Những yếu tố trong nước tác động tới nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ triết học) Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 59 - 72)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI

2.2.2. Những yếu tố trong nước tác động tới nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

2.2.2.1. Thành tu, hn chế trong bước đầu xây dng và thc hin dân ch hi ch nghĩa nước ta thi k trước đổi mi

Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc ta. Kể từ đây, một nền

dân chủ từng bước phát triển trên đất nước Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của dân tộc, của đông đảo nhân dân và hòa chung vào dòng chảy của văn minh nhân loại.

Tuy nhiên, xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN là công cuộc mới mẻ đối với nhân loại và càng mới mẻ hơn với Việt Nam. Để định ra đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của tiến trình xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, ngoài việc phải học tập, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước anh em, cần phải tổng kết, phân tích những kinh nghiệm bước đầu của Đảng và nhân dân ta, kể cả kinh nghiệm thành công và thất bại. Những kinh nghiệm thực hiện dân chủ trong giai đoạn 1945-1985, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng XHCN, cả trong chế độ dân chủ nhân dân và bước đầu xây dựng nền dân chủ XHCN đã có tác động sâu sắc đến tư duy, nhận thức của Đảng ta về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Thứ nhất, ngay khi vừa mới ra đời, nền dân chủ non trẻ đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: hơn 2 triệu người chết đói, hơn 90% nhân dân mù chữ và sự quay lại xâm lược của thực dân Pháp... Ở hoàn cảnh thế nước “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời đưa ra và thực thi nhiều chủ trương chính sách dân chủ rộng rãi trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Về kinh tế, tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian chia cho nông dân nghèo; giảm tô, bãi bỏ những loại thuế vô lý, giảm thuế, miễn thuế ruộng cho vùng bị thiên tai; phát động phong trào tăng gia sản xuất, nhường cơm xẻ áo, trồng rau màu cứu đói... Về chính trị, lần đầu tiên tất cả công dân Việt Nam được thực hiện quyền ứng cử và bầu cử của mình để bầu ra Quốc hội thật sự dân chủ và ngay sau đó Quốc hội đã xây dựng nên bản Hiến pháp năm 1946 trong đó ghi nhận một cách mẫu mực những nguyên tắc dân chủ... Về văn hóa, xã hội, thực hiện tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết; phát động phong trào Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ... Trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc, những chủ trương, chính sách dân chủ rộng rãi đó tiếp tục được thực hiện trong vùng tự do và vùng mới giải phóng góp phần bồi dưỡng sức dân, bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân và đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Thứ hai, Hội nghị Trung ương 8 khóa II (8/1955), xác định, “chế độ chính trị và xã hội ở miền Bắc của ta nội dung là dân chủ nhân dân, nhưng hình thức thì về một mặt nào đó còn áp dụng chủ nghĩa dân chủ cũ; và tốc độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta sẽ chậm hơn Trung Quốc và các nước dân chủ khác” [31, tr.576-577]. Theo đó, nhiệm vụ của miền Bắc là củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc lên CNXH... Trong giai đoạn này, Đảng ta thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất, các tiềm năng của các thành phần kinh tế được khai thác, phát huy. Những sai lầm trong cải cách ruộng đất đã được Đảng và Hồ Chủ tịch kịp thời phát hiện, kiểm điểm, nhận trách nhiệm trước nhân dân và kiên quyết sửa sai nên đã hạn chế tổn thất và từng bước củng cố đoàn kết dân tộc... Đồng thời, chính quyền dân chủ kiên quyết trấn áp những phần tử phản động lợi dụng sai lầm trong cải cách ruộng đất để phá hoại cách mạng. Nhờ vậy, trong những năm 1955-1957 miền Bắc nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, từ làm chủ về kinh tế, nhân dân miền Bắc có điều kiện làm chủ về chính trị - xã hội. Những kết quả ấy cho chúng ta những kinh nghiệm quý giá trong việc giải quyết vấn đề dân chủ, từ việc xác định nội dung đường lối, chính sách dân chủ đến bước đi, tốc độ và các hình thức thực hành dân chủ phù hợp với điều kiện nước ta… Kinh nghiệm bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất, phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thực hiện dân chủ về kinh tế; giải quyết quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính, dân chủ với nhân dân và trấn áp kẻ địch của nhân dân; kinh nghiệm giải quyết quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa công bộc với người chủ của mình...

