Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT trong các bệnh viện công HTTTKT trong các bệnh viện công

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công (Trang 106 - 116)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ NHẬN DIỆN YÊU CẦU MỚI ĐỐI VỚI HỆ

3.4. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT trong các bệnh viện công HTTTKT trong các bệnh viện công

Các kết quả nghiên cứu nhận diện yêu cầu mới đối với HTTTKT tại các bệnh viện công trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết kế xây HTTTKT. Tuy nhiên, việc thiết kế HTTTKT nhằm đáp ứng những yêu cầu mới về nội dung thông tin, về phương thức xử lý thông tin có thật sự tạo ra một HTTTKT thành công hay không cũng cần phải xem xét các nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT. Cho nên, một nội dung nghiên cứu nữa

của luận án là đề xuất và thực hiện kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT tại các bệnh viện với cách tiếp cận phổ biến là thông qua khảo sát sự hài lòng của người sử dụng thông tin.

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất ở chương 2, có bốn nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng qua đó tác động đến sự thành công của HTTTKT tại các bệnh viện công là chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, đảm bảo chức năng của hệ thống và nhận thức của người sử dụng về tính hữu ích của HTTTKT. Nghiên cứu này sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để sàng lọc biến quan sát trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định các thang đo của mô hình bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Để kiểm định mô hình và các giả thuyết của mô hình, phương pháp phân tích SEM được sử dụng. Kết quả cụ thể của việc đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu như sau:

3.4.1. Đ́nh gí thang đo

3.4.1.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Trong kiểm định độ tin cậy, điều kiện để đạt độ tin cậy là hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 (Nunnally và Burnstein, 1994). Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha được thể hiện ở Phụ lục 12.

Hệ số Cronbach Alpha của các thang đo khá cao và đều thỏa mãn yêu cầu (>0.6). Cụ thể, thang đo chất lượng thông tin có hệ số Cronbach Alpha cao nhất là 0.903, thang đo sự hài lòng của người sử dụng có hệ số Cronbach Alpha thấp nhất cũng đạt 0.794. Đáng chú ý không có thang đo nào có hệ số Cronbach Alpha quá cao (>0.95) nên khả năng xuất hiện biến quan sát thừa là không có.

Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến đều thỏa mãn ≥ 0.3 (Nunnally và Burnstein, 1994), ngoại trừ biến SQ5: công tác kế toán được sử dụng bằng phần mềm (có hệ số tương quan biến tổng là 0,168) nên bị loại ra khỏi mô hình trước khi kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.

3.4.1.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá cần xem xét ý nghĩa thống kê của kiểm định Barlett và hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) nhằm xem xét dữ liệu có phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố không.

Qua phân tích các điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy giá trị KMO = 0.899> 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig = 0.000

< 0.05) (Phụ lục 13). Do đó, có thể khẳng định dữ liệu thích hợp để thực hiện phân tích nhân tố khám phá.

Nghiên cứu áp dụng phương pháp trích Principle Axis Factoring với phép quay Promax vì phương pháp này sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp Principle Component với phép quay Varimax (Gerbing và Anderson, 1998). Với cỡ mẫu là 238 (trong khoảng 200-250), những biến quan sát có hệ số tải nhân tố <0.4 sẽ

bị loại (Hair và cộng sự, 2009). Kết quả phân tích nhân tố (Phụ lục 14) cho thấy có 5 nhóm nhân tố được trích tại eigenvalue là 1.092 với tổng phương sai trích là 70.406%

(>0.5). Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả phân tích EFA

Tóm tắt nội dung biến Factor

1 2 3 4 5 TF4 Thực hiện tốt cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý .831

TF6 Thực hiện tốt kiểm soát việc nhập xuất thuốc/VTYT .787 TF2 Thực hiện tốt cung cấp t/tin về nhập xuất thuốc /VTYT .778 TF1 Thực hiện tốt cung cấp thông tin về thu viện phí .731 TF3 Thực hiện tốt cung cấp thông tin về chi phí KCB .601 TF7 Kiểm soát chặt chẽ các chi phí hoạt động KCB .576 TF5 Hiếm khi xảy ra thất thoát tiền thu viện phí .487

