CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trường MN là đơn vị cơ sở của bậc GDMN, là khách thể quan trọng của tất cả các cấp quản lý GDMN. Quản lý trường MN là khâu cơ bản của hệ thống quản lý ngành học. Đó là quá trình có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ GV để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu GD đối với từng độ tuổi [13].
Điều 18, chương 2 (Điều lệ trường MN) qui định rõ: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, bán công hoặc công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng GD – ĐT”. Quản lý trường MN là tập hợp những tác động tối ưu của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ GV để chính họ lại tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu yêu cầu ĐT [5, tr.62].
Vậy ta có thể hiểu quản lý trường MN là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (hiệu trưởng), đến tập thể cán bộ GV nhằm tận dụng các nguồn do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà tiêu điểm hội tụ là quá trình chăm sóc GD trẻ. Thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.
Có thể hiểu ngắn gọn: Quản lý trường MN là tập hợp những tác động tối ưu, có mục đích của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ GV để chính họ lại tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu yêu cầu ĐT. Công tác quản lý của hiệu trưởng trường MN bao gồm: Quản lý công tác chăm sóc GD trẻ, trong đó có quản lý về việc tổ chức HĐVC cho trẻ; quản lý về nhân lực và quản lý về cơ sở vật chất.
Hoạt động của trường MN rất phức tạp và đa dạng.
Người hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý trường MN sẽ góp phần thực hiện
các mục tiêu cơ bản của nhà trường.
- Thu hút ngày càng đông số trẻ trong độ tuổi đến trường trên địa bàn hành chính nơi trường đóng.
- Đảm bảo đƣợc chất lƣợng chăm sóc GD trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
- Xây dựng tập thể cán bộ GV trong trường vững mạnh, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
- Sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất kỹ thuật của trường, phục vụ đắc lực cho yêu cầu chăm sóc GD trẻ.
- Thu hút được các lực lượng xã hội tham gia hỗ trợ xây dựng nhà trường: Từ đầu tư cơ sở vật chất đến việc tạo ra môi trường GD thống nhất và tham gia quản lý nhà trường.
- Phát huy đƣợc ý thức tự quản, làm chủ của mỗi cá nhân và các bộ phận trong trường. Tạo nên sự đoàn kết nhất trí trên cơ sở nhiệm vụ trung tâm của nhà trường.
Trong trường MN phải có bộ máy tổ chức. Bộ máy quản lý trường MN là hình thức liên kết các yếu tố thuộc chủ thể quản lý. Nói cách khác: Bộ máy quản lý là tập hợp các cấp và các bộ phận khác nhau thuộc chủ thể quản lý đƣợc chuyên môn hoá, đƣợc xác định quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng, có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau để thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt các mục tiêu quản lý đã xác định. Bộ máy quản lý trường MN gồm có: Ban giám hiệu nhà trường, tổ chức Đảng và các đoàn thể, hội đồng sƣ phạm, tổ chuyên môn, các tổ chức khác [12, tr.64].
* Ban giám hiệu:
- Trường có quy mô từ 100 đến 200 cháu. BGH gồm có một hiệu trưởng và một hiệu phó.
- Trường có quy mô từ 200 cháu trở lên. BGH gồm một hiệu trưởng và hai hiệu phó. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụ trách các mặt công tác:
Kế hoạch, tổ chức, thi đua. Hiệu phó là người giúp việc cho hiệu trưởng điều hành công việc và chịu trách nhiệm về phần công việc được hiệu trưởng phân công. Một hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất và chăm sóc nuôi dƣỡng xuyên suốt từ nhà trẻ đến MG. Một hiệu phó phụ trách công tác GD trẻ xuyên suốt từ nhà trẻ đến MG. Hiệu trưởng và hiệu phó trường MN phải là người có năng lực quản lý, được lựa chọn trong số GV có tín nhiệm về chính trị, đạo đức chuyên môn, có thời gian dạy học ít nhất là 3 năm. Hiệu trưởng, hiệu phó trường MN do uỷ ban nhân huyện (hoặc cấp tương đương) bổ nhiệm theo đề nghị của phòng GD và ĐT huyện sau khi đƣợc uỷ ban nhân dân xã hoặc cơ quan xí nghiệp giới thiệu.
* Tổ chức Đảng và các đoàn thể:
- Chi bộ Đảng hoặc tổ Đảng trong trường MN trực tiếp lãnh đạo nhà trường theo qui định của Đảng.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đƣợc tổ chức và hoạt động theo điều lệ của đoàn.
- Công đoàn GD là đoàn thể chính trị của cán bộ, GV trong trường, được tổ chức và hoạt động theo luật công đoàn.
* Hội đồng sư phạm: Hội đồng nhà trường gồm Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, toàn thể GV, đại diện tổ chức cơ sở Đảng và các đoàn thể quần chúng trong trường, tổ trưởng tổ nuôi, tổ trưởng tổ hành chính quản trị và cán bộ y tế. Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng nhà trường. Hội đồng là tổ chức tư vấn quan trọng nhất của hiệu trưởng, có trách nhiệm nghiên cứu, thảo luận bàn bạc những vấn đề về công tác chăm sóc nuôi dưỡng GD trẻ. Nhiệm vụ của hội đồng nhà trường được qui định như sau:
- Nghiên cứu, thảo luận để hiểu rõ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nước và các cấp quản lý GD, bàn biện pháp thực hiện các chỉ thị đó trong nhà trường.
- Thảo luận về công tác chăm sóc GD (nội dung và biện pháp) cả năm, từng tháng.
- Tổ chức nghiên cứu và học tập các chuyên đề, những kinh nghiệm chăm sóc GD trẻ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và hiểu biết thực tế cho toàn thể cán bộ GV trong trường.
- Tổ chức đánh giá, công nhận sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân và tập thể.
* Tổ chuyên môn: Trường MN có các tổ chuyên môn như sau: Tổ GV nhà trẻ, tổ GV mẫu giáo, tổ nuôi dƣỡng, tổ hành chính – quản trị. Tổ chuyên môn phải có từ 3 người trở lên. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng do hiệu trưởng chỉ định. Tổ trưởng chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của tổ theo chương trình, kế hoạch chuyên môn, báo cáo tình hình của tổ cho hiệu trưởng.
* Các tổ chức khác: Hiệu trưởng còn thành lập một số tổ chức khác để giúp mình thực hiện tốt các mặt công tác như: Ban thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, ban bảo trợ nhà trường (ban phụ huynh).
* Mục tiêu đào tạo của trường mầm non: Là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối.
- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi (bố mẹ, bạn bè, cô giáo…) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh.
- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh phân tích, tổng hợp, suy luận…) cần thiết để vào trường phổ thông. Để đạt được mục tiêu trên thì cần thực hiện tốt chương trình chăm sóc GD trẻ, trong đó có việc tổ chức HĐVC cho trẻ; nên việc quản lý HĐVC là một công việc rất quan trọng của BGH ở trường MN. Việc quản lý tổ chức HĐVC nằm trong hoạt động của hội đồng sư phạm. Đó là hoạt động của Ban giám hiệu nhà trường, cụ thể là của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chịu sự phân công, chỉ đạo của hiệu trưởng.