Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ (Trang 30 - 34)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch

1.1.3. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

Du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của địa phương thông qua việc tiêu dùng của du khách. Ngành du lịch không khói, là “con gà đẻ trứng vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác.

Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp tăng trưởng cao, là nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2012, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới.

Giá trị của du lịch còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là ngành xuất khẩu tại chỗ. Ở nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ yếu và trở thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khách du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản thực phẩm dưới dạng các món ăn, đồ uống, mua sắm hàng hóa, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ... Nhờ vậy, các địa phương hoặc quốc gia thông qua hoạt động du lịch thu được ngoại tệ tại chỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

với hiệu quả cao. Xuất khẩu hàng hóa theo đường du lịch có lợi hơn nhiều so với con đường ngoại thương. Trước hết, một phần lớn đối tượng mua bán hàng hóa và dịch vụ là lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ bổ sung, do vậy xuất khẩu qua con đường du lịch là xuất đa dạng dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương không làm được. Ngoài ra, đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lưu niệm...là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo con đường ngoại thương, đồng thời tiết kiệm được các chi phí về lưu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao hụt do xuất khẩu.

Hiệu quả kinh tế cao của du lịch còn thể hiện ở thu nhập. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, mỗi USD doanh thu từ du lịch sẽ tạo ra từ 2-3 USD thu nhập gia tăng tùy thuộc vào khối lƣợng hàng hóa và dịch vụ đƣợc các nhà kinh doanh trong nước cung cấp. Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch đã góp phần đáng kể làm cân bằng cán cân thanh toán của mỗi quốc gia.

Hoạt động du lịch tác động mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du lịch, của mỗi đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cư ở vùng du lịch mặc dù không chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng, không làm thay đổi tổng số nhƣ tác động của du lịch quốc tế.

Song sự phát triển của du lịch nội địa lại sử dụng đƣợc triệt để công suất của các cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho đời sống của nhân dân địa phương đƣợc sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động đƣợc tiền nhàn rỗi của nhân dân, đồng thời cũng là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao động của con người, lại vừa là biện pháp để nâng cao kiến thức, giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân lao động, càng làm tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước.

1.1.3.2. Về xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trong thời đại hiện nay, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc nhất của các quốc gia. Du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút một số lƣợng lao động rất lớn, nâng cao mức sống của người dân. Đối với nhiều người, du lịch được nhìn nhận như một nghề kinh doanh béo bở, dễ làm. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trau dồi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, giao tiếp, văn hóa, lịch sử...

Theo tính toán của các chuyên gia du lịch, cứ một việc làm trong ngành du lịch ƣớc tính tạo ra hai việc làm cho các ngành khác. Theo cách tính toán này, lao động trực tiếp, lao động gián tiếp phục vụ cho ngành du lịch chiếm 8% lao động toàn cầu. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vƣợt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng và gấp 3 lần ngành tài chính. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2013 ngành du lịch Việt Nam có khoảng trên 1,7 triệu lao động, trong đó có 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp. Việc phát triển du lịch góp phần ngăn cản luồng di dân tự do từ nông thôn lên thành phố, vì du lịch đã tạo điều kiện để người nông dân kiếm được việc làm ngay trên quê hương mình bằng các nghề chăn nuôi, trồng trọt, làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống phục vụ khách du lịch.

Phát triển du lịch góp phần nâng cao trình độ dân trí, làm phong phú thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác, ngoại giao, giao lưu kinh tế, văn hóa khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, sẽ làm thay đổi diện mạo của một vùng, của một quốc gia ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực của ngành du lịch cũng còn một số các tiêu cực về mặt xã hội đó là khi phát triển du lịch có thể làm phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội nhƣ mại dâm, cờ bạc, ma túy.

1.1.3.3. Về văn hóa

Du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để các dân tộc giao lưu văn hóa với nhau. Những yếu tố văn minh trong nền văn hóa nhân loại càng phát triển càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hóa dân tộc.

Văn hóa dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa nhân loại, nâng cao trí thức con người. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương và con người địa phương.

Đối với một quốc gia, du lịch là điều kiện để mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng, điều này rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh niên, ở những cơ quan, đơn vị có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc theo dây truyền... Những chuyến tham quan, du lịch tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các di tích lịch sử, các công trình văn hóa của dân tộc, được sự giải thích cặn kẽ của hướng dẫn viên, du khách sẽ thực sự cảm nhận đƣợc giá trị to lớn của các di tích, các công trình văn hóa.

Du lịch sẽ là động lực trực tiếp và gián tiếp nhằm chấn hƣng, bảo tồn, bảo tàng, phát triển những tài sản văn hóa quốc gia, sẽ khôi phục và phát triển các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các nghề thủ công mỹ nghệ... Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nhờ du lịch phát triển mà một số công trình kiến trúc nhƣ đền đài, miếu, chùa đƣợc khôi phục. Những loại hình nghệ thuật truyền thống nhƣ tuồng, chèo, ca Huế, ca trù, hát Xoan Phú Thọ... có nguy cơ bị mai một, lãng quên nhờ có du lịch nay đã đƣợc khôi phục và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhƣng sự phát triển du lịch đã kéo theo cả những nền văn hóa của các nước khác thông qua khách du lịch trong đó có cả những văn hóa, lối sống trái với thuần phong, mỹ tục làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc.

1.1.3.4. Về môi trường sinh thái

Phát triển du lịch có tác dụng thúc đẩy cải tạo môi trường, làm cho cảnh quan, môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên... là điều kiện tốt để bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển du lịch có nguy cơ làm hƣ hại, phá vỡ hệ sinh thái môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá các danh lam thắng cảnh, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, thiên nhiên.

Du lịch là ngành hoạt động đòi hỏi môi trường và khoảng không rộng lớn, là yếu tố nội tại của ngành du lịch. Văn hóa và môi trường là nguyên liệu thô của ngành công nghiệp du lịch. Vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo, người quản lý, người kinh doanh là phải có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, phát huy mạnh mẽ những thế mạnh và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực do phát triển du lịch đem lại, đồng thời, đây cũng là trách nhiệm của mọi người dân, trách nhiệm của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)