Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Đây là một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch, đòi hỏi tỉnh Phú Thọ phải nhanh chóng nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm du lịch mới độc đáo mang bản sắc riêng.
Định hướng các sản phẩm đặc trưng căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan có thể xác định các sản phẩm đặc trƣng của tỉnh Phú Thọ là du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao mạo hiểm kết hợp với thăm quan nghiên cứu.
Thế mạnh của du lịch Phú Thọ là du lịch văn hoá và sinh thái, đặc biệt là du lịch văn hoá tâm linh. Do vậy, cần coi văn hoá là cội rễ, là động lực để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
phát triển du lịch Phú Thọ và đẩy mạnh công tác nghiên cứu các giá trị văn hoá để tạo nên các sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc của tỉnh.
Để tăng sức cạnh tranh thì Phú Thọ cần định hình một hình ảnh du lịch riêng nhƣ tour du lịch về cội nguồn gắn với lễ hội Đền Hùng, thăm quan và nghỉ cuối tuần ở Phú Thọ, du lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng Thanh Thuỷ. Đối với mỗi loại hình du lịch thì cần có các thông tin quảng bá phù hợp để khách dễ tìm kiếm. Các ấn phẩm quảng bá du lịch của Phú Thọ phải có biểu tƣợng, khẩu hiệu chung của toàn ngành du lịch do Tổng cục du lịch đƣa ra.
4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch
Để góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch Phú Thọ nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh, trong thời gian tới phải đầu tƣ công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng.
Nguồn vốn cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá từ ngân sách không đáp ứng được yêu cầu nội dung cũng như phương thức xúc tiến quảng bá, vì vậy ngành du lịch Phú Thọ cần tranh thủ sự hỗ trợ và kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường vốn đầu tư cho công tác này. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng thị trường xúc tiến quảng bá du lịch Phú Thọ.
- Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm hướng vào 5 khu, điểm để thu hút đầu tư và khách du lịch; tuyên truyền quảng bá các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch sẽ diễn ra hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế. Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch.
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư du lịch trong nước và quốc tế tại các thị trường ưu tiên: Tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư trong nước (TP. Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng...) và xúc tiến đầu tƣ quốc tế (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…).
- Tổ chức có hiệu quả các lễ hội truyền thống, các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong nước và quốc tế diễn ra tại tỉnh.
4.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch
Hoạt động du lịch là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ, do đó vai trò của người lao động trong mọi hoạt động du lịch là yếu tố quan trọng trong việc đáp ứng sự thỏa mãn của du khách. Do vậy, quản lý, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động du lịch là một vấn đề cốt lõi trong quá trình phát triển ngành du lịch. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch phải vừa đảm bảo chất lƣợng chuyên môn, vừa đảm bảo sự hiểu biết về văn hóa du lịch để nâng cao chất lƣợng phục vụ du khách.
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch, có chính sách cử cán bộ trẻ đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ; sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện cho cán bộ giỏi đang công tác ở các nơi, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học về công tác tại tỉnh. Thu hút chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ bên ngoài vào lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tương ứng.
- Mở rộng và nâng cao chất lƣợng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh: Từng bước chuẩn hóa chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch (Trường Đại học Hùng Vương, Cao đẳng nghề Phú Thọ, Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch), nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và gắn đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội; thúc đẩy liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng cơ sở đào tạo chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ngành du lịch bậc đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Khuyến khích các lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương.
Có chính sách phù hợp, hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi để các lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao là con em Phú Thọ và các tỉnh lân cận về làm việc tại địa phương.
4.2.4. Huy động các nguồn lực cho phát triển ngành du lịch
Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện phát triển, đặc biệt là phát triển các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch theo quy hoạch. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch. Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch.
Tăng cường sự giúp đỡ và phối hợp với các Bộ, Ngành ở Trung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phương. Các chương trình, dự án cụ thể như chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, nông thôn mới, trồng rừng, khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống.v.v… Huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đảm bảo nhu cầu đầu tƣ phát triển du lịch.
Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Tăng cường thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
4.2.5. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
Nâng cao vai trò tham mưu, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nhƣ: Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch.
Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền để tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, các đơn vị kinh doanh du lịch và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng cường vai trò và năng lực quản lý nhà nước du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn.
4.2.6. Bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường
Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cần thiết phải có một số giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường và làm hạn chế những áp lực từ môi trường đến hoạt động du lịch nhƣ:
+ Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường và việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cƣ và khách du lịch.
+ Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng nhƣ quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.
+ Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.
+ Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương.
4.2.7. Đẩy mạnh hoạt động liên kết phát triển du lịch
Đẩy mạnh và đổi mới liên kết trong công tác xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp trên cơ sở nối các điểm du lịch đặc trƣng tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Ngoài ra, du lịch Phú Thọ cần mở rộng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương trên cả nước, với các tỉnh trong vùng Trung du Bắc Bộ đặc biệt với Thủ đô Hà Nội cũng nhƣ các trung tâm du lịch lớn và các địa phương của Việt Nam.