Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ (Trang 66 - 72)

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Tổng quan ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

3.1.5. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Có thể nói rằng nếu không có tài nguyên thì không thể có sức hấp dẫn đối với du khách, do đó không thể có các hoạt động kinh doanh du lịch. Trong số các bộ phận cấu thành của tài nguyên du lịch thì di sản văn hóa nói chung đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút du khách. Các giá trị văn hóa truyền thống là một thành tố không thể thiếu trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa - loại sản phẩm in dấu ấn truyền thống và nhân văn của dân tộc.

Ví trí địa lý là lợi thế so sánh của tỉnh trong giao lưu kinh tế; liên kết phát triển du lịch.

Kết cấu hạ tầng của tỉnh thời gian qua đã đƣợc cải thiện đáng kể, tăng khả năng tiếp cận các khu, điểm du lịch cũng nhƣ năng lực phục vụ khách.

Kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phát triển nhanh so với mặt bằng chung của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và của cả nước, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhanh ngành du lịch tỉnh Phú Thọ.

Môi trường đầu tư khá thuận lợi, có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

3.1.5.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ - Thuận lợi

Trên bình diện chung: Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế đƣợc đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực châu Á, đứng thứ 2 sau Trung Quốc); cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch của người dân tăng nhanh.

Môi trường pháp lý ở Việt Nam ngày càng thuận lợi. Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện mà điển hình là sự ra đời của Luật Du lịch năm 2005 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch.

Nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội đƣợc ban hành nhƣ chính sách đối với dân tộc thiểu số, chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu góp phần tạo nên môi trường thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

Chính sách khuyến khích tiêu dùng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, việc áp dụng chế độ nghỉ hai ngày trong tuần đáp ứng nguyện vọng toàn dân và làm cho nhu cầu du lịch tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch cuối tuần.

Việt Nam có những chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập. Diễn biế

, chính trị, an ninh thế giớ ộ ệ

ộ ạt động du lị . Toàn cầu hóa

là xu thế khách quan, lôi cuốn các nướ ừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và sự ẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng sâu rộng trong kinh tế , môi trườ

.

Với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

Việc Việt Nam chính thác trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho ngành du lịch trong tương lai:

- Sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Tăng sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du lịch MICE;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam ký các Hiệp định và thoả thuận về miễn thị thực với một số nước, việc bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam-Hàn Quốc.v.v... cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có hệ thống chính trị xã hội ổn định. Con người Việt Nam thân thiện, mến khách là điểm đến an toàn, đối với khách du lịch quốc tế.

Việt Nam có tiềm năng du lịch đặc sắc. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đƣợc nhìn nhận là quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch thuộc vào loại đặc sắc, phong phú, có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch măng tính cạnh tranh cao, hấp dẫn khách du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam với vẻ đẹp tiềm ẩn và vẻ đẹp bất tận được xếp thứ 15/149 nước trên thế giới; về tài nguyên nhân văn Việt Nam được xếp 25/149 nước, đặc biệt là đất nước có trên 6.000 lễ hội với bản sắc văn hóa đặc sắc, có bề dầy hàng nghìn năm.

Việt Nam đang là điểm đến của thiên niên kỷ mới và ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế.

Đối với tỉnh Phú Thọ: Ngành du lịch tỉnh Phú Thọ luôn nhận đƣợc sự quan tâm của các cơ quan Trung ƣơng và sự nhìn nhận đúng đắn của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong xu thế phát triển trước mắt cũng như lâu dài thể hiện qua các chương trình các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua. Trong giai đoạn phát triển mới, Chiến lƣợc phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

du lịch việt Nam định hướng Việt Trì là thành phố lễ hội, Phú Thọ là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch cả nước; Đền Hùng là khu du lịch quốc gia để đầu tƣ phát triển du lịch Phú Thọ thành một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển so với mặt bằng chung cả nước.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những nhìn nhận đúng đắn về ngành. Các Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Phú Thọ đƣợc ban hành đã trở thành nguồn động lực quan trọng phát triển du lịch Phú Thọ thời gian qua. UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách thông thoáng ƣu đãi trong công tác đầu tư tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh (Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 1 năm 2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc hỗ trợ đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ).

Phú Thọ là tỉnh cửa ngõ thủ đô Hà Nội, cầu nối du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Trung du miền núi phía Bắc, cấu nối Đông và Tây của vùng; nằm trong không gian hành lang du lịch Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh là một trong những hành lang du lịch quan trọng của quốc gia.

