CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ
2.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không
2.1.1 Sự phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đến trước khi
2.1.2.2 Quy định của Phần các tội phạm BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ
BLHS năm 2015 đã kế thừa các quy định và thành công của BLHS năm 1999 khi quy định các hình phạt chính không giam giữ trong Phần các tội phạm, bên cạnh đó BLHS năm 2015 đã có những điểm mới sau:
Thứ nhất: Quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ trong Phần các tội phạm đã phản ánh đúng tinh thần cải cách tư pháp “Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.172 Đây là điểm mới quan trọng và thành công của BLHS năm 2015, thể hiện ở các nội dung:
- Gia tăng số lượng các điều luật có quy định hình phạt chính không giam giữ. BLHS năm 2015 có 12/14 chương phần các tội phạm có quy định các hình phạt chính không giam giữ. Tuy số chương có quy định hình phạt chính không giam giữ trong BLHS năm 2015 không có sự gia tăng so với BLHS năm 1999, nhưng xét trên số lượng điều luật có quy định hình phạt chính không giam giữ có sự gia tăng đáng kể.
BLHS năm 2015 có tổng cộng 314 điều luật quy định các tội phạm cụ thể, trong đó có 211 điều luật có quy định các hình phạt chính không giam giữ, chiếm tỷ lệ 67,2%.Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2017 quy định chỉ còn 207/314 điều luật có quy định hình phạt chính không giam giữ, chiếm tỷ lệ 65,92% so với BLHS năm 1999 là 168/273 (tỷ lệ 61,53%).173
- Số lượng khung hình phạt có quy định các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ cũng có sự gia tăng so với BLHS năm 1999. BLHS năm 2015 có 279/917 khung hình phạt có quy định hình phạt chính không giam giữ chiếm tỷ lệ 30,43%. Sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2017 có 281/883 khung hình phạt có quy định hình phạt chính không giam giữ, chiếm tỷ lệ 31,82% so với BLHS năm 1999 là 178/697 khung hình phạt (tỷ lệ 25,54%).174
- Số lượng các khung hình phạt chỉ quy định các hình phạt chính không giam giữ đã có sự gia tăng đáng kể. BLHS năm 1999 khi quy định hình phạt chính không giam giữ thường đi kèm với hình phạt tù có thời hạn. Chỉ có 6 khung hình phạt ở BLHS năm 1999 không quy định hình phạt tù. Điều này đã làm hạn chế khả năng áp dụng hình phạt chính không giam giữ trên thực tế, vì Tòa án luôn phải cân nhắc giữa hình phạt tù và hình phạt chính không giam giữ. BLHS năm 2015 đã phần nào khắc phục hạn chế này khi có 28 khung hình phạt không quy định hình phạt tù. Tuy nhiên, sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2017, BLHS năm 2015 còn 24 khoản chỉ quy định hình
172 Mục 2.1 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị.
173 Xem Phụ lục 1.1 và Phụ lục 1.5
174 Xem Phụ lục 1.1
phạt chính không giam giữ.175 Đây là quy định mang tính chất đột phá khi nhà làm luật ngày càng đánh giá cao vai trò của các hình phạt chính không giam giữ và tạo cơ sở buộc Tòa án phải áp dụng hình phạt này. Tuy nhiên, 24/883 (tỷ lệ 2,72%) khung hình phạt không quy định hình phạt tù vẫn là một con số khiêm tốn, nhà làm luật cần tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục thu hẹp việc quy định hình phạt tù trong các chế tài và tăng cường quy định các hình phạt chính không giam giữ.
Thứ hai: BLHS năm 2015 đảm bảo tính thống nhất giữa Phần chung và Phần các tội phạm trong quy định về các hình phạt chính không giam giữ. Các quy định của Phần chung BLHS năm 2015 về phạm vi, điều kiện áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ đã được tuân thủ ở Phần các tội phạm. BLHS năm 2015 đã khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1999 về vấn đề này. Sự thống nhất giữa quy định của Phần chung và Phần các tội phạm là yêu cầu của nguyên tắc pháp chế nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy định và áp dụng pháp luật hình sự.
