Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
4.1.3. Định hướng phát triển du lịch đến năm 2020
a. Định hướng phát triển các chỉ tiêu du lịch chủ yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Khách du lịch quốc tế: Theo chiến lược phát triển du lịch cả nước và định hướng phát triển vùng thì đến năm 2020 tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Phú Thọ chiếm khoảng 1,1 - 0,2% số khách quốc tế đến Việt Nam. Theo đó, đến năm 2015, du lịch Phú Thọ có thể đón đƣợc khoảng 6 nghìn khách quốc tế, năm 2020 có thể đón khoảng 10 nghìn lƣợt khách.
- Khách du lịch nội địa: Do đặc điểm tài nguyên nên có sự chênh lệch lớn về khách tham quan trong ngày và khách có sử dụng dịch vụ lưu trú.
+ Đối với khách tham quan trong ngày xu hướng du lịch tâm linh, về cội nguồn trở thành một nhu cầu rất lớn; lễ hội Đền Hùng được tổ chức thường niên với nghi thức quốc lễ... sẽ tiếp tục thu hút một lƣợng lớn khách du lịch nội địa về Phú Thọ. Dự kiến giai đoạn 2016-2020, trung bình mỗi năm sẽ tăng khoảng 2%/ năm.
+ Đối với khách có sử dụng dịch vụ lưu trú, do xu hướng nhu cầu du lịch ngày càng cao, bên cạnh đó việc tiếp tục đầu tƣ nâng cấp các khu du lịch nhƣ Thanh Thủy, Xuân Sơn, đầm Ao Châu, Vân Hội... sẽ góp phần thu hút thêm thị trường khách này. Trên cơ sở đó, dự kiến giai đoạn 2016-2020, trung bình mỗi năm thị trường khách này sẽ tăng 9-10%/năm. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đến Phú Thọ đƣợc dự báo đạt 1,3 ngày năm 2015 và 1,5 ngày năm 2020.
b. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch
- Thị trường khách quốc tế: Căn cứ vào thực tế phát triển thị trường du lịch của Phú Thọ vừa qua, xu thế phát triển thị trường khách du lịch Việt Nam và khu vực, khả năng phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường, định hướng thị trường khách du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 theo các phân đoạn: thị trường gần, cần ưu tiên và thị trường truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Thị trường gần: Mặc dầu khách quốc tế đến Phú Thọ thời gian qua còn ít, nhưng căn cứ vào xu thế phát triển chung việc thu hút khách thị trường khách này vẫn là hướng ưu tiên, đặc biệt là khi hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Đặc điểm các thị trường khách quốc tế theo định hướng như sau:
+ Thị trường Đông Bắc Á: Chiếm trên 15% thị phần khách quốc tế đến vùng và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới.
+ Khách du lịch Trung Quốc: Khách du lịch Trung quốc đến Phú Thọ sẽ chiếm số đông chủ yếu khai thác từ hành lang Côn Minh - Lào Cai-Hà Nội.
Khả năng chi tiêu của khách Trung Quốc không cao, sử dụng các dịch vụ du lịch với chất lƣợng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp so với các thị trường khác. Khách Trung Quốc thường đến với mục đích buôn bán, thăm quan thắng cảnh, thăm thân.
+ Khách du lịch Đài Loan: Khách du lịch Đài Loan đến chủ yếu với mục đích thương mại, hội nghị hội thảo, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du lịch. Vì vậy Phú Thọ có nhiều cơ hội đón dòng khách du lịch này.
Khách Đài Loan còn thích vui chơi giải trí, thể thao. Khả năng chi tiêu của họ tương đối cao và thường sử dụng các dịch vụ lưu trú có chất lượng cao, sử dụng nhiều các dịch vụ du lịch bổ sung khác.
+ Khách du lịch Nhật Bản: Hiện nay Phú Thọ còn ít hấp dẫn đối với thị trường này, tuy nhiên với tiềm năng du lịch, đặc biệt về văn hoá và nghỉ dƣỡng, Phú Thọ sẽ là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Nhật Bản trong tương lai gần. Khách Nhật Bản có khả năng chi trả rất cao, tuy nhiên đòi hỏi chất lượng các dịch vụ hoàn hảo, họ thường ở các khách sạn cao cấp 4-5 sao.
+ Khách du lịch Hàn Quốc: Chiếm tỷ trọng không lớn nhƣng khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư có khả năng chi trả cao, có sở thích gần giống nhƣ khách Nhật Bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Thị trường Tây Âu: Đây là phần thị trường quan trọng, trong tương lai sẽ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu khách quốc tế đến vùng. Thực tế phát triển du lịch thời gian qua cho thấy đây là một thị trường du lịch triển vọng, tuy nhiên thời gian gần đây thị trường này có xu hướng chững lại và giảm dần thị phần của mình. Hai thị trường truyền thống quan trọng nhất là Pháp, ngoài ra vùng còn đón khách du lịch từ Anh, Đức.
Khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam nói chung chủ yếu với mục đích tham quan thắng cảnh, thương mại, khám phá, mạo hiểm. Họ thích tìm hiểu văn hóa lịch sử và đến các khu vực còn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn các giá trị văn hoá, tự nhiên. Các đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm và món ăn Việt Nam rất đƣợc khách Tây Âu ƣa chuộng. Đây cũng là thế mạnh mà du lịch Phú Thọ cần quan tâm.
Thị trường du lịch Bắc Mỹ: Cũng giống như thị trường du lịch Tây Âu, thị trường du lịch Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada) là thị trường có nhiều triển vọng đối với du lịch Phú Thọ bởi ở đây có thể phát triển đƣợc những sản phẩm ưa chuộng của thị trường này, đặc biệt là du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm. Đây cũng là thị trường có khả năng thanh toán cao, có nhu cầu về chất lƣợng các dịch vụ du lịch cao.
Thị trường du lịch Úc: Cũng được xác định là thị trường truyền thống cần quan tâm khai thác. Tính chất của dòng khách du lịch từ Úc giống nhƣ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ.
Tập trung khai thác thị trường khách quốc tế là Việt Kiều tại các nước trên thế giới (Mỹ, Canada...) với các sản phẩm du lịch “Về cội nguồn các dân tộc Việt Nam”.
(Tham khảo định hướng các thị trường khách quốc tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ theo mục đích đi du lịch ở phụ lục 4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Thị trường khách nội địa: Thị trường khách nội địa được định hướng là thị trường chú trọng phát triển của du lịch Phú Thọ đặc biệt là khách có sử dụng dịch vụ lưu trú do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch đƣợc nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Đặc biệt từ khi Giỗ Tổ Hùng Vương được công nhận là Quốc giỗ; Đền Hùng được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia. Phú Thọ là cội nguồn của các dân tộc nên việc thu hút khách nội địa ngày càng đông.
Khách nội địa đến Phú Thọ đƣợc xác định rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn.
Đặc điểm của từng đối tƣợng chính nhƣ sau:
+ Khách du lịch văn hóa, tâm linh: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngƣỡng phát triển nhanh. Đối tƣợng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán, kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở khu vực Đền Hùng, Việt Trì, Đền Mẫu Âu Cơ,... Tuy nhiên loại khách này ít sử dụng lưu trú nếu Phú Thọ không có sự đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch.
+ Khách du lịch thương mại, công vụ: Chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn khác. Đối tƣợng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tƣợng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm. Địa bàn chủ yếu là khu vực TP. Việt Trì.
Đối với du lịch Phú Thọ cần phát triển loại khách này gắn với các sự kiện nhƣ hội nghị, hội thảo, thi đấu thể thao…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Khách du lịch tham quan thắng cảnh, di tích: Đối tƣợng khách du lịch thuộc nhiều lứa tuổi. Các khu vực đón nhiều khách du lịch nội địa với mục đích này là Thành phố Việt Trì, Vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, đầm Vân Hội… tham quan các di tích lịch sử văn hóa; thắng cảnh hang động,...
+ Khách du lịch sinh thái: Đây là loại hình du lịch mới phát triển ở nước ta. Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên đã thu hút một lƣợng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.
+ Khách du lịch nghỉ dưỡng, cuối tuần: Đối tượng là người Hà Nội, dân chúng vùng lân cận các điểm du lịch cuối tuần, muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau một tuần làm việc. Loại hình này có xu hướng phát triển, đặc biệt sau khi nhà nước cho nghỉ 2 ngày/tuần. Các điểm thu hút khách nghỉ cuối tuần của Phú Thọ hiện nay là Thanh Thủy, cụm di tích danh thắng ở thành phố Việt Trì.
Khách nội địa cần chú trọng khai thác các nguồn đến từ các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...và từ trong tỉnh.
c. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Căn cứ đặc điểm tài nguyên và nhu cầu thị trường khách du lịch, có thể định hướng phát triển sản phẩm du lịch Phú Thọ như sau:
- Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch lễ hội, tâm linh; về nguồn, tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, lối sống của các dân tộc thiểu số, ẩm thực...
- Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, du lịch trên sông, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí thể thao cuối tuần ….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Du lịch gắn với sự kiện (MICE) nhƣ thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ.v.v...
