193 Vũ Nguyên, “Khó khăn trong xử lý người nước ngoài phạm tội”. Tài liệu được truy cập lúc 14h30 ngày 19/11/2017 tại http://www.nhandan.com.vn/tphcm/item/33241402-kho-khan-trong-xu-ly-nguoi-nuoc-ngoai- pham-toi.htm; Phạm Dũng - Nguyễn Quyết, “Người nước ngoài phạm tội ngày càng nhiều”. Tài liệu truy cập lúc 14h40 ngày 19/11/2017 tại http://nld.com.vn/phap-luat/nguoi-nuoc-ngoai-pham-toi-ngay-cang-nhieu- 20170521214118118.htm.
Thứ ba: Việc áp dụng hình phạt tiền còn tồn tại một số bất cập như áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính cho các tội phạm về ma túy, áp dụng hình phạt tiền cho người phạm tội rất nghiêm trọng dù vận dụng quy định của BLHS năm 1999 khi xét xử.
Thứ tư: Trong nhiều trường hợp, khi không cần thiết cách ly người phạm tội khỏi cộng đồng và có đủ điều kiện để áp dụng hình phạt chính không giam giữ nhưng Tòa án thường lựa chọn việc áp dụng án treo. Số liệu thống kê thực tiễn áp dụng cho thấy khoảng gần 20% các bị cáo được áp dụng án treo gấp từ 5 đến 6 lần tỷ lệ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Án treo phát huy tính cưỡng chế ở điều kiện của án treo trong thời gian thử thách nhưng không có tước về tài sản bằng việc khấu trừ thu nhập như hình phạt cải tạo không giam giữ. Án treo là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước mang tính chất tùy nghi phụ thuộc vào sự đánh giá của người áp dụng hình phạt, còn hình phạt được áp dụng là sự tương xứng với hành vi phạm tội của họ. Do vậy, nếu hành vi phạm tội của bị cáo tương xứng với các hình phạt chính không giam giữ thì cần áp dụng các hình phạt đó cho họ mà không phải tuyên hình phạt tù rồi khoan hồng bằng cách cho hưởng án treo. Người phạm tội tuy nguy hiểm cho xã hội cần phải chịu sự xử lý của Nhà nước nhưng họ cũng cần được đối xử một cách công bằng, đúng đắn theo quy định của pháp luật hình sự. Việc ưu tiên lựa chọn án treo so với hình phạt cải tạo không giam giữ có thể xuất phát từ tâm lý không tin tưởng vào hạn chế của hình phạt cải tạo không giam giữ là thiếu các cơ chế bảo đảm thi hành hình phạt.
Thứ năm, thực tiễn xét xử tồn tại những trường hợp bị cáo tuy có đủ điều kiện để áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, không cần thiết phải cách ly bị cáo khỏi cộng đồng nhưng vẫn bị áp dụng hình phạt tù có thể vì đã bị tạm giữ, tạm giam trước đó. Những trường hợp này, bị cáo thường bị tuyên mức phạt tù bằng với ngày bị tạm giữ, tạm giam khi tuyên án thì bị cáo cũng chấp hành xong hình phạt. Điều này phản ánh việc hạn chế áp dụng hình phạt chính không giam giữ trên thực tế có thể xuất phát từ việc lạm dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đơn cử như trường hợp Bản án số 33/2017/HSST ngày 8/9/2017 của TAND huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Nội dung của vụ án như sau: khoảng tháng 11/2016, tại khu vực rừng thuộc lô 55, khoảnh 1 và lô 1, khoảnh 2 Tiểu khu 1528 do Công ty cổ
phần đầu tư xây dựng KT M (thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, Triệu Văn C đã có hành vi dùng dao rựa, máy cưa xăng hủy hoại trái phép 5.590 m2 rừng sản xuất. Tổng giá trị thiệt hại về lâm sản và thiệt hại về môi trường C đã gây ra quy thành tiền là 6.582.422 đồng. Tòa án đã áp dụng khoản 1 Điều 189; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 33 của Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Triệu Văn C 04 (Bốn) tháng tù, thời hạn phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án. Trừ đi thời gian bị cáo đã bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 25/4/2017 đến ngày 14/7/2017. Trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, bị cáo bị bắt, tạm giữ từ ngày 25/4/2017 sau đó chuyển tạm giam. Đến ngày 14/7/2017, bị cáo được Viện kiểm sát nhân dân huyện Tuy Đức thay thế biện pháp Tạm giam bằng biện pháp cho Bảo lĩnh. Trong trường hợp này Tòa án tuyên 4 tháng tù cho bị cáo là không thật sự cần thiết vì sau khi trừ đi thời gian tạm giữ, tạm giam thì bị cáo phải quay lại cơ sở giam giữ để chấp hành 1 tháng 11 ngày tù. Tòa án tuyên 4 tháng tù cho bị cáo có thể vì bị cáo đã bị tạm giam trước đó vì trong trường hợp này hoàn toàn có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ cho bị cáo. Thậm chí khi xét xử bị cáo đang được tại ngoại thì Tòa án có thể tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ là đủ để răn đe, giáo dục bị cáo. Bởi vì về nhân thân Tòa án nhận định trước khi phạm tội bị cáo là người dân làm ăn lương thiện, chưa có tiền án, tiền sự, nguyên nhân của việc phạm tội là do hoàn cảnh kinh tế của bị cáo quá khó khăn, bản thân bị cáo là người dân tộc thiểu số nhận thức pháp luật có phần hạn chế. Bị cáo là lao động chính trong gia đình và đang nuôi con nhỏ. Với tính chất của hành vi phạm tội và đặc điểm nhân thân của bị cáo thì việc tiếp tục cách ly bị cáo khỏi cộng đồng là không cần thiết đặc biệt khi thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại qúa ngắn.
Hoặc trường hợp bản án số 41/2017/HSST ngày 15/9/2017 của Toà án nhân dân huyện D, tỉnh Đăk Nông đã áp dụng điểm a khoản 1 Điều 104, các điểm h, p khoản 1 Điều 46, Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 1999, xử phạt bị cáo Nguyễn Hữu Đức T 05 (năm) tháng 01 (một) ngày tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam ngày 14/4/2017. Căn cứ vào Điều 199 và Điều 227 của Bộ luật tố tụng hình sự tuyên trả tự do cho bị cáo Nguyễn Hữu Đức T ngay tại phiên tòa nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác. Nội dung của vụ án là do chiều ngày 22/6/2016, sau khi cãi nhau với anh A, bị cáo đã có hành vi dùng 01 chiếc cảo bằng sắt dài khoảng
50cm, bản rộng khoảng 05cm, dày khoảng 02cm, hai đầu có gắn móc xích, mỗi móc xích có gắn 01 đoạn dây xích dài khoảng 05cm đánh nhiều cái vào người anh A, trong đó một cái đánh vào đầu anh A gây thương tích. Tại kết luận pháp y về thương tích số 490/TgT ngày 05/10/2016 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế tỉnh Đăk Nông kết luận tỷ lệ thương tích của anh Trần Đình A là 2% (sẹo vết thương phần mềm vùng thái dương đỉnh trái), thương tích do vật tày có cạnh gây nên. Xét tính chất nguy hiểm của hành vi là gây thương tích 2% cho người bị hại, bị cáo phạm tội lần đầu và có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có đủ cơ sở để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng bị cáo đã bị tạm giam hơn 5 tháng và bản án sơ thẩm đã tuyên hình phạt tù cho bị cáo bằng chính thời gian tạm giam.
Các hạn chế trong thực tiễn áp dụng hình phạt chính không giam giữ có thể do các hạn chế trong quy định của BLHS, do nhận thức của người áp dụng pháp luật và thiếu các biện pháp bảo đảm thi hành hình phạt.
Thực tế còn tồn tại nhận thức không đúng đắn về vai trò của các hình phạt chính không giam giữ. Kết quả khảo sát trong qúa trình thực hiện luận án194 cho thấy 27% số người được khảo sát cho rằng các hình phạt không giam giữ không phù hợp để quy định là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt vì cho rằng các hình phạt này không có tính răn đe, không phù hợp với tính nguy hiểm của tội phạm, không có sự khác biệt với các biện pháp xử lý hành chính, không có cơ sở đảm bảo thực hiện, không đảm bảo công bằng xã hội hoặc vì dễ dẫn đến tình trạng tham nhũng. Nhận thức chưa đầy đủ của xã hội có thể gây sức ép lên người áp dụng hình phạt, tạo nên tâm lý e ngại áp dụng hình phạt này. Đa số người dân vẫn luôn quan niệm người phạm tội phải bị áp dụng hình phạt tù và tâm lý này sẽ gây sức ép nhất định đến người áp dụng pháp luật vì lo sợ rằng bản án áp dụng hình phạt chính không giam giữ có thể bị dư luận phản đối, bị kháng cáo, kháng nghị. Khi được hỏi về lý do các hình phạt chính không giam giữ ít được áp dụng trên thực tế thì một trong những lý do được lựa chọn hàng đầu là cộng đồng nhận thức chưa đầy đủ về các hình phạt và người áp dụng pháp luật nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của các hình phạt chính không giam giữ. Như vậy, chính sự nhận thức chưa đầy đủ về hình phạt chính không giam giữ của cộng đồng và người áp dụng pháp luật đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả áp dụng hình phạt.
194 Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài, nghiên cứu sinh đã có cuộc khảo sát bằng phiếu đối với 409 chuyên gia pháp lý gồm các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Luật sư và những người có am hiểu về luật hình sự như Giảng viên, luật gia, nghiên cứu viên, cử nhân luật, sinh viên luật đã học môn Luật hình sự. Kết quả khảo sát được đính kèm trong phần Phụ lục của Luận án.
Bên cạnh đó, người áp dụng pháp luật còn thiếu niềm tin vào các hình phạt chính không giam giữ và thường nhìn nhận việc áp dụng các hình phạt này như là một sự khoan hồng cho người phạm tội. Việc các Thẩm phán không áp dụng, các kiểm sát viên không đề nghị các hình phạt chính không giam giữ trong thực tiễn xét xử có thể vì luật quy định không phù hợp; không phù hợp với bị cáo trong vụ án cụ thể; không tin tưởng vào hiệu quả của các hình phạt này; thiếu các cơ chế để bảo đảm thi hành hình phạt. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy những người được hỏi đều đồng ý với các lý do này. Việc thiếu niềm tin vào các hình phạt chính không tước tự phản ánh rất rõ trong thực tiễn áp dụng hình phạt khi có gần 20% các trường hợp bị áp dụng hình phạt tù được hưởng án treo và rất nhiều trường hợp trong số đó hoàn toàn có đủ điều kiện để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy hơn 60% thẩm phán, 57% kiểm sát viên được hỏi đã cho biết sẽ lựa chọn áp dụng hoặc đề nghị án treo nếu trong vụ án cụ thể nếu thấy không cần thiết áp dụng hình phạt tù cho bị cáo và thỏa mãn các quy định của BLHS. Trong khi đó, chỉ 3% thẩm phán, 1%
kiểm sát viên lựa chọn hình phạt cảnh cáo; 31% thẩm phán, 12% Kiểm sát viên lựa chọn hình phạt tiền; 36% Thẩm phán, 10% Kiểm sát viên chọn hình phạt cải tạo không giam giữ. 195
Các hạn chế trong thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ còn do thiếu các biện pháp bảo đảm thi hành hình phạt. Luật thi hành án hình sự quy định quá trình thi hành các hình phạt chính không giam giữ giao cho các cơ quan khác nhau nên việc theo dõi quá trình chấp hành án của người phạm tội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cơ chế thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ chưa phát huy sự hỗ trợ của cộng đồng, thực tế hiện nay người bị kết án cải tạo không giam giữ chỉ chịu sự giám sát về hình thức của chính quyền địa phương như có mặt khi địa phương yêu cầu hoặc cứ ba tháng thì làm bản báo cáo. Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục chưa có hoạt động cụ thể nhằm giáo dục cải tạo người bị kết án hoặc hỗ trợ cho họ tự thay đổi nhận thức.
Việc xử lý trong trường hợp người chấp hành án vi phạm các nghĩa vụ trong qúa trình chấp hành án chưa hợp lý đã làm giảm hiệu quả của hình phạt cải tạo không giam giữ là vấn đề. Theo quy định của Luật thi hành án thì chỉ xử lý bằng hình thức kiểm điểm và hậu quả pháp lý là chỉ ảnh hưởng đến việc xét giảm thời hạn chấp hành
195 Xem thêm Phụ lục 2.1; Phụ lục 2.2; Phục lục 2.3.