Thứ ba, công cuộc xây dựng CNXH và cải tạo XHCN, nhất là về kinh tế được thực hiện ở miền Bắc từ năm 1958 và ở miền Nam từ năm 1976 với chủ trương tăng cường CCVS, xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN theo phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc đã để lại cho Đảng và Nhà nước ta những kinh nghiệm vô cùng sâu sắc. Ưu điểm của chủ trương, chính sách làm chủ tập thể đó đã được phát huy trong điều kiện chiến tranh, góp phần to lớn có tính quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và Tây Bắc. Nhưng hạn chế, bất cập của nó đã bộc lộ ngay từ đầu và càng bộc lộ rõ khi đất nước ra khỏi chiến tranh. Ai cũng được xem là chủ nhưng đâu

đâu cũng hiện hữu tình trạng vô chủ. Các thành phần kinh tế phi XHCN bị loại bỏ khỏi đời sống kinh tế của xã hội. Các tiềm năng, nguồn lực kinh tế, xã hội không được phát huy. Phân phối không công bằng, lợi ích không bảo đảm nên công nhân, nông dân thụ động, ỷ lại, không tích cực sản xuất, không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả sản xuất.

Bộ máy chính quyền cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian và ngày càng quan liêu, xa dân. Đảng lãnh đạo nhưng lại bao biện, làm thay công việc của Nhà nước; nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân nặng tính hình thức…

Theo đó, quyền làm chủ tập thể XHCN cơ bản không thực hiện được. Tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, sản xuất trì trệ, phải nhập khẩu lương thực, đời sống nhân dân sa sút cả về vật chất và tinh thần. Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Đây là sự trả giá cho những sai lầm về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về tổ chức thực hiện của Đảng và Nhà nước ta. Đáng chú ý là việc xây dựng lý luận về làm chủ tập thể XHCN ở mức độ hoàn hảo trong khi đất nước chưa có đầy đủ những tiền đề kinh tế - xã hội cần thiết. Đề cao làm chủ tập thể, lợi ích tập thể nhưng lại xem nhẹ lợi ích cá nhân. Thực hiện dân chủ nhưng lại bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Vội vàng xóa bỏ quan hệ sản xuất phi XHCN để thiết lập quan hệ sản xuất XHCN trong khi trình độ của LLSX còn thấp kém…

Thứ tư, từ trong khó khăn, nhiều cơ sở kinh tế, nhiều địa phương đã tìm tòi, thử nghiệm những cách làm ăn mới theo hướng xóa bỏ tập trung, quan liêu bao cấp, quan tâm đến lợi ích của người lao động, giải phóng mọi năng lực sản xuất. Tổng kết những hiện tượng “làm chui”, “phá rào” đó, Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8-1979) đã quyết định một số chính sách quan trọng nhằm mở rộng quyền chủ động của các cơ sở sản xuất, phát huy quyền làm chủ của người lao động, kết hợp giải quyết lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của tập thể với lợi ích của người lao động. Đến tháng 1-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị 100-CT/TW về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Nghị quyết Trung ương 6 và Chỉ thị 100-CT/TW đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nó chưa thể xoay chuyển được tình hình, chưa thể khắc phục một cách căn bản những khó khăn, hạn chế kéo dài của đất nước. Những tìm tòi, thử nghiệm của các địa phương, những bước đổi mới từng phần, dân chủ hóa từng bước vừa yêu cầu, đòi hỏi vừa tạo ra cơ sở, điều kiện thực tế quan trọng để Đảng ta đổi

mới tư duy, nhận thức về CNXH, về dân chủ XHCN, về xây dựng CNXH và xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN trong điều kiện mới.