SQ2 Hài lòng với tốc độ xử lý thông tin .934

SQ1 Hệ thống xử lý thông tin kế toán là đáng tin cậy .865 SQ3 Yên tâm về tính bảo mật của hệ thống .844 SQ4 Ít có sự khác biệt t/tin giữa kế toán và các bộ phận khác .795 SQ6 Sử dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện .591 PU3 Hệ thống kế toán giúp kết nối các hoạt động của BV .911 PU2 Kế toán góp phần nâng cao hiệu quả h của bệnh viện .879 PU4 Bệnh viện được đánh giá tốt nhờ hệ thống kế toán tốt .754 PU1 Kế toán hỗ trợ tích cực công tác quản lý của bệnh viện .753 IQ1 Thông tin kế toán phù hợp với yêu cầu công việc .931 IQ2 Thông tin đầy đủ giúp thực hiện tốt công việc .737

IQ4 Kế toán cung cấp thông tin kịp thời .719

IQ3 Tin tưởng vào sự chính xác của số liệu kế toán .696 IQ5 Báo cáo kế toán được trình bày rõ ràng, dễ hiểu .674 US1 Ít khi nghe bệnh nhân phàn nàn về h/động thu viện phí .918 US2 Ít nghe các khoa phàn nàn v/v cung ứng thuốc/ VTYT .729

US3 Hài lòng về HTTTKT hiện nay .427

(Nguồn: Theo kết quả phân tích EFA bằng phần mềm SPSS20)

3.4.1.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Hình 3.5. Kết quả CFA của các thang đo

(Nguồn: Theo kết quả phân tích CFA bằng phần mềm AMOS 18)

Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thực tế, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số Tucker & Lewis (TLI), chỉ số RMSEA. Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thực tế khi các giá trị TLI, CFI

≥ 0.9 (Bentler và Bonett, 1980), CMIN/df ≤ 2, trường hợp nghiên cứu mới có thể ≤ 3 (Carmines và McIver, 1981), RMSEA ≤ 0.08 (Steiger, 1990).

Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định cho thấy mô hình có giá trị chi-square điều chỉnh theo bậc tự do CMIN/df= 2.249 (<3), các chỉ tiêu TLI = 0.912, CFI=0.925 (>0.9) và RMSEA = 0.073 (<0.08). Như vậy có thể kết luận mô hình này phù hợp với dữ liệu thực tế.

Bên cạnh đó khi phân tích CFA cần thực hiện các đánh giá khác như:

- Độ tin cậy tổng hợp: Thang đo đạt độ tin cậy tổng hợp khi hệ hệ số tin cậy tổng hợp ≥ 0.5 và phương sai trích ≥ 0.5 (Hair, 1998)

- Giá trị hội tụ: Thang đo đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều trên ≥0.5 và có ý nghĩa thống kê p <0.05 (Gerbring và Anderson, 1998).

Bảng 3.8. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo Khái niệm Số biến

quan sát

Cronbach Alpha

Độ tin cậy tổng hợp

Phương sai trích

Chất lượng thông tin 5 0.903 0.895 0.632

Chất lượng hệ thống 5 0.889 0.904 0.661

Đảm bảo chức năng 7 0.880 0.881 0.514

Nhận thức về tính hữu ích 4 0.892 0.897 0.686

Sự hài lòng 3 0.794 0.812 0.592

(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ kết quả khảo sát) Tất cả các thang đo đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích. Cụ thể, thang đo chất lượng thông tin có độ tin cậy tổng hợp cao nhất là 0.903 với phương sai trích được là 63.2%. Thang đo đảm bảo chức năng, một thang đo mới đề xuất của mô hình cũng có độ tin cậy tổng hợp là 0.881 với phương sai trích được là 51.4% (>50%). Ngoài ra, độ tin vậy Cronbach Alpha của thang đo chất lượng hệ thống sau khi loại biến SQ5 đạt giá trị 0.904 cao hơn ban đầu (0.853) cùng các thang đo khác đều đạt giá trị tốt.