Tiềm năng du lịch Phú Thọ đa dạng, phong phú cả về tự nhiên và nhân văn cho phép phát triển nhiều sản phẩm đặc thù có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế: Khu di tích lịch sử đền Hùng là di tích đặc biệt cấp Quốc gia, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương là Quốc giỗ, Hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao; nước khoáng nóng Thanh Thủy đƣợc xác định có trữ lƣợng lớn và hàm lƣợng nguyên tố vi lƣợng hữu ích thích hợp cho việc nghỉ dƣỡng, chăm sóc sức khỏe... Tín ngƣỡng Thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại sẽ tăng thêm sự thu hút đối với cho khu du lịch Đền Hùng nói riêng và Phú Thọ nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tình hình chính trị tại tỉnh ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững; kinh tế phát triển đạt mức tăng trưởng khá; hệ thống cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ; công tác xã hội hóa ngày càng đƣợc đẩy mạnh thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch.

Tài nguyên du lịch Phú Thọ ngày càng đƣợc khẳng định giá trị đặc biệt mang tầm vóc quốc tế từ sau khi "Hát Xoan Phú Thọ" và “Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, bên cạnh đó xu hướng du lịch về với cội nguồn dân tộc ngày càng đạt tầm cao mới. Bên cạnh lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, các giá trị văn hóa và tự nhiên khác sẽ tạo nên sức hấp dẫn mới, tăng sự thu hút khách và kéo dài thời gian lễ hội.

Nhận thức về du lịch của các tầng lớp nhân dân ngày càng đƣợc hoàn thiện, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch được nâng cao rõ rệt. Đời sống người dân Phú Thọ ngày càng cao, nhu cầu du lịch càng lớn.

- Khó khăn

Trên bình diện chung: Du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Phú Thọ phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị, thời tiết, dịch bệnh.v.v... trên phạm vi toàn cầu. Các dịch bệnh nhƣ H5N1 và H1N1, các cuộc khủng hoảng chính trị trên thế giới, nạn khủng bố... đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới ảnh hưởng đến thị trường nguồn là một trong những khó khăn, thách thức lớn của ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế còn kéo dài, trong 5 năm tới Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của suy giảm kinh tế.

Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trong khi trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nước trong khu vực... làm giảm tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.

Tài nguyên, môi trường du lịch nhiều nơi bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ, khai thác và nhiều nguyên nhân khác (nhƣ lũ lụt, cháy rừng...). Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Việc đầu tƣ phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chƣa hiệu quả; chính sách về đầu tƣ chƣa thực sự hấp dẫn mọi nguồn lực xã hội.

Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế.

- ộ

ắt đầu phải đối mặt với những ảnh hưởng củ ặc biệt là những ảnh hưởng tới môi trường và tài nguyên.

Đối với tỉnh Phú Thọ: Ngoài những khó khăn, thách thức trên bình diện chung, phát triển du lịch Phú Thọ còn phải đối mặt với những khó khăn riêng.

- Kết quả đạt đƣợc của Du lịch Phú Thọ trong thời gian vừa qua còn thấp, chƣa bố trí đƣợc các nguồn lực đầu tƣ biến các tiềm năng thành sản phẩm du lịch đƣa vào khai thác phục vụ khách du lịch.

- Nhận thức về vai trò của du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp tại một số nơi còn hạn chế do đó chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; thiếu các giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ du lịch dịch vụ phát triển. Hầu hết tại các huyện, thành, thị chƣa có cán bộ chuyên trách theo dõi về du lịch.

- Khách du lịch lưu trú chiếm tỷ lệ thấp so với khách du lịch đến Phú Thọ; thời gian lưu trú bình quân và mức chi tiêu bình quân của khách còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển.

- Các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ quy mô ở mức vừa và nhỏ, trình độ đội ngũ nhân viên phục vụ, cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ khách du lịch còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh chƣa cao.

- Sản phẩm du lịch chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn cho du khách;. Chất lƣợng sản phẩm du lịch thấp, chƣa có khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí; thiếu các doanh nghiệp có thương hiệu.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung còn chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp; chƣa gắn với các khu, điểm và sản phẩm du lịch để thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và quốc tế liên doanh liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh đƣa khách tới Phú Thọ. Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chƣa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước khả năng tác nghiệp chưa cao, chưa kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án.. phát triển du lịch có hiệu quả.

- Đầu tƣ còn thiếu, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng yêu cầu của du lịch, chƣa có sản phẩm du lịch có thương hiệu mạnh, mang tính cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)