Nhận thức rõ và đầy đủ hơn về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với tư cách là chế độ chính trị, hình thức nhà nước bảo đảm quyền lực thuộc về

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ triết học) Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 72 - 77)

Chương 3 NHỮNG NỘI DUNG MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. NHỮNG NỘI DUNG MỚI TRONG NHẬN THỨC VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

3.1.1. Nhận thức rõ và đầy đủ hơn về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với tư cách là chế độ chính trị, hình thức nhà nước bảo đảm quyền lực thuộc về

- S dng khái nim h thng chính tr và làm rõ cơ chế t chc, hot động ca h thng chính tr nước ta

Những thuật ngữ như: CCVS, dân chủ vô sản, dân chủ Xôviết, chế độ chính trị, hệ thống CCVS từng được C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh sử dụng trong những văn cảnh khác nhau như những cách diễn đạt có sự thống nhất cơ bản về nội dung, mặc dù, tùy điều kiện cụ thể mà các nhà kinh điển có thể nhấn mạnh mặt này hay mặt khác. Theo tinh thần đó, từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (1989), Đảng ta sử dụng khái niệm hệ thống chính trị thay cho khái niệm hệ thống CCVS. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm hệ thống chính trị và tổ chức, lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị trong thực tiễn không phải là phủ nhận khái niệm hệ thống CCVS mà là kế thừa, phát triển nhận thức và thực hiện xây dựng hệ thống CCVS ở trình độ mới phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới của đất nước. Đảng ta khẳng định rất rõ rằng: Đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản; là làm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn [34, tr.540].

Đặt sự khẳng định này trong bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó mới thấy hết chiều sâu ý nghĩa của vấn đề. Từ cuối năm 1988, cùng với những khó khăn trong nước, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu ngày càng chao đảo đã tác động

xấu đến tình hình đất nước ta. Vì thế, sự khẳng định trên đây một lần nữa thể hiện rõ, bản lĩnh, trí tuệ và tư duy đổi mới của Đảng ta về hệ thống chính trị và dân chủ XHCN.

Ở đây, khái niệm hệ thống chính trị thực chất là khái niệm mới phản ánh một hiện thực mới về chính trị và dân chủ trong công cuộc đổi mới, dân chủ hóa theo định hướng XHCN của Việt Nam. Trong quan niệm của Đảng ta, hệ thống chính trị XHCN với một kết cấu tổ chức, phương thức hoạt động đa dạng, phong phú hơn so với quan niệm về dân chủ vô sản, hệ thống CCVS của các nhà kinh điển, nhất là so với quan niệm trước đây ở các nước XHCN, trong đó có nước ta thời kỳ trước đổi mới. Bản chất của hệ thống chính trị XHCN là hệ thống CCVS, nòng cốt là Nhà nước XHCN; thông qua Nhà nước XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội để nhân dân thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của mình.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam được tổ chức và hoạt động vừa tuân thủ những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị nói chung vừa tuân thủ những nguyên tắc đặc thù của Việt Nam trong điều kiện mới của công cuộc xây dựng CNXH. Chế độ chính trị, hệ thống chính trị mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là chế độ chính trị dân chủ XHCN, bảo đảm đầy đủ và thực chất quyền làm chủ của nhân dân. Đó là một hình thức tổ chức thực hiện quyền lực chính trị và thực hành dân chủ của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là một cấu trúc chỉnh thể gồm những tổ chức thành viên với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ xác định; và với cơ chế quan hệ chặt chẽ được vận hành thông suốt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉnh thể hệ thống cấu trúc đó gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trong đổi mới, Đảng ta nhận thức rằng: phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là lý do tồn tại và mục đích hoạt động của hệ thống chính trị. Đảng ta chỉ rõ:Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta”; “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [38, tr.296; 327].

Như vậy, dân chủ XHCN ở Việt Nam trước hết được thể hiện và thực hiện thông qua hệ thống chính trị XHCN gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước pháp quyền

Việt Nam XHCN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nhận thức này là kết quả của sự kế thừa có phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cả những quan điểm của Đảng ta ở thời kỳ trước đổi mới và là sự bổ sung những quan điểm, tư tưởng ấy trong những điều kiện mới của đất nước và thời đại. Cả trên phương diện nhận thức và thực tiễn, trong 30 năm qua, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành ấy cũng như cơ chế vận hành của mỗi tiểu hệ thống và cả hệ thống đã ngày càng đổi mới, sáng tỏ hơn, phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội đã có nhiều biến đổi và do đó mang lại một trình độ phát triển mới, toàn diện và sâu sắc hơn của dân chủ XHCN ở Việt Nam.

- S dng khái nim nhà nước pháp quyn và làm rõ các đặc trưng cơ bn ca Nhà nước pháp quyn XHCN Vit Nam

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định Nhà nước XHCN là bộ phận nòng cốt, trụ cột của hệ thống chính trị, của nền dân chủ XHCN. Nhà nước XHCN là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân. Do vậy, cùng với đổi mới, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN từng bước được đặt ra và giải quyết cả trên phương diện nhận thức và thực tiễn với tính cách là một hình thức tổ chức và phương thức thực thi dân chủ XHCN cơ bản, trọng yếu. Theo đó, 30 năm qua, tư duy, nhận thức lý luận của Đảng về vai trò quản lý của Nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã có nhiều đổi mới và có những bước tiến vượt bậc.

Từ chỗ xem nhà nước pháp quyền gắn liền với nền chính trị và nền DCTS, xem nó là một kiểu nhà nước, một chế độ nhà nước của giai cấp tư sản, chỉ tồn tại trong điều kiện của CNTB, dần dần, Đảng ta nhận thức rằng nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước hàm chứa những giá trị có tính phổ biến, có thể và cần phải vận dụng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Năm 1989, tại Hội nghị tổng kết công tác của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười nhấn mạnh: “Khái niệm nhà nước pháp quyền thì các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, nhưng tinh thần đề cao pháp luật thì cần được tiếp thu vận dụng trong điều kiện đổi mới” [157, tr.29]. Cùng với đổi mới, Đảng ta dần nhận thức rõ rằng, nhà nước pháp

quyền quản lý xã hội bằng pháp luật và các công cụ khác, nhưng sử dụng bất cứ công cụ nào thì cũng phải trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước pháp quyền không phải cái riêng có của CNTB. CNXH cũng phải thực hiện nhà nước pháp quyền. Nhưng nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền tư sản khác nhau về bản chất. Pháp quyền dưới CNTB thực chất là công cụ của giai cấp tư sản; pháp quyền dưới CNXH là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Về bản chất, nhà nước pháp quyền theo nghĩa đầy đủ nhất đồng nghĩa với nhà nước pháp quyền XHCN vì chỉ trong chế độ XHCN, nhân dân mới là chủ thể đích thực, duy nhất và tối cao của mọi quyền lực và quyền lợi trong xã hội.

Đảng ta nhận thức rằng, việc chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ đổi mới không phải từ con số không. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, nhà nước, pháp luật là nền tảng tư tưởng, lý luận có tính phương pháp luận trực tiếp cho việc nhận thức và hành động. Về mặt thực tiễn, ngay từ đầu và trong suốt mấy chục năm dưới chế độ dân chủ cộng hòa và cộng hòa XHCN Việt Nam, ở những mức độ nhất định, việc xây dựng nhà nước theo hướng pháp quyền đã được triển khai và đạt được những thành tựu bước đầu. Theo đó, nhận thức về nhà nước pháp quyền của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới không chỉ kế thừa có phê phán tri thức, kinh nghiệm về nhà nước pháp quyền của nhân loại mà trước hết là thừa kế di sản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, nhà nước, pháp luật và những kinh nghiệm của chính quá trình tổ chức hoạt động của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa XHCN Việt Nam thời kỳ trước đổi mới. Tất nhiên, con đường đi tới một Nhà nước pháp quyền XHCN thật sự đầy đủ cả về nhận thức và thực tiễn trong điều kiện đặc thù của Việt Nam không thể là con đường đơn giản và nhanh chóng.

Công cuộc đổi mới, dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước được khởi động, thúc đẩy từ năm 1986 với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo hướng dân chủpháp quyền. Từ Đại hội VI, ý thức rõ hơn về vai trò của pháp luật, Đảng ta đặt vấn đề:Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật” [38, tr.327] để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991) đã xác định những nội dung quan trọng về dân chủ và pháp quyền:

Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm. Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm… Là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật [38, tr.327-328].

Khái niệm nhà nước pháp quyền được đề cập tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (11-1991) và được sử dụng chính thức trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994). Từ đó, trong tiến trình đổi mới, lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam được Đảng ta không ngừng bổ sung, phát triển.

Sau 30 năm đổi mới, qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có thể nhận thấy trong nhận thức lý luận của Đảng ta, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bao gồm các đặc trưng cơ bản sau đây: Một, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Hai, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Ba, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước trong đó, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền; Bốn, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; thực hiện nguyên

tắc tập trung dân chủ, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN; Năm, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia ký kết, phê chuẩn; Sáu, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Những đặc trưng trên đây khẳng định Nhà nước pháp quyền XHCN với tính cách là một tổ chức trụ cột của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đây là sản phẩm của quá trình nhận thức biện chứng của Đảng ta trên cơ sở phương pháp luận duy vật mác xít. Từ chỗ nhận thức rõ hơn vai trò của pháp luật, từ chỗ nhận thức rằng nhà nước pháp quyền không phải là sản phẩm riêng có của CNTB đi đến thừa nhận rồi chính thức sử dụng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền XHCN và từng bước xác định những nội dung, những đặc trưng, những yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế... Rõ ràng là đã có bước tiến vượt bậc trên con đường nhận thức lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong 30 năm qua.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ triết học) Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)