Trong đó các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa nhƣ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tham quan nghiên cứu di tích, hát Xoan là sản phẩm du lịch đặc trƣng của du lịch Phú Thọ. Du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng; du lịch thể thao kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch MICE… là những sản phẩm du lịch bổ trợ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
d. Định hướng phát triển các trung tâm và tuyến du lịch
- Căn cứ vào đặc điểm, sự phân bố tài nguyên du lịch, các điều kiện khai thác và quá trình hoạt động du lịch, lãnh thổ du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 có thể đƣợc tổ chức thành 05 trung tâm du lịch để tập trung đầu tƣ khai thác nhƣ sau:
+ Thành phố Việt Trì (hạt nhân là Đền Hùng): Là trung tâm lễ hội, trung tâm du lịch toàn tỉnh từ đó phát triển đi các điểm du lịch khác trên địa bàn.
+ Vườn quốc gia Xuân Sơn: Là trung tâm du lịch sinh thái.
+ Thanh Thuỷ: Trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí;
+ Hạ Hoà: Trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa với các điểm du lịch Đầm Ao Châu, Vân Hội, Đền Mẫu, Ao Giời-Suối Tiên...
+ Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dƣỡng - thể thao Tam Nông: Là trung tâm nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí thể thao.
- Tuyến du lịch nội tỉnh: Tổ chức hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với mục đích liên kết 5 trung tâm du lịch, các điểm du lịch trong đó lấy trung tâm thành phố Việt trì làm điểm xuất phát và dựa trên cơ sở mạng lưới giao thông của tỉnh để tạo nên những chương trình du lịch khác nhau.
+ Tuyến Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hoà: Đây là tuyến du lịch tổng hợp sinh thái và văn hóa nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
phía Tây Bắc tỉnh. Điểm du lịch và đối tƣợng tham quan chính là các di tích lịch sử-văn hoá ở thị xã Phú Thọ; Đầm Ao Châu; Đền Mẫu Âu Cơ; Chiến khu Hiền Lương, Ngòi Vần; Ao Giời - Suối Tiên; Đầm Vân Hội...Điểm lưu trú:
Thị trấn Hạ Hòa, khu du lịch Ao Châu.
+ Tuyến Việt Trì - Tam Nông - Thanh Sơn - Xuân Sơn: Đây là tuyến du lịch sinh thái kết hợp văn hóa, thể thao nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam tỉnh. Điểm du lịch và đối tƣợng tham quan chính là các di tích lịch sử-văn hoá ở Tam Nông; cảnh quan, hệ thống hang động, thảm thực vật vườn quốc gia Xuân Sơn; thác và Chiến khu lòng chảo Minh Hoà.
Điểm lưu trú chính là Khu du lịch Xuân Sơn.
+ Tuyến thành phố Việt Trì - Tam Nông - Thanh Thủy: Đây là tuyến du lịch nghỉ dƣỡng chữa bệnh kết hợp văn hóa, nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Nam tỉnh. Điểm du lịch và đối tƣợng tham quan chính là các di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở thành phố Việt Trì và phụ cận, Thanh Thủy, chiến thắng Tu Vũ, hồ Phượng Mao. Địa điểm lưu trú tại Khu du lịch Thanh Thủy.
+ Tuyến thành phố Việt Trì - Đoan Hùng: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Đông Bắc tỉnh. Điểm du lịch và đối tƣợng tham quan chính là các di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở thành phố Việt Trì nhƣ: Đình Hùng Lô, đình Lâu Thƣợng, Bến Gót;
Đền Hùng và quần thể di tích phụ cận, làng văn hoá thời đại Hùng Vương, tháp Hùng Vương; nhà máy giấy Bãi Bằng; Tượng đài chiến thắng Sông Lô, di tích chiến thắng Chân Mộng, Trạm Thản; di tích khảo cổ Xóm Rền (Gia Thanh - Phù Ninh); Thưởng thức đặc sản bưởi Đoan Hùng, cá Lăng, cá Anh Vũ. Địa điểm lưu trú tại thành phố Việt Trì, thị trấn Đoan Hùng.
Tuyến du lịch liên tỉnh: Du lịch Phú Thọ cần nghiên cứu mở rộng không gian phát triển để kết nối với vùng Tây Bắc, Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hồng, duyên hải và liên kết quốc tế (với Trung Quốc) qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông. Hình thành được các tour, tuyến du lịch dài ngày với các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước.
Liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc phát triển tuyến du lịch tâm linh: Đền Hùng - Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính - Đền Trần - Yên Tử và xác định Đền Hùng là điểm đầu quan trọng của tuyến du lịch này.
e. Định hướng đầu tư phát triển du lịch
Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm đầu tƣ phát triển du lịch đã đề ra, để tránh đầu tư dàn trải nhằm tăng cường hiệu quả công tác đầu tư phát triển du lịch, ngành du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 cần tập trung đầu tƣ vào một số lĩnh vực then chốt nhƣ: phát triển hệ thống hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch.