Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ (Trang 62 - 65)

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Tổng quan ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

Giao thông đường bộ: Phú Thọ là một trong những địa phương có hệ thống giao thông đường bộ phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và được phân bố tương đối đều, hợp lý. Mật độ đường ô tô đạt 1.09 km/km2, cao hơn của cả vùng Đông Bắc (0.62 km/km2). Toàn bộ hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài hơn 11.483 km. Trong đó, có 5 tuyến quốc lộ (2; 32; 32B; 32C; 70) với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 35 tuyến đường tỉnh (13 tuyến chính và 22 tuyến nhánh) với chiều dài 735 km; 137 tuyến đường huyện dài 785 km, 322 km đường đô thị, 54 km đường chuyên dùng; 2.350 km đường xã và liên xã... Ngoài ra còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên, chất lƣợng đảm bảo vận chuyển khách du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hiện nay hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đảm bảo kết nối để 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Phú Thọ, đường Xuyên Á, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang được triển khai xây dựng cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ thời gian tới.

Giao thông đường sông: Tỉnh Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua:

Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Ngoài ra, còn có một số sông nhánh nhƣ Sông Chảy, Sông Bứa... Hầu hết các huyện, thị xã đều có sông chảy qua tạo thành một mạng lưới đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế đặc biệt là giao thông đường thuỷ của tỉnh.

Tổng chiều dài đường sông trên các sông chính của Phú Thọ dài 227 km có thể vận chuyển với phương tiện vận tải từ 50 tấn trở lên. Dọc các đường sông, đặc biệt khu vực thành phố Việt Trì có thể xây dựng các cảng tàu du lịch nhỏ phục vụ tuyến du lịch đường sông.

Giao thông đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt thuộc mạng đường sắt quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai và 3 tuyến nhánh phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy, với tổng chiều dài 89,5 km.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài 74,9 km, giao thông đường sắt góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh. Đây là tuyến đường sắt nối Hà Nội với các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc và từ đó sang Trung Quốc, một phần của tuyến du lịch đường sắt xuyên Á. Chất lượng đường sắt đã được nâng cấp đạt tốc độ cần thiết phục vụ vận chuyển khách nói chung và khách du lịch nói riêng.

3.1.3.2. Hệ thống cung cấp điện

Tỉnh Phú Thọ có nguồn điện quốc gia và nguồn điện tại chỗ đảm bảo chất lƣợng cung cấp điện cho sản suất và sinh hoạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nguồn điện quốc gia: Bao gồm các nguồn 220 KV và 110 KV.

- Nguồn 220 KV được cấp từ hệ thống điện miền Bắc thông qua đường dây 220 KV Hoà Bình-Việt Trì-Sóc Sơn, cấp cho trạm 220/110 Việt Trì công suất 125MVA.

- Nguồn 110KV của tỉnh đƣợc cấp từ hai tuyến dây Việt Trì- Đông Anh và Việt Trì-Thác Bà cấp điện cho các trạm 110KV trên địa bàn tỉnh.

Nguồn điện tại chỗ: Tỉnh Phú Thọ có nguồn điện tại chỗ là nhà máy điện của Công ty giấy Bãi Bằng.

3.1.3.3. Hệ thống cấp nước

Nguồn nước mặt ở Phú Thọ khá dồi dào nhờ hệ thống ba sông lớn chảy qua. Hệ thống cấp nước sạch được quan tâm đầu tư phát triển. Phú Thọ đã cho xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả nhiều nhà máy nước và trạm cấp nước với công suất lớn như: Nhà máy nước Việt Trì với công suất 60.000m3/ngđ, Nhà máy nước Phú Thọ lấy từ nguồn nước sông Hồng, công suất 6.000 m3/ngđ…Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh Phú Thọ cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cƣ, hoạt động sản xuất và phát triển du lịch trên địa bàn.

3.1.3.4. Hệ thống bưu chính, viễn thông

Mạng bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Năm 2013, số máy điện thoại cố định tăng nhanh đến gần 500.000 máy, đạt 22,5 máy trên 100 dân, số thuê bao internet là 49.000. Dịch vụ internet (Dial-up và ADSL), hộp thƣ thoại... đƣợc hình thành, phát triển rộng khắp.

Chất lượng thông tin liên lạc của tỉnh có bước tiến vượt bậc, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mạng điện thoại di động đã phủ sóng tới hầu hết các trung tâm của huyện, thị. Sự phát triển về dịch vụ bưu chính viễn thông nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển du lịch trên địa bàn.

3.1.3.5. Hệ thống nhà hàng, khách sạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng, nâng cấp và nâng cao chất lƣợng phục vụ cho rất nhiều nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Khách sạn thường được kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ đƣợc trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ bổ sung khác. Hệ thống nhà hàng cũng đƣợc đầu tƣ nhiều với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, không gian thoáng, đẹp và phục vụ nhiều đặc sản vùng. Đây cũng là một điểm mạnh thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)