Thứ ba: Quy định các hình phạt chính không giam giữ trong từng nhóm tội phạm cụ thể có sự gia tăng so với BLHS năm 1999 và thể hiện sự hợp lý. BLHS năm 2015 có 279 khung hình phạt có quy định các hình phạt chính không giam giữ. Trong số các hình phạt cảnh cáo được quy định trong 25 khung hình phạt, phạt tiền được quy định trong 180 khung hình phạt và cải tạo không giam giữ được quy định trong 193 khung hình phạt. Sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2017, số khung hình phạt có quy định các hình phạt chính không giam giữ có sự thay đổi. 27/314 (tỷ lệ 8,6%) điều luật và 27/883 (tỷ lệ 3,06%) khung hình phạt có quy định hình phạt cảnh cáo. 95/314 (tỷ lệ 30,25%) điều luật và 186/883 (tỷ lệ 21,06%) khung hình phạt có quy định hình phạt tiền. 180/314 (tỷ lệ 57,32%) điều luật và 191/883 (21,63%) khung hình phạt có quy định hình phạt cải tạo không giam giữ.176 So với BLHS năm 1999, số lượng khung hình phạt quy định hình phạt cảnh cáo giảm từ 31 còn 25 khung hình phạt. Số lượng khung hình phạt quy định hình phạt tiền tăng đột biến từ 82 khung tăng lên 180 khung hình phạt. Cải tạo không giam giữ tăng từ 161 khung lên 193 khung hình phạt.177 BLHS năm 2015 giảm dần sự quy định đối với hình phạt cảnh cáo, nhấn mạnh vai trò của hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ là chính sách hình phạt hợp lý, phù hợp với các yêu cầu cải cách tư pháp và thực tiễn.
175 Xem Phụ lục 1.1
176 Xem Phụ lục 1.1
177 Xem Phụ lục 1.1; Phụ lục 1.6
Bên cạnh các điểm mới mang tính thành công, quy định của Phần các tội phạm của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ còn có một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sau:
- Quy định các hình phạt chính không giam giữ trong các nhóm tội phạm cụ thể cần được nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện nhằm đảm bảo tính khoa học và hợp lý. Các hình phạt chính không giam giữ chủ yếu tập trung ở một số nhóm tội phạm nhất định như các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.178 Trong một số nhóm tội phạm chỉ quy định hình phạt chính không giam giữ trong một vài khung hình phạt, cụ thể như Chương các tội phạm về ma túy chỉ có 1 khung hình phạt (khoản 1 Điều 259).
- Điều 35 BLHS năm 2015 quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là 1 triệu đồng nhưng không được quy định trong Phần các tội phạm. Mức tối thiểu của hình phạt tiền quy định chế tài của các quy phạm pháp luật hình sự trong Phần các tội phạm là 5 triệu đồng. Do vậy, cần nghiên cứu đánh giá về mức tối thiểu của hình phạt tiền. Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 đã không sử dụng cách thức quy định mức tối đa của hình phạt tiền trong chế tài bằng bội số của số tiền vi phạm nên dễ dẫn đến tình trạng lạc hậu của quy phạm.
- Trong một số khung hình phạt, quy định mức tối thiểu và tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ trong chế tài chưa đảm bảo sự phân hóa. Trong Phần các tội phạm của BLHS năm 2015, một số khung hình phạt quy định mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ là 1 năm, nghĩa là biên độ dao động của mức tối thiểu và tối đa chỉ 6 tháng. Các trường hợp này chưa thể hiện được sự phân hóa trách nhiệm hình sự, gây khó khăn cho hoạt động quyết định hình phạt cho người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong những trường hợp này nếu tòa án áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cho người phạm tội thì chỉ được tuyên một mức hình phạt là 6 tháng.
- Hình phạt tiền quy định cho tội phạm rất nghiêm trọng còn nhiều hạn chế. Các hình phạt chính không giam giữ chủ yếu được quy định cho loại tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.179 Phần các tội phạm BLHS năm 2015 chỉ có 8 khung hình phạt quy định phạt tiền là hình phạt chính thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng. Đó là các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 Điều 190, khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 239, khoản 2 Điều 265, khoản 2 Điều 266
178 Xem Phụ lục 1.5
179 Xem Phụ lục 1.4
và khoản 3 Điều 283 BLHS năm 2015, trong đó bốn khung hình phạt ở Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và một trường hợp ở Chương các tội phạm về môi trường và ba trường hợp ở Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Thực tế quy định này phản ánh nội dung khoản 1 Điều 35 không phù hợp khi quy định chế tài cho từng tội phạm cụ thể vì phạt tiền không phù hợp với tính nguy hiểm của loại tội phạm rất nghiêm trọng.