Nhận thức đúng về sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ triết học) Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 77 - 81)

Chương 3 NHỮNG NỘI DUNG MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. NHỮNG NỘI DUNG MỚI TRONG NHẬN THỨC VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

3.1.2. Nhận thức đúng về sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ xã hội

Trước đổi mới, cũng như nhiều đảng cộng sản cầm quyền khác, trong tư duy, nhận thức của mình, Đảng ta đã sai lầm khi đề cao quá mức tính giai cấp, chưa nhận thức đúng tính nhân loại và xem nhẹ tính dân tộc của nền dân chủ XHCN. Điều này có nguyên nhân từ việc hiểu không đầy đủ, vận dụng máy móc và không kịp thời bổ sung, phát triển quan điểm của các nhà kinh điển về tính chất của nền dân chủ XHCN. Thực ra, trong điều kiện lịch sử của mình, các nhà kinh điển chưa bàn sâu về tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ vô sản, các ông đã nhấn mạnh tính nhân dân và bản chất giai cấp công nhân như là những thuộc tính bản chất nổi bật thể hiện sự ưu việt, hơn hẳn của dân chủ vô sản so với những nền dân chủ đã có trong lịch sử. Nhận thức của các nhà kinh điển như thế là đúng mặc dù còn chưa đầy đủ. Điều này tuyệt nhiên không phải các nhà

kinh điển cho rằng dân chủ vô sản chỉ có bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng rãi; càng không phải các ông xem nhẹ tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ vô sản. Trong thời kỳ đổi mới, khắc phục hạn chế nói trên, Đảng ta không những đã nhận thức đúng quan điểm của các nhà kinh điển mà còn vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển những quan điểm ấy phù hợp với điều kiện mới của đất nước. Theo đó, Đảng ta đã có những nhận thức mới về nội dung và mối quan hệ giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ XHCN.

- Bn cht giai cp công nhân của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam được thể hiện ở chỗ: trong mọi lĩnh vực từ chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng và thực hiện pháp luật đến tổ chức cán bộ đều phải thể hiện sâu sắc tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân. Nhà nước XHCN và nền dân chủ XHCN ở Việt Nam lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và chuyên chính với những hành vi xâm phạm lợi ích của nhân dân, vi phạm an ninh Tổ quốc. Nhận thức mới và sâu sắc của Đảng ở nội dung này trong thời kỳ đổi mới được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong đó, đáng chú ý là: Một, khẳng định một cách rõ ràng, nước ta xây dựng, phát triển dân chủ XHCN chứ không phải DCTS; Hai, nòng cốt của nhân dân trong nền dân chủ XHCN ở Việt Nam là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức chứ không chỉ là liên minh công nông như trước; Ba, cơ sở nền tảng tư tưởng, lý luận của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Tính nhân dân rng rãi của nền dân chủ XHCN ở nước ta được thể hiện ở chỗ:

Nước cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ. Dân là gốc, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền hành của bộ máy nhà nước là của nhân dân giao cho. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước; từ nguồn gốc, bản chất, mục đích tồn tại cũng như sức mạnh của Nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân. Nhà nước do dân lập nên, do dân bầu ra, dân giám sát và bãi miễn. Sức mạnh của Nhà nước và của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam là khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh công nhân, nông dân và trí thức làm nền tảng. Trong đổi mới, ở nội dung này, nhận thức mới của Đảng được thể hiện:

Thứ nhất, trong nhận thức và cả trên thực tế, từ chỗ xem nhân dân chỉ là những người lao động thuộc kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (trước đổi mới) đến chỗ xem nhân dân là những người lao động làm ra của cải và những việc có ích cho xã hội thuộc các thành phần kinh tế và các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau (Đại hội VI)...

Từ chỗ xem chủ nhân của nền dân chủ XHCN chỉ là nhân dân lao động (Đại hội VII) đến chỗ khẳng định chủ nhân của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam là toàn thể nhân dân (Đại hội X). Theo đó, mỗi người dân Việt Nam đều thấy được mình là chủ của đất nước và đều có trách nhiệm đối với việc xây dựng, phát triển đất nước.

Thứ hai, vẫn tiếp tục khẳng định, dân chủ XHCN ở Việt Nam là nền dân chủ của đa số, do đa số và vì đa số nhân dân. Nhưng điểm mới là ở chỗ: trước đó, nhân dân được nhìn nhận như là những tập thể, cộng đồng thống nhất, đơn điệu thì trong đổi mới, nhân dân được nhìn nhận là những tập thể, cộng đồng sinh động với những nhu cầu, phương thức thực hiện dân chủ đa dạng, bình đẳng trong sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời với việc khẳng định những bộ phận nhân dân cơ bản là công nhân, nông dân, trí thức thì Đảng ta nhận thức sâu sắc về nhiều bộ phận nhân dân khác nhau trong nền dân chủ XHCN, từ đội ngũ doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, đồng bào định cư ở nước ngoài đến các chủ thể nhân dân cụ thể hơn như nhân tài, nhà khoa học, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật... Trong các thành phần, bộ phận nhân dân đó, từng cá nhân, từng người dân được tự chủ sáng tạo và thụ hưởng thành quả dân chủ của mình.

