Xây dựng bộ mã các đối tượng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công (Trang 118 - 121)

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG

4.1. Xây dựng bộ mã các đối tượng

Việc xây dựng bộ mã quản lý các đối tượng là vô cùng quan trọng để tạo nên một CSDL thống nhất, là nền tảng để thiết kế HTTTKT trong các bệnh viện công theo định hướng giải pháp quản lý tổng thể bệnh viện. Trong bệnh viện có rất nhiều đối tượng cần quản lý bằng bộ mã, có những bộ mã cần được xây dựng theo chuẩn chung đã có, có những bộ mã có thể xây dựng theo đặc thù riêng của từng bệnh viện.

Nguyên tắc xây dựng và thiết kế bộ mã trong các bệnh viện được đề xuất như sau:

4.1.1. Khai thác và vận dụng các bộ mã chuẩn của ngành

Các bệnh viện nên tuân thủ đúng bộ mã đã thống nhất chung theo chuẩn ngành y tế, tổ chức y tế thế giới, bao gồm:

- Bộ mã thuốc hoạt chất: sử dụng mã ATC đặt cho từng loại thuốc của Tổ chức Y tế thế giới.

- Bộ mã quản lý bệnh tật: sử dụng bộ mã quản lý bệnh tật của Tổ chức Y tế thế giới ICD10. Theo phân loại bệnh tật quốc tế, gồm 21 chương, phân loại bệnh tật theo chương bệnh, nhóm bệnh, bệnh và chi tiết với bộ mã 4 ký tự.

- Mã phẫu thuật thủ thuật: Sử dụng mã theo danh mục phân loại thủ thuật phẫu thuật do Bộ Y tế ban hành (Quyết định số 1904/1998/QĐ-BYT ngày 10/08/1998.

- Mã thẻ BHYT: Sử dụng mã quản lý thẻ BHYT theo quyết định 1071/BHXH ngày 01/09/2009.

4.1.2. Xây dựng các bộ mã riêng của bệnh viện

Ngoài các bộ mã đã có những quy định thống nhất, mỗi bệnh viện tùy thuộc vào yêu cầu có thể xây dựng bộ mã để quản lý các đối tượng riêng cho phù hợp đặc điểm đối tượng quản lý cũng như hoạt động và quy mô của bệnh viện. Thông thường mỗi đối tượng có thể có nhiều thuộc tính khác nhau cần quản lý nên các bộ mã cần được thiết kế theo phương pháp mã ghép nối hoặc phân cấp. Các đối tượng thường

được quản lý bằng bộ mã và các gợi ý thiết kế bộ mã trên cơ sở các thuộc tính cần quản lý của đối tượng có thể theo những đề xuất sau:

Bảng 4.1. Đề xuất xây dựng bộ mã một số đối tượng chủ yếu TT Tên bộ mã Đề xuất thiết kế bộ mã

1. Mã bệnh nhân

Mã bệnh nhân nên thiết kế gắn với thời gian, thứ tự bệnh nhân đến khám lần đầu tiên.

Mã bệnh nhân có thể thiết kế gồm 8 ký tự:

- 4 ký tự tiếp theo: tháng năm bệnh nhân đến khám tại bệnh viện lần đầu

- 4 ký tự cuối: số thứ tự bệnh nhân khám trong tháng Ví dụ: 04130046: Nguyễn Thị Hà (khám lần đầu tháng 04/2013, là bệnh nhân thứ 46 trong tháng được tạo mã).

2. Mã hồ sơ bệnh án

Mã bệnh án gắn với mã bệnh nhân có thể thiết kế gồm 11 ký tự:

- 8 ký tự đầu: Mã bệnh nhân

- 2 ký tự tiếp theo: thứ tự bệnh án theo trình tự thời gian của lần bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện

Ví dụ: 0413004602: Bệnh án lần vào viện thứ 2 của bệnh nhân mã 04130046.

3. Mã khoa/

phòng

Mã Khoa/Phòng có thể thiết kế đơn giản gồm 2 ký tự Ví dụ: 07: Khoa Sản; 08: Khoa Nhi

4. Mã nhà cung cấp

Có thể thiết kế gồm 5 ký tự:

- 2 ký tự đầu thể hiện nhóm nhà cung cấp, ví dụ

01: Nhà cung cấp thuốc/VTYT; 02: Nhà cung cấp TSCĐ...

- 3 ký tự tiếp theo: chi tiết Nhà cung cấp Ví dụ: 01001: Công ty dược phẩm Đà Nẵng

5.

Mã dịch vụ CLS, DVKT

Có thể được xây dựng dựa trên danh mục các loại kỹ thuật theo phân loại Bộ Y tế, gồm 6 ký tự:

- Ký tự thứ nhất: Loại DVKT, ví dụ: 1: Dịch vụ CLS; 2: Chẩn đoán hình ảnh; 3: Thăm dò chức năng; 4: Thủ thuật…

- 2 ký tự tiếp theo: Phản ảnh nhóm dịch vụ trong từng loại:

101: Xét nghiệm hóa sinh; 102: Xét nghiệm vi sinh 201: X quang; 202: Siêu âm

- 3 ký tự tiếp theo: chi tiết từng nội dung dịch vụ kỹ thuật Ví dụ: 202151: Siêu âm ổ bụng; 202153: Siêu âm màng phổi…

6. Mã VTYT

Bộ mã này có thể được thiết kế gồm 4 ký tự trên cơ sở tham khảo danh mục VTYT của Bộ Y tế:

- Ký tự thứ nhất: là nhóm VTYT, ví dụ:

1: Nhóm Bông, dung dịch sát khuẩn, rửa vết thương 2: Băng gạc, vật liệu cầm máu, điều trị vết thương…

- Ký thự thứ hai là loại VTYT trong nhóm - 2 ký tự tiếp theo là chi tiết loại VTYT Ví dụ: 1202: Dung dịch rửa vết thương 1203: Dung dịch khử trùng dụng cụ

7. Mã giường bệnh

Có thể thiết kế gồm 6 ký tự, trong đó:

- 2 ký tự thứ nhất: mã khoa có giường bệnh - 2 ký tự tiếp theo buồng bệnh thuộc khoa

- 2 ký tự tiếp theo là số thự tự giường bệnh trong buồng bệnh.

Ví dụ: 070104: Giường bệnh số 4 thuộc phòng 1 khoa Sản.

8.

Mã nội dung viện phí

Được thiết kế dựa trên yêu cầu tổng hợp chi phí để lập Bảng kê chi phí khám và điều trị. Mã gồm 02 ký tự quy định từng nhóm chi phí. Ví dụ:01: Ngày giường chuyên khoa; 02: Xét nghiệm; 03: Chuẩn đoán hình ảnh; …10: VTYT

10. Mã tài khoản

Bộ mã các tài khoản tổng hợp tuân thủ theo số hiệu tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính. Các bộ mã tài khoản chi tiết, sẽ

được trình bày cụ thể trong nội dung thiết kế tiếp theo.

Trên đây chỉ là đề xuất để xây dựng một số bộ mã chính. Trong thực tế tại các bệnh viện công còn rất nhiều đối tượng cần quản lý bằng các bộ mã. Tuy nhiên, phần lớn các bộ mã còn lại để quản lý những đối tượng không có nhiều thuộc tính cần đưa vào bộ mã cũng như không có yêu cầu bắt buộc cao trong việc thống nhất với bệnh

viện khác để tổng hợp số liệu trên diện rộng, do đó các bệnh viện có thể dễ dàng xây dựng các bộ mã này trên cơ sở đặc điểm của bệnh viện.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(241 trang)