Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Thời gian vừa qua, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp, tạo điều kiện của các cấp, các ngành trong tỉnh, sự cố gắng phấn đấu của ngành du lịch, du lịch tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc những kết quả sau:
- Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lƣợng khách, thu nhập du lịch,…
tăng với tốc độ khá cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng và phát triển về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch Phú Thọ để từng bước đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng để khẳng định vị thế đối với du lịch cả nước và tạo tiền đề phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo nhƣ các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các cảnh quan thiên nhiên, các tuyến du lịch văn hóa tâm linh, khu du lịch sinh thái, khu du lịch nghỉ dưỡng, các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, các làng nghề truyền thống.
- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch đƣợc nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính chiến lƣợc lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
- Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ và lƣợng lớn khách du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh góp phần tích cực vào nỗ lực đƣa hình ảnh vùng Đất Tổ thân thiện, an toàn và mến khách đến với đồng bào và du khách; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên du lịch, giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo…
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đƣợc quan tâm, chú trọng: Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch bước đầu được hình thành tại các trường Đại học Hùng Vương, Cao đẳng nghề Phú Thọ, Trung cấp Văn hóa- Du lịch… Chương trình đào tạo nghề du lịch từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được quan tâm: Chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước dần từng bước được nâng cao, đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc bồi dƣỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Thực hiện tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nước các hoạt động du lịch. Công tác thanh, kiểm tra được tiến hành thường xuyên giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật.
3.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ thời gian qua, có thể nhận thấy những hạn chế sau:
- Kết quả đạt đƣợc của Du lịch Phú Thọ trong thời gian vừa qua còn thấp; chƣa bố trí đƣợc các nguồn lực đầu tƣ biến các tiềm năng thành sản phẩm du lịch đƣa vào khai thác phục vụ khách du lịch.
- Nhận thức về vai trò của du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp tại một số nơi còn hạn chế do đó chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; thiếu các giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ du lịch dịch vụ phát triển. Hầu hết tại các huyện, thành, thị chƣa có cán bộ chuyên trách theo dõi về du lịch.
- Công tác quản lý các khu, điểm du lịch, nhất là các khu, điểm du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đang đầu tƣ chƣa thống nhất quản lý một cách có hiệu quả. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn chậm, chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch phát triển cụ thể; việc liên kết giữa cơ quan du lịch, các doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo còn hạn chế.
- Khách du lịch lưu trú chiếm tỷ lệ thấp so với khách du lịch đến Phú Thọ; thời gian lưu trú bình quân và mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển.
- Các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ quy mô ở mức vừa và nhỏ, trình độ đội ngũ nhân viên phục vụ, cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ khách du lịch còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh chƣa cao.
- Sản phẩm du lịch chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn cho du khách; chƣa xây dựng đƣợc tuyến du lịch hoàn chỉnh mang tính đặc sắc, độc đáo. Chất lƣợng sản phẩm du lịch thấp, chƣa có khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí; thiếu các doanh nghiệp có thương hiệu.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung còn chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp; chƣa gắn với các khu, điểm và sản phẩm du lịch để thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và quốc tế liên doanh liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh đƣa khách tới Phú Thọ.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước khả năng tác nghiệp chưa cao, chưa kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án.. phát triển du lịch có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Đầu tƣ còn thiếu, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng yêu cầu của du lịch, chƣa có sản phẩm du lịch có thương hiệu mạnh, mang tính cạnh tranh cao.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế của du lịch Phú Thọ thời gian qua chủ yếu do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
a) Nguyên nhân khách quan:
- Phú Thọ là tỉnh miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chất lƣợng thấp, chƣa tạo đƣợc những sản phẩm du lịch đặc thù có chất lƣợng cao. Nội lực của Phú Thọ không thể bố trí đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.
- Thiếu các doanh nghiệp lớn mạnh có đủ năng lực đầu tƣ xây dựng các dự án du lịch lớn, tạo chuyển biến lớn cho phát triển du lịch. Các doanh nghiệp trong tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nhanh thu hồi vốn hoặc khai thác những cái sẵn có. Các doanh nghiệp lữ hành yếu kém không có khả năng khai thác các nguồn khách từ ngoài về thăm quan tại tỉnh.
- Đầu tƣ cho phát triển du lịch là lĩnh vực đầu tƣ dài hạn cần nguồn vốn lớn và đòi hỏi nhà đầu tƣ phải thực sự tâm huyết. Các dự án đầu tƣ lớn về du lịch trên địa bàn tỉnh đều là các nhà đầu tƣ ngoại tỉnh nên khó khăn trong công tác thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
- Tính thời vụ ảnh hưởng lớn đối với du lịch Phú Thọ.
- Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu...
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Các cấp, các ngành chƣa đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy phát triển du lịch; thiếu kinh nghiệm thực tế. Chủ trương, giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
pháp thực hiện và hệ thống chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch với tƣ cách là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh chƣa đồng bộ và thống nhất. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vai trò kinh tế du lịch còn hạn chế.
- Kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ dẫn tới khả năng tiếp cận điểm đến du lịch gặp khó khăn; sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lƣợng thấp, dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém hấp dẫn.
- Chƣa đào tạo đƣợc đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lực lƣợng quản lý tinh thông và trình độ cao; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chuyên nghiệp…
- Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được các doanh nghiệp trong tỉnh có nguồn vốn lớn đầu tƣ phát triển du lịch.
- Công tác chỉ đạo phối hợp liên kết với các tỉnh và doanh nghiệp chƣa chặt chẽ, phiến diện. Sự liên kết phát triển du lịch mới dừng lại ở các cơ quan quản lý nhà nước, sự liên kết giữa các doanh nghiệp của các tỉnh còn yếu kém.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 4