Về giá trị hội tụ, các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều đạt > 0.5 (Phụ lục 15) và các trọng số chưa chuẩn hóa (Phụ lục 16) đều có ý nghĩa thống kê (p < 0.5), do đó các thang đo đạt được giá trị hội tụ.

3.4.2. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của HTTTKT bệnh viện đã được đề xuất ở chương 2 với giả thuyết là các nhân tố chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, đảm bảo chức năng và nhận thức về tính hữu ích của HTTTKT có tác động lẫn nhau và đều tác động đến sự thành công của HTTTKT trong bệnh viện thông qua sự hài lòng của người sử dụng.

Kết quả phân tích cấu trúc SEM cho thấy mô hình có 232 bậc tự do với Chi- square là 562030, chi-square tương đối theo bậc tự do CMIN/df = 2.423 (<3), TLI = 0.900, CFI = 0.920 (>0.9) và RMSEA=0.077 (<0.08). Do đó, mô hình này tương thích với dữ liệu thực tế.

Bảng 3.9. Kết quả kiểm định giả thuyết

Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P Giả

thuyết Kết luận SQ <--- PU 1.008 .126 8.027 *** H1 Chấp nhận giả thuyết TF <--- PU .193 .090 2.139 .032 H2 Chấp nhận giả thuyết TF <--- SQ .010 .071 .139 .889 H3 Bác bỏ giả thuyết

IQ <--- SQ .526 .049 10.654 *** H4 Chấp nhận giả thuyết TF <--- IQ .554 .100 5.532 *** H5 Chấp nhận giả thuyết US <--- IQ .409 .126 3.247 .001 H6 Chấp nhận giả thuyết US <--- TF .402 .106 3.797 *** H7 Chấp nhận giả thuyết US <--- SQ -.077 .082 -.936 .349 H8 Bác bỏ giả thuyết US <--- PU .281 .108 2.613 .009 H9 Chấp nhận giả thuyết

(Nguồn: Theo kết quả phân tích SEM bằng phần mềm AMOS 18) Kết quả ước lượng (chưa chuẩn hóa) của các tham số cho thấy mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống (SQ) với đảm bảo chức năng (TF) và với hài lòng có giá trị

p lần lượt là 0.889 và 0.349 (>0.1). Điều này đồng nghĩa với giả thuyết H3 và H8 bị bác bỏ. Các mối quan hệ còn lại đều có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Kết quả mô hình SEM chuẩn hóa sau khi loại hai giả thuyết H3 và H8 được trình bày ở hình 3.6.

Hình 3.6. Kết quả mô hình cấu trúc SEM chuẩn hóa

(Nguồn: Theo kết quả phân tích SEM bằng phần mềm AMOS 18)

Các trọng số chuẩn hóa đều dương nên các khái niệm có quan hệ tỷ lệ thuận.

Trị số tuyệt đối của các trọng số này càng lớn thì khái niệm độc lập tương ứng có tác động càng mạnh đến khái niệm phụ thuộc.

Bảng 3.10. Mốiquan hệ giữa các nhân tố

Mối quan hệ Estimate Nhận xét

US <--- TF .373 Đảm bảo chức năng thông tin và kiểm tra tác động mạnh nhất đến sự hài lòng (trọng số 0.373), tiếp theo là chất lượng thông tin và cuối cùng là nhận thức về tính hữu ích của HTTTKT (trọng số là 0.321 và 0.203).

