Khẳng định và làm rõ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; là mục tiêu,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ triết học) Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 81 - 86)

Chương 3 NHỮNG NỘI DUNG MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. NHỮNG NỘI DUNG MỚI TRONG NHẬN THỨC VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

3.1.3. Khẳng định và làm rõ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; là mục tiêu,

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: dân chủ XHCN là mục tiêu của cách mạng XHCN; là thành quả đấu tranh cách mạng lâu dài với trình độ tự giác và sức sáng tạo cao độ của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. Sau khi nắm chính

quyền - giành dân chủ, giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, với tính chất, mức độ phức tạp, dai dẳng, quyết liệt không kém những cuộc đấu tranh giai cấp trước đây. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, đây là cuộc chiến đấu khổng lồ nhằm chống bần cùng, lạc hậu để đi đến dân chủ, giàu mạnh và văn minh. Tất nhiên, thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ nhưng thắng bần cùng, lạc hậu thì khó khăn, phức tạp hơn nhiều...

Những khó khăn, hạn chế về thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam trong 10 năm đầu cả nước thống nhất quá độ lên CNXH gắn liền với những khuyết điểm, bất cập trong nhận thức và xử lý vấn đề đấu tranh giai cấp của Đảng. Cả trong nhận thức và thực tiễn chúng ta đã đề cao quá mức cách mạng quan hệ sản xuất; xem chủ thể và động lực chủ yếu trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” là liên minh công nông và những người lao động tập thể nên đã nôn nóng, đốt cháy giai đoạn trong cải tạo XHCN; vội vàng xóa bỏ sở hữu tư nhân, kinh tế hàng hóa bằng các biện pháp hành chính, áp đặt...

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quan liêu, mệnh lệnh trở nên phổ biến; dân chủ biến thành vô chủ; quyền làm chủ tập thể của nhân dân không có sức sống thực tế; đời sống nhân dân sa sút cả về vật chất và tinh thần... Trước tình trạng đó, Đảng ta nhận thức rằng, đổi mới, dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước là yêu cầu khách quan mang tính sống còn của cách mạng. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp phức tạp trong điều kiện đổi mới nhằm:

Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc [38, tr.635].

Cuộc đấu tranh giai cấp để thực hiện dân chủ XHCN trong đổi mới ở Việt Nam có các đặc điểm: Một, nội dung, mục tiêu đấu tranh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; Hai, đấu tranh diễn ra trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Ba, đối tượng đấu tranh không chỉ là tình trạng lạc hậu về kinh tế, xã hội; các thế

lực phản động, thù địch; chủ nghĩa cá nhân, những hành vi tham ô, tham nhũng, tâm lý, tư tưởng, thói quen lạc hậu, hư hỏng của cán bộ, đảng viên và nhân dân mà còn cả những chính sách, pháp luật và cơ chế tổ chức, vận hành, quản lý xã hội kìm hãm phát triển, cản trở tự do, dân chủ và sự tiến bộ xã hội; Bốn, chủ thể, lực lượng, động lực đấu tranh là đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công, nông, trí thức do Đảng lãnh đạo; Năm, đa dạng các hình thức đấu tranh: kết hợp xây với chống; giáo dục, liên minh với cưỡng chế, trấn áp; kết hợp các hình thức, biện pháp chính trị, kinh tế, tư tưởng, tổ chức, hành chính với kỷ luật, pháp luật, hình sự, trong đó chú trọng các hình thức, biện pháp tổ chức xây dựng, giáo dục, liên minh, đoàn kết.

Trong cuộc đấu tranh này, nhân dân là chủ thể, nhân dân là mục tiêu, nhân dân là động lực. Dân chủ XHCN chính là mục tiêu, phương thức, động lực và là thành quả của công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN. Theo đó, nhận thức về dân chủ XHCN với tính cách là mục tiêu, động lực của công cuộc đổi mới trở thành một trong những nội dung mới thể hiện bước phát triển vượt bậc trong tư duy, nhận thức lý luận của Đảng về nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.

- Dân ch XHCN - mc tiêu ca s nghip đổi mi và công cuc xây dng CNXH Vit Nam

Xác định mục tiêu là một trong những vấn đề hệ trọng của các đảng cộng sản trong tiến trình cách mạng XHCN. Sự có mặt ngày càng rõ ràng và sâu sắc của dân chủ XHCN trong hệ mục tiêu của CNXH 30 năm qua đã cho thấy bước phát triển vượt bậc về tư duy lý luận của Đảng ta.

Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VII (3-1989) Đảng ta nêu nguyên tắc xác định và thực hiện mục tiêu CNXH trong tiến trình đổi mới. Đảng ta chỉ rõ: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn và phong phú về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp; xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH [34, tr.591-593]. Theo đó, mục tiêu dân chủ trước hết phải được nhận thức đúng và thực hiện hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế.

Đại hội VII của Đảng (1991), ngoài việc xác định mục tiêu của chặng đường đầu, mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ, Đảng còn xác định: toàn bộ

tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân [38, tr.327]. Đến Đại hội IX của Đảng (2001), dân chủ là một trong năm thành tố làm nên hệ mục tiêu chung của CNXH ở Việt Nam (dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh). Dân chủ là tiêu chí quan trọng không thể thiếu khi nói về CNXH ở Việt Nam.

