Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Tổng quan ngành du lịch tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, đƣợc tái lập ngày 01/01/1997. Tỉnh Phú Thọ đƣợc tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú xƣa. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 3.533,4 km2 (chiếm 1,2% diện tích cả nước). Thành phố Việt Trì - đô thị loại I, là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 90 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua con sông Hồng.
Về góc độ du lịch, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Trung du là dạng địa hình đặc trƣng có giá trị phát triển du lịch sinh thái.
Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích đồi núi chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%).
Du lịch Phú Thọ giữ vai trò là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cầu nối du lịch giữa vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông và Tây Bắc; điểm kết nối quốc tế trong hành lang kinh tế Quảng Ninh - Hà Nội - Côn Minh; kết nối tuyến du lịch tâm linh với các tỉnh duyên hải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
* Khí hậu: Khí hậu Phú Thọ mang đậm đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa hè nắng nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa đông lạnh, mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm xấp xỉ 23oC, lƣợng mƣa trung bình: 1.500 mm - 1.700 mm, độ ẩm bình quân: 80% - 90%.
Nhìn chung, khí hậu tỉnh Phú Thọ tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt điều kiện thời tiết rất phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, cung cấp nguồn thực phẩm và có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch.
* Tài nguyên nước: Phú Thọ có tài nguyên nước rất dồi dào, phong phú với năm sông lớn chảy qua: sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Bứa và 41 phụ lưu đủ cung cấp cho tưới tiêu trong cả tỉnh. Ngoài ra, Phú Thọ còn có 130 suối nhỏ cùng hàng ngàn hồ, ao phân bố đều khắp trên lãnh thổ, chứa nguồn nước mặt dồi dào. Nguồn nước ngầm của tỉnh phân bố ở nhiều huyện nhƣ Lâm Thao, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ với trữ lƣợng lớn.
Hệ thống sông ngòi Phú Thọ với các dòng sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Lô, sông Đà là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là trong điều kiện khai thác kết hợp với văn hóa dân gian Phú Thọ và ẩm thực.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và nguồn nhân lực: Tính đến hết năm 2013 dân số toàn tỉnh Phú Thọ là 1.340.813 người, mật độ dân số bình quân 379,5 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1% .
Trong tổng số dân tỉnh Phú Thọ, dân số thành thị chiếm 244.322 người, tương đương hơn 18%, thấp hơn mức trung bình cả nước (22%), chủ yếu tập trung ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện lỵ, các khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
công nghiệp. Dân số nam ở Phú Thọ có khoảng 661.116 người, tương đương 49,3%. Dân số thành thị, nông thôn liên quan đến mức thu nhập và khả năng đi du lịch của người dân. Dân cư Phú Thọ có đặc điểm là dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, mặt bằng dân trí cao hơn mặt bằng chung cả nước, dân cư năng động, sáng tạo là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ có 28 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,89% số dân toàn tỉnh, dân số là người dân tộc thiểu chiếm 14,11%. Trong số các dân tộc thiểu số dân tộc Mường chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%;
dân tộc Mông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Hoa có chiếm 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái chiếm 0,008%. Phú Thọ có sự đa dạng văn hóa dân tộc, tuy điều kiện kinh tế khác nhau nhƣng mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, ẩm thực là nguồn tài nguyên để khách du lịch tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số thường sống ở vùng sâu, vùng xa, các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, thuận lợi việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.
Quy mô tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưở (GDP) năm 2013 đạt 6,43%; thu nhập bình quân đầu người 22,5 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.062 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 13.230 tỷ đồng, tăng 3,7% so năm 2012; giá trị xuất khẩu đạt trên 635 triệu USD; cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 27,4%; công nghiệp - xây dựng 40,9%; dịch vụ 31,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 17.097 tỷ đồng, tăng 14% so năm 2012. Doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đạt 2.307 tỷ đồng, tăng 3,5% so năm 2012.
Tổng vố ộng cả năm đạt 21.026 tỷ đồng, tăng 20% so với năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2012, tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 23.101 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2012.