- Tính dân tc sâu sc của nền dân chủ XHCN ở nước ta thể hiện ở chỗ: Nhà nước và nền dân chủ XHCN ở Việt Nam là kết quả đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ của dân tộc Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng XHCN do Đảng lãnh đạo. Trong nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Nền tảng của nền dân chủ XHCN là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kế thừa, phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam về văn hóa, đạo đức, tinh thần, những kinh nghiệm tổ chức cộng đồng và quản lý xã hội của cha ông để lại [38, tr.32-34].

Nếu như trước đổi mới, trong nhận thức của Đảng có biểu hiện chủ quan, nóng vội, áp dụng rập khuôn kinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN anh em, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của CNXH, của dân chủ XHCN nhưng lại không chú ý đầy đủ điều kiện thực tế của đất nước thì trong đổi mới, Đảng ta nhận thức rằng phải xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, coi trọng học tập, tham khảo kinh nghiệm tốt của thế giới nhưng không lúc nào được giáo điều, sao chép máy móc cách làm của các nước. Nền dân chủ XHCN ở Việt Nam được thiết lập phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của đất nước, thể hiện sâu sắc tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô tư, trong sáng của giai cấp công nhân.

Trong đổi mới, nhận thức của Đảng về tính dân tộc của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thể hiện: Một, nền tảng của nền dân chủ XHCN là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kế thừa, phát huy những kinh nghiệm tổ chức cộng đồng và quản lý xã hội của cha ông để lại; Hai, học tập, tham khảo kinh nghiệm dân chủ của thế giới phải xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam; Ba, cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, lý luận của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam; Bốn, ở Việt Nam không có cơ sở khách quan cho chế độ đa đảng đối lập; dân chủ XHCN ở Việt Nam tất yếu do Đảng Cộng sản lãnh đạo...

Rõ ràng, trong đổi mới, đã có bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng về tính dân tộc của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Đây là sự bổ sung so với chủ nghĩa Mác- Lênin và là sự trở về, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới.

- Tính nhân loi của dân chủ XHCN cũng là mối quan tâm lớn của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới cả trên phương diện nhận thức và thực tiễn. Theo đó, việc kết hợp yếu tố truyền thống và thời đại, dân tộc và quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại luôn được Đảng ta xem là bài học quan trọng cần nhấn mạnh trong quá trình xây dựng CNXH và xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN. Điểm mới nổi bật ở đây được thể hiện trên mấy khía cạnh chủ yếu: Thứ nhất, Việt Nam từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua DCTS tiến lên dân chủ nhân dân và dân chủ XHCN, không những phải cảnh giác đấu tranh chống lại các biểu hiện dân chủ hình thức, DCTS, dân chủ cực đoan mà tất yếu phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những giá trị dân chủ của nhân loại, nhất là kinh nghiệm, những giá trị dân chủ tiến bộ mà loài người đạt được dưới chế độ

tư bản chủ nghĩa; Thứ hai, kinh tế thị trường định hướng XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN với việc bảo đảm quyền công dân, quyền con người là sự kết tinh sâu sắc, rõ nét những giá trị dân chủ của nhân loại trong nền dân chủ XHCN ở Việt Nam phù hợp với điều kiện mới của đất nước và thời đại. Đó chính là bước đột phá lớn trong nhận thức về dân chủ XHCN của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới.

Điều quan trọng là trong đổi mới, quan hệ giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ XHCN đã được nhận thức và giải quyết tương đối hài hòa. Trong nhận thức của Đảng, bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam có quan hệ gắn bó thống nhất hữu cơ. Cơ sở kinh tế - chính trị của mối quan hệ biện chứng ấy chính là sự thống nhất về lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của các tầng lớp nhân dân và của cả dân tộc trong hệ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cơ sở khoa học của sự thống nhất ấy chính là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng của công cuộc xây dựng CNXH, xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới. Bảo đảm pháp lý vững chắc cho sự thống nhất đó là bản Hiến pháp năm 1992 và nhất là Hiến pháp năm 2013. Đây là bản Hiến pháp thể hiện sâu sắc, hài hòa những nhận thức mới nhất của Đảng và nhân dân ta về mối quan hệ hữu cơ giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Rõ ràng, trong đổi mới Đảng ta đã nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều này vừa khắc phục sự máy móc, phiến diện trong quan điểm của Đảng trước đổi mới vừa là sự vận dụng và bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ triết học) Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)