Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương
Đƣợc biết đến nhƣ là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá, tỉnh Ninh Bình có gần 1.300 di tích văn hóa, trong đó có hơn 490 di tích đƣợc xếp hạng, 194 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia; nhiều di tích có giá trị tiêu biểu cùng hơn 600 lễ hội truyền thống đậm chất dân gian, trong đó có 10 lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn, tiêu biểu gắn liền với các lễ hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
như: đền thờ Kinh Dương Vương, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim…Một số điểm thu hút khách du lịch cần phải kể đến là các làng nghề truyền thống nhƣ: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gõ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật làm nên bản sắc văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điện dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với những nét truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách tạo sự thông thoáng cho thu hút đầu tƣ các dự án vào lĩnh vực du lịch, nhằm tạo ra thế và lực mới cho ngành du lịch. Xây dựng chương trình hành động quốc gia về du lịch, khảo sát và điều tra thực trạng tài nguyên du lịch của tỉnh để hoạch định chiến lƣợc khai thác, bảo đảm phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Ngành du lịch đã chủ động tham mưu với chính quyền tỉnh về đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, khai thác các nguồn vốn phục vụ cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Nhiều dự án đƣợc hoàn thiện và phát huy hiệu quả nhƣ xây dựng đường vào khu du lịch Phật Tích, Cổ Mễ; dự án đầu tư xây dựng chùa Hồng Ân - Núi Lim..., đây là những điểm có triển vọng thu hút nhiều khách đến tham quan, du lịch.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc nâng cao với nhiều hình thức, quy mô đƣợc mở rộng nhằm giới thiệu du lịch Bắc Ninh đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nhiều ấn phẩm du lịch được phát hành, tỉnh đã tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
chức các sự kiện văn hóa, lễ hội mang đậm nét của vùng văn hóa Kinh Bắc, nhằm tạo sự thu hút khách du lịch thập phương đến với Bắc Ninh.
Chính những tiềm năng du lịch, những đầu tƣ đúng đắn và công tác quảng bá có hiệu quả đã thu hút một lƣợng khách rất lớn đến với Bắc Ninh.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lƣợng khách nội địa và lượng khách quốc tế đến địa phương tăng mạnh. Nếu năm 2001 khách nội địa đến Bắc Ninh là 36.500 lượt người, 2002 là 40.920 lượt người thì đến năm 2013 là 351.000 lượt người và năm 2014 là 430.000 lượt người. Về khách quốc tế đến Bắc Ninh, nếu năm 2001 là 1.700 lƣợt khách thì đến năm 2013 là 13.549 lƣợt khách và năm 2014 là 16.500 lƣợt khách.
Với số lượng cơ sở lưu trú và buồng lớn, không ngừng tăng theo từng năm, Bắc Ninh đã đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú của du khách quốc tế và nội địa, góp phần thu hút và giữ chân du khách ở lại nghỉ dƣỡng, tham quan địa phương nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2007 Bắc Ninh có 119 cơ sở lưu trú với 1.096 buồng, năm 2011 Bắc Ninh có 178 cơ sở lưu trú với 1.792 buồng và đến năm 2014 có 285 cơ sở lưu trú với 2.806 buồng.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch cũng đƣợc tỉnh quan tâm sâu sát, nội dung bồi dƣỡng tập trung sâu vào việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ. Số lượng hướng dẫn viên tăng nhanh, đội ngũ thuyết minh viên tại điểm có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ tốt.
1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam, và đƣợc coi là một Việt Nam thu nhỏ. Địa hình tỉnh Ninh Bình đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, vừa có biển, đó là cơ sở phát triển hệ động thực vật phong phú, hình thành nhiều khu du lịch đẹp. Bên cạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đó, Ninh Bình từng là kinh đô nước Đại Cồ Việt thế kỷ thứ X. Trên mảnh đất này còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều làng quê với những phong tục, tập quán văn hóa truyền thống lâu đời, tiêu biểu cho làng quê ở Việt Nam, cùng những làng nghề truyền thống, với những món ăn đậm bản sắc Ninh Bình.
Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình rất phong phú, có giá trị đặc biệt, tiêu biểu là thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động, khu hang động Tràng An, quần thể di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, làng nghề thêu ren Văn Lâm…Với sự đa dạng về tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, Ninh Bình hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo, không trùng lặp với sản phẩm du lịch của nhiều địa phương khác trong khu vực, đặc biệt là những địa phương phụ cận như Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa…
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Ninh Bình đƣợc chú trọng với nhiều hình thức, quy mô. Trước tiên là đẩy mạnh quảng cáo hướng vào đa dạng hoá kênh thông tin, chú trọng các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, đặc biệt là Internet - một trong những kênh thông tin hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức phát triển du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương. Các hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và nhân dân trong tỉnh về việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch Ninh Bình. Công tác xúc tiến quảng bá trên mạng Internet đƣợc đẩy mạnh với việc thiết lập và phát triển 2 trang tin điện tử quảng bá du lịch (http://www.ninhbinh.tourism.vn; www.dulichninhbinh.com.vn). Các trang tin điện tử đƣợc đăng tải trên 3 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp) với thông tin hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ảnh cập nhật đầy đủ, thường xuyên và phong phú, đã và đang là địa chỉ tin cậy của du khách và các hãng lữ hành, du lịch tìm hiểu về du lịch Ninh Bình.
Ninh Bình xây dựng đƣợc hệ thống ấn phẩm du lịch, tài liệu thông tin du lịch tương đối phong phú và đa dạng. Nội dung ấn phẩm được giới thiệu chọn lọc, cập nhật thông tin chỉ dẫn giá cả, dịch vụ, ăn nghỉ, mua sắm bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung) thuận tiện cho du khách lựa chọn phương pháp thăm quan du lịch phù hợp. Ninh Bình cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về quản lý và phát triển du lịch nhƣ hội thảo
“Phát triển du lịch Ninh Bình bền vững trong tương quan hợp tác, hỗ trợ của các tỉnh bạn” năm 2003 , Hội thảo “Mô hình quản lý khu, điểm tối ƣu” năm 2007, “Những giải pháp phát triển bền vững du lịch Ninh Bình” năm 2008.
Hàng năm, tỉnh chủ động mời và đón các đoàn famtrip gồm các cơ quan báo chí, truyền hình, các cơ quan quản lý du lịch, hãng lữ hành về khảo sát, tìm hiểu và xây dựng chương trình du lịch, sản phẩm du lịch mới. Tỉnh Ninh Bình tham gia các hội chợ, hội thảo và giao lưu chuyên đề du lịch tại các thị trường trọng điểm về du lịch nhƣ Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng… Những hoạt động này làm phong phú thêm hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình, góp phần không nhỏ quảng bá thương hiệu và thu hút du khách tới Ninh Bình. Nhìn chung, trong thời gian vừa qua hoạt động xúc tiến du lịch đã đƣợc triển khai khá tích cực và hiệu quả, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng đƣợc chú trọng. Năm 2009-2011 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối kết hợp với trường Đại học Hoa Lư tuyển dụng, đào tạo 466 sinh viên có trình độ trung cấp du lịch cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt thời gian tới, Ninh Bình sẽ tiếp tục chú trọng đào tạo, nâng cao tay nghề mang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tính chuyên nghiệp cho những người làm trực tiếp trong ngành Du lịch. Đến năm 2015, ƣớc sẽ thu hút và giải quyết khoảng từ 8.000 - 10.000 lao động chính trong ngành Du lịch và trên 20.000 lao động có thu nhập gián tiếp thông qua các hoạt động dịch vụ, du lịch.
Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt có vùng núi đá vôi với các hang động nguyên thủy và hệ sinh thái độc đáo, cùng với sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đất nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình cũng xác định vai trò của công nghiệp và dịch vụ, trong đó du lịch đƣợc đánh giá là ngành kinh tế có nhiều triển vọng.
Theo số liệu thống kê tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, thực tế trong những năm từ năm 2000 đến nay số lƣợt khách đến Ninh Bình tăng từ 401.516 lƣợt lên 3.711.994 lƣợt năm 2012 và đến năm 2014 tăng lên 4.391.692 lƣợt khách. Tăng 118.3% so với năm 2012. Trong đó lƣợng khách nội địa là 3.874.899 lƣợt khách và lƣợng khách quốc tế là 526.793 lƣợt. Cơ sở lưu trú du lịch phát triển cụ thể năm 1992 toàn tỉnh chỉ có duy nhất một khách sạn Hoa Lư với 33 phòng nghỉ. Năm 2000 toàn tỉnh có 35 cơ sở lưu trú với 500 phòng nghỉ, đến năm 2014 số cơ sở lưu trú tăng lên 244 với 3564 phòng tăng 7 lần so với năm 2000 trong đó có 51 cơ sở lưu trú được xếp hạng sao, 1 cơ sở đƣợc thẩm định tiêu chuẩn 4 sao, 2 cơ sở đƣợc thẩm định 3 sao, 10 cơ sở 2 sao.