Tổng kết 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, tại Đại hội XI (2011) Đảng ta đã sắp xếp lại vị trí, trật tự của các thành tố trong hệ thống mục tiêu;

theo đó, mục tiêu tổng quát của CNXH là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Dân chủ được đưa lên trước công bằng, văn minh. Đây không chỉ là vấn đề chữ nghĩa mà là phản ánh logic của vận động phát triển, phản ánh thứ tự ưu tiên trong thực hiện mục tiêu. Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ rõ dân chủ là tiền đề, điều kiện quyết định đối với công bằng, văn minh và với dân giàu, nước mạnh. Dân chủ là động lực, bản chất của CNXH nên dân chủ ở vị trí trung tâm, là hạt nhân, cốt lõi, là mục tiêu cơ bản nhất trong hệ mục tiêu. Ở vị trí đó, dân chủ mới xứng tầm với dân chủ của CNXH. Có dân chủ thật sự (đa số nhân dân là chủ, làm chủ) mới có công bằng (về phân phối lợi ích và cơ hội phát triển), nhân dân mới giàu (số đông giàu có cả vật chất và tinh thần), nước mới mạnh (lòng dân, sức dân) và mới tạo được một xã hội thật sự văn minh. Tất nhiên, vị trí, thứ tự ưu tiên này có tính tương đối, vì mỗi thành tố trong hệ mục tiêu đều có nội dung tương đối độc lập.

- Dân ch XHCN - động lc ca công cuc đổi mi và s nghip xây dng CNXH Vit Nam

Xác định đúng động lực là một nhiệm vụ, nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng và đó cũng là yếu tố cơ bản bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối ấy. Sự có mặt của dân chủ trong hệ động lực đổi mới và trở thành một trong những động lực cơ bản của CNXH là điểm mới quan trọng trong nhận thức lý luận của Đảng ta về CNXH và dân chủ XHCN.

Tại Đại hội VI (1986), nhằm tháo gỡ khó khăn, từng bước đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng ta đặt vấn đề phải tạo ra động lực mới. Theo đó, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với nội dung chủ yếu là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, sửa đổi các chính sách đòn bẩy kinh tế, hình thành cơ chế kế hoạch hoá theo

phương thức hạch toán kinh doanh XHCN đúng nguyên tắc tập trung dân chủ… được xem là những động lực quan trọng. Hội nghị Trung ương sáu khóa VI (3-1989) nhấn mạnh: “Xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [34, tr.591-592].

Theo tinh thần đó, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta cho rằng, động lực bao gồm nhiều loại với vị trí, vai trò khác nhau: động lực vật chất, tinh thần; động lực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; động lực chính, động lực chủ yếu, động lực then chốt, động lực to lớn, động lực mới... Trong đó, dân chủ XHCN được xem là động lực cơ bản, động lực của mọi động lực. Với vai trò đó, trong tiến trình đổi mới, dân chủ được nhận thức và giải quyết ngày càng sâu sắc và hiệu quả. Động lực dân chủ được nhìn nhận, khai thác, thực hiện, thúc đẩy, mở rộng, phát huy từ các cấp độ, các khía cạnh, các lĩnh vực đời sống xã hội.

Động lực dân chủ trong chính trị được thể hiện và thực hiện bằng việc đổi mới, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Sức mạnh, động lực được tạo ra từ đường lối đổi mới, từ sự nêu gương dân chủ trong tổ chức, hoạt động của Đảng;

Nhà nước pháp quyền XHCN với nguyên tắc nhân dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm; cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép - sự kết hợp sức mạnh của dân chủ và sức mạnh của pháp luật làm nên động lực chính trị pháp lý quan trọng nhất để mọi người phát huy năng lực sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội…

Động lực dân chủ trong kinh tế được thể hiện và thực hiện bằng việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mọi người tự do, tự chủ sản xuất kinh doanh theo pháp luật; mọi thành phần kinh tế được bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và vai trò đối với quá trình phát triển đất nước. Đây là phương thức, động lực và là con đường tất yếu để phát triển nhanh LLSX và từng bước thiết lập các quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp theo định hướng XHCN.

Động lực dân chủ về văn hóa được thể hiện và thực hiện bằng việc bảo đảm quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản

sắc Việt Nam. Với ý nghĩa đó, thực hiện dân chủ trên lĩnh vực văn hóa là nền tảng và động lực tinh thần to lớn của đổi mới và phát triển.

Động lực dân chủ về xã hội được thể hiện và thực hiện bằng sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh, nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.

Tóm lại, việc Đảng ta xác định dân chủ XHCN là bản chất, mục tiêu, phương thức, động lực và là thành quả của đổi mới theo định hướng XHCN chính là sự vận dụng đúng đắnphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ XHCN với tính cách là sự biểu thị thành quả đấu tranh cách mạng của đông đảo nhân dân trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ triết học) Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)