US <--- IQ .321 US <--- PU .203

SQ <--- PU .573 Nhận thức về tính hữu ích của HTTTKT có tác động mạnh, thuận chiều đến chất lượng HTTTKT

IQ <--- SQ .736 Chất lượng HTTTKT tác động mạnh, thuận chiều đến chất lượng thông tin kế toán

TF <--- IQ .589 Chất lượng thông tin có tác động thuận chiều đến việc đảm bảo chức năng của HTTTKT với mức độ khá cao

TF <--- PU .164

Nhận thức về tính hữu ích cũng có tác động thuận chiều đến việc đảm bảo các chức năng của HTTTKT nhưng không đáng kể

(Nguồn:Tác giả tự xây dựng) Để đảm bảo độ tin cậy cho các ước lượng của mô hình, nghiên cứu này cũng sử dụng kiểm định bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N=500. Kết quả cho thấy, chênh lệch giữa ước lượng ML và ước lượng bootstrap rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (Phụ lục 17). Như vậy các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy.

3.4.3. Hàm ý của kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của Hệ thống thông tin kế toán

Kết quả của nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT tại các bệnh viện công cho thấy, đảm bảo các chức năng của HTTTKT là thông tin và kiểm tra có tác động thuận chiều và mạnh nhất đến sự hài lòng của người sử dụng thông tin. Điều này hàm ý rằng một đối với những người quản lý bệnh viện,

một HTTTKT thành công trước hết phải đảm bảo thực hiện tốt các chức năng cơ bản của kế toán. Với những đặc trưng trong hoạt động và chức năng của HTTTKT bệnh viện, đó là việc kế toán phải đảm bảo chức năng cung cấp thông tin về tình hình thu viện phí, về tình hình cung ứng thuốc/VTYT, về chi phí cho hoạt động khám và điều trị cũng như các thông tin tổng hợp theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Bên cạnh đó, kế toán phải đảm bảo chức năng kiểm tra về sự hình thành và vận động của tài sản, mà quan trọng nhất trong hoạt động của bệnh viện đó là thực hiện tốt việc kiểm soát hoạt động thu viện phí, cung ứng thuốc/VTYT và chi phí khám chữa bệnh.

Kết quả nghiên cứu không ghi nhận tác động trực tiếp của chất lượng hệ thống xử lý thông tin đến sự hài lòng của người sử dụng. Kết quả này không phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây và cũng không ủng hộ giả thuyết luận án đặt ra. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy, để HTTTKT thực hiện tốt các chức năng, đặc biệt là chức năng thông tin, thì chất lượng HTTTKT đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ khi hệ thống xử lý thông tin kế toán có chất lượng tốt thì mới tạo ra thông tin chất lượng, mới giúp đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của HTTTKT. Do đó, muốn xây dựng một HTTTKT bệnh viện thành công phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hệ thống xử lý thông tin, trong đó không chỉ quan tâm đến tốc độ xử lý thông tin, độ tin cậy và tính bảo mật hệ thống mà còn phải chú trọng hướng đến việc sử dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện.

Cuối cùng, một trong những nhân tố có tác động đến sự hài lòng của người sử dụng và qua đó tác động đến sự thành công của HTTTKT đó là nhận thức của chính những người quản lý, những người sử dụng thông tin đầu ra của HTTTKT. Qua kết quả nghiên cứu về mối quan hệ tỷ lệ thuận chặt chẽ giữa khái niệm nhận thức với chất lượng hệ thống hàm ý rằng nhận thức của người quản lý về vai trò của HTTTKT đối với tổ chức qua việc hỗ trợ hoạt động quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả, kết nối các hoạt động đóng vai trò quyết định đến chất lượng hệ thống xử lý thông tin.

Do đó, để nâng cao chất lượng hệ thống thì phải bắt đầu từ sự nhận thức đúng đắn của người lãnh đạo về vai trò của HTTTKT. Một khi thấy được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của HTTTKT họ sẽ quan tâm đầu tư cho HTTTKT và đặt ra các yêu cầu

để hệ thống này luôn phải được hoàn thiện để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động quản lý. Tuy vậy, một hệ thống xử lý thông tin hiện đại, được đầu tư tốn kém chỉ có thể mang lại sự hài lòng của người sử dụng thông tin kế toán khi và chỉ khi nó giúp nâng cao chất lượng của thông tin cung cấp, để từ đó hỗ trợ việc đảm bảo đầy đủ các chức năng của kế toán bệnh viện.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công (Trang 106 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(241 trang)