2.2.2.2. Kết qu thc hin dân ch xã hi ch nghĩa trong các lĩnh vc đời sng xã hi nước ta t năm 1986 đến nay

Tác động trực tiếp đến tư duy, nhận thức của Đảng ta về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN trong thời kỳ đổi mới chính là những thành tựu, hạn chế của công cuộc đổi mới đất nước trong 30 năm qua. Trong đó, trước hết là những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện dân chủ XHCN trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Mt là, kết qu thc hin dân ch XHCN trong lĩnh vc chính tr

Về thành tựu: Vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã có nhiều đổi mới. Dân chủ trong Đảng có chuyển biến tích cực, cả trong xây dựng dựng đường lối, chính sách, công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, sinh hoạt đảng và xử lý kỷ luật đảng. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN được khẳng định và thúc đẩy mạnh mẽ. Ba mươi năm qua, nước ta đã 2 lần lập hiến (ban hành Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013), 3 lần sửa đổi Hiến pháp (năm 1988, 1989 sửa đổi Hiến pháp năm 1980, năm 2001 sửa đổi Hiến pháp năm 1992); số luật, pháp lệnh được ban hành tăng gấp gần 8 lần so với số luật, pháp lệnh được ban hành trong 41 năm trước đổi mới (trong số 614 luật, pháp lệnh được ban hành kể từ năm 1945 đến năm 2015, có 65 luật, pháp lệnh được ban hành trong thời gian từ 1945 đến 1985; 549 luật, pháp lệnh được ban hành trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2015). Quốc hội đã ban hành các luật về tổ chức nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận thông tin ... là những luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị. Quyền bầu cử, ứng cử với nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín được bảo đảm. Trong bầu cử đã có ứng cử tự do và số dư đã tăng lên đáng kể để cử tri có điều kiện lựa chọn. Vai trò của Quốc hội được khẳng định, hoạt động đã đi vào thực chất và thực quyền hơn; phương pháp làm việc, hình thức sinh hoạt của Quốc hội đã dân chủ hơn. Việc phân công, phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các bộ, ngành, giữa Chính phủ và chính quyền các cấp đã được đẩy mạnh theo hướng cụ thể hoá nhiệm vụ, chức năng, tăng quyền chủ động, tự chủ cho địa phương, cơ sở, tăng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đồng thời bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt, hiệu quả và phục vụ

ngày càng tốt hơn nhu cầu, lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát được củng cố và kiện toàn một bước, công tác xét xử có tiến bộ; những oan, sai được sửa chữa, bồi thường theo quy định của pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng dân chủ. Việc giám sát, phản biện đã được xây dựng thành các cơ chế cụ thể. Các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; tích cực, hăng hái góp ý dự thảo văn kiện các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, góp ý dự thảo sửa đổi, xây dựng Hiến pháp, pháp luật, phản ánh ý kiến với cơ quan chức năng qua đường dây nóng, hay phản ánh với báo chí, với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân...

