Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm, đối tượng khảo sát nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, căn cứ vào tài nguyên du lịch, các đặc điểm của từng địa danh du lịch trong tỉnh. Luận văn đã chọn 03 địa điểm để nghiên cứu: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Thành phố Việt Trì đại diện cho loại hình du lịch văn hóa tâm linh; Khu Du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy - huyện Thanh Thủy đại diện cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng; Vườn Quốc gia Xuân Sơn - huyện Tân Sơn đại diện cho loại hình du lịch sinh thái.
Mỗi địa danh trên mang đậm những hình thái, loại hình du lịch tham quan khác nhau với những đặc trƣng riêng biệt. Việc đánh giá về các loại hình, chất lƣợng sản phẩm du lịch ở những địa điểm này sẽ cho những kết quả sát thực tế hơn, đồng thời các điểm chọn để nghiên cứu đảm bảo tính đại diện cho các loại hình du lịch đặc trƣng của cả tỉnh.
Chọn đối tượng điều tra nghiên cứu: luận văn chọn đối tƣợng nghiên cứu là khách du lịch đến thăm quan các địa điểm du lịch đặc trƣng nhƣ Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Khu Du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy và Vườn quốc gia Xuân Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1.Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, địa phương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, các tài liệu từ các cơ quan của tỉnh Phú Thọ, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại tỉnh, các tài liệu xuất bản liên quan đến hoạt động du lịch tỉnh Phú Thọ.
Những số liệu này đã đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Tổng Cục thống kê, Báo cáo tổng kết của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh bạn; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ; các Quy hoạch ngành của tỉnh Phú Thọ, các báo cáo nghiên cứu chuyên đề, …
Thu thập các thông tin, tư liệu từ các Website như:
http://www.vietnamtourism.gov.vn http://www.marketingvietnam.net http://www.svhttdl.phutho.gov.vn http://www.dulichphutho.com.vn 2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Nghĩa là tác giả không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Điều quan trọng nhất là cần đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện đƣợc cho tổng thể chung. Để bảo công tác điều tra có chất lượng, khả năng thực thi cao, tác giả đã thực hiện phương pháp lấy ý kiến góp ý từ các chuyên gia trong ngành du lịch tỉnh Phú Thọ. Qua phương pháp này giúp cho luận văn có đƣợc các thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định về quy luật phát triển của du lịch. Kết quả này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn. Lấy ý kiến từ các lãnh đạo tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn; từ các quan điểm, định hướng chỉ đạo của các cấp, ngành liên quan tới sự phát triển của du lịch Phú Thọ; từ định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước đối với ngành du lịch; từ mục tiêu phát triển của du lịch Phú Thọ.
Từ những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong ngành, luận văn đã chọn 03 địa điểm nghiên cứu đại diện về 03 loại hình du lịch chủ yếu của tỉnh Phú Thọ là: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Thành phố Việt Trì đại diện cho loại hình du lịch văn hóa tâm linh; Khu Du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy - huyện Thanh Thủy đại diện cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng; Vườn Quốc gia Xuân Sơn - huyện Tân Sơn đại diện cho loại hình du lịch sinh thái.
Tác giả chọn điều tra trên 150 khách du lịch đến tham quan tại 03 điểm du lịch đã chọn, điều tra theo bảng hỏi về các dịch vụ mà khách du lịch thường sử dụng trong quá trình đi tham quan du lịch, môi trường tham quan du lịch...
Điều tra đối với 150 khách du lịch đƣợc hỏi, tác giả chia theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp....cụ thể nhƣ sau:
+ Về độ tuổi:
- Có 40 du khách dưới 18 tuổi, chiếm 27 %.
- Có 45 du khách từ 18 - 35 tuổi, chiếm 30%.
- Có 60 du khách từ 35 - 55 tuổi, chiếm 40%.
- Có 5 du khách ≥ 55 tuổi, chiếm 3%.
+ Về giới tính:
- Có 92 du khách là nữ, chiếm 61,3%.
- Có 58 du khách là nam, chiếm 38,7%.
+ Về nghề nghiệp:
- Có 35 du khách là học sinh, sinh viên, chiếm 23%.
- Có 70 du khách là cán bộ, viên chức nhà nước, chiếm 47%.
- Có 27 du khách làm nghề kinh doanh, chiếm 18%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Có 18 du khách làm nghề khác, chiếm 12%.
+ Về hình thức du lịch:
- Có 30 du khách đi du lịch theo hình thức mua tour, chiếm 20%.
- Có 75 du khách đi du lịch theo hình thức tự tổ chức, chiếm 50%.
- Có 45 du khách đi du lịch theo hình thức kết hợp công vụ, chiếm 30%.
* Phiếu điều tra dành cho khách du lịch
Nội dung phiếu điều tra dành cho du khách gồm 03 phần chính nhƣ sau:
(Phụ lục 1)
- Phần 1: Thông tin về khách du lịch
Có 3 câu hỏi đƣợc đƣa ra để tìm hiểu về đối tƣợng khách du lịch: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Những thông tin này nhằm xác định các thông tin về đối tượng khách du lịch thường xuyên đến Phú Thọ. Từ đó tìm ra thị trường khách mục tiêu của ngành du lịch tỉnh trong thời gian tới.
- Phần 2: Thông tin về chuyến đi
Có 3 câu hỏi liên quan đến hình thức tổ chức chuyến đi, thời gian lưu lại và số lần đi du lịch Phú Thọ của du khách. Thông tin thu thập đƣợc từ những câu hỏi này sẽ góp phần đánh giá đƣợc sự hấp dẫn của du lịch Phú Thọ và cho ta thấy đƣợc độ tin cậy của các đánh giá mà du khách đƣa ra trong phần 3.
- Phần 3: Đánh giá về chất lƣợng các dịch vụ tại các điểm du lịch ở Phú Thọ.
Đây là phần thông tin quan trọng nhất của phiếu điều tra. Nội dung của các câu hỏi này đƣợc thiết kế dựa trên các tiêu chí cơ bản là: Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ, chất lƣợng các loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch.
Phần đánh giá đƣợc thiết kế theo hình thức bảng hỏi. Bảng hỏi gồm ba cột:
Cột 1 là cột số thứ tự các yếu tố đánh giá, cột 2 là mô tả nội dung các yếu tố và cột 3 là đánh giá của du khách về các yếu tố. Có 5 mức đánh giá tương ứng với 5 mức điểm giảm dần từ 5 đến 1.
2.2.3. Phương pháp phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Phương pháp so sánh: so sánh theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo từng ngành, từng loại hình kinh doanh, từng đối tƣợng khách du lịch để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tƣợng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu đƣợc đúng đắn, cũng nhƣ giúp cho việc phân tích tài liệu đƣợc khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.
Phương pháp dự báo thống kê: Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động các chỉ tiêu nghiên cứu như: Số lượng khách du lịch, thị trường khách du lịch, số lượng buồng lưu trú, nhu cầu lao động trong ngành du lịch, doanh thu du lịch, nhu cầu vốn đầu tƣ cho ngành du lịch… Để kết quả của các dự báo tương đối sát với những gì sẽ xảy ra trong tương lai, điều quan trọng là phải có phương pháp dự báo hợp lý, căn cứ vào điều kiện khách quan chủ quan, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu dự báo. Dự báo xu hướng phát triển du lịch Phú Thọ phải căn cứ vào chiến lƣợc phát triển, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, dựa vào số liệu thống kê đã thu thập đƣợc trong thời gian qua.
Phương pháp đồ thị: Luận văn còn sử dụng phương pháp đồ thị, bảng biểu nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm được thông tin cần thiết.