Về hạn chế: Việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Nhận thức của nhân dân và cán bộ, đảng viên về dân chủ, về quy chế, pháp lệnh dân chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành từ năm 2007 nhưng Báo cáo chỉ số PAPI năm 2014 cho biết: tỷ lệ người dân biết đến Pháp lệnh này trên toàn quốc chỉ có 28,8%; Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ có trên 50%, trong khi tỷ lệ này ở Tiền Giang là 12% [186, tr.41]. Có địa phương khoảng 30 - 45% cán bộ cấp xã, phường chưa nắm được chính xác, cụ thể cấu trúc, nội dung Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Pháp lệnh quy định cụ thể trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trước hết thuộc về chính quyền, còn tổ chức đảng có vai trò chỉ đạo chung, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên có trách nhiệm phối hợp. Tuy nhiên, 41% cán bộ khối đoàn thể và 36,1% cán bộ khối đảng trực tiếp tham gia vào việc tổ chức xây dựng và thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trong khi chỉ có 21,4% cán bộ thuộc khối chính quyền làm việc này [170, tr.67; 69]. Tình trạng thiếu dân chủ diễn ra ở cả khâu chuẩn bị, ra quyết định đến khâu triển khai thực hiện và đánh giá chính sách. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở mức độ nghiêm trọng. Không ít cán bộ xa dân, sợ dân, ngại tiếp xúc với dân, không dám đối thoại với dân. Do đó, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước có biểu hiện giảm sút. Việc tiến hành cải cách hành chính, tinh giản bộ máy Nhà nước vẫn chậm và thiếu kiên quyết. Việc phân cấp quản lý đã tăng cường nhưng quyền hạn không đi liền trách nhiệm, phân cấp mạnh nhưng việc kiểm tra, giám sát lại thiếu chặt

chẽ nên ngay trong tổ chức, thể chế đã tạo ra môi trường, kẻ hở cho tình trạng quan liêu, chuyên quyền, hách dịch, sách nhiễu. Quan hệ giữa đại biểu và nhân dân, cử tri còn có nhiều khoảng cách. Công tác tư pháp còn nhiều thiếu sót, nhiều trường hợp lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Nhiều trường hợp bị can, bị cáo bị điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ oan không được bồi thường kịp thời, thoả đáng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của họ. Điển hình như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) bị đi tù oan 10 năm, hay “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị đi tù oan 17 năm. Hiện tượng khiếu kiện, tố cáo vượt cấp, kéo dài vẫn diễn ra phức tạp. Các đoàn thể nhân dân vẫn bị hành chính hoá, quan liêu hoá, chậm đổi mới nội dung, hình thức hoạt động. Hoạt động giám sát, phản biện vẫn nặng về hình thức, chưa đi vào thực chất. Cơ chế tiếp thu, sửa chữa, trách nhiệm pháp lý cụ thể của cơ quan, cán bộ nhận phản biện là chưa rõ ràng, cụ thể.

Hai là, kết qu thc hin dân ch XHCN trong lĩnh vc kinh tế

Về thành tựu: Đã xác lập và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó khẳng định vai trò nền tảng của chế độ công hữu và bảo đảm nguyên tắc tự do, bình đẳng, tự chủ của các thành phần kinh tế. Trong đổi mới, Quốc hội đã 3 lần sửa đổi Hiến pháp và 2 lần ban hành Hiến pháp mới; ban hành trên 200 luật và pháp lệnh liên quan đến phát triển kinh tế [84, tr.98]. Thừa nhận, tôn trọng nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức phân phối; thừa nhận và tôn trọng tính đa dạng về lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, các tập đoàn, nhóm và cá nhân người lao động trong xã hội. Theo đó, tiến trình đổi mới đã dần làm cho quyền tự do, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức được thực hiện đầy đủ. Người dân có điều kiện tạo việc làm, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, lựa chọn cơ hội học tập, lập nghiệp. Số việc làm mới được tạo ra bình quân khoảng 1,6 triệu/ năm, trong đó, khoảng 75% là từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội, 25% là từ các chương trình mục tiêu việc làm, giảm nghèo và xuất khẩu lao động [84, tr.105]. Người dân được làm chủ các quá trình sản xuất, sở hữu, phân phối, được tự do sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 30 năm qua là nhanh, liên tục và ổn định (giai đoạn 1986-1990, GDP tăng 4,4%/năm; giai đoạn 1991-1995, tăng 8,2%; giai đoạn 1996-2000 tăng 7%; giai đoạn 2001-2005 tăng 7,34%;

giai đoạn 2006-2010 tăng 6,32%; giai đoạn 2011-2015 tăng trên 5,9%. Tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ triết học) Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)