CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
2.5.1. Ưu điểm và kết quả chính
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN CBQL, GV hiểu rõ tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
CBQL, GV nhận thấy chương trình linh hoạt mềm dẻo, tạo điều kiện cho họ thực hiện
một cách sáng tạo, lựa chọn các nội dung và hoạt động GD phù hợp với khả năng, sở thích và hứng thú của trẻ. Về thực trạng tổ chức HĐVC cho trẻ MG: Đổi mới chương trình GDMN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD là việc làm thiết thực mang lại rất nhiều hiệu quả. Việc tổ chức HĐVC cho trẻ trong trường MN giúp trẻ tự tin nhanh nhẹn chủ động trong giao tiếp và tích cực tham gia vào các hoạt động. Đặc biệt còn có sự tham gia của phụ huynh trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ tại lớp và gia đình.
Nhìn chung CBQL, GV các trường MN trên địa bàn TP. Cà Mau chủ động lập kế hoạch, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức HĐVC cho trẻ. Trong các hoạt động của trẻ GV luôn tạo môi trường theo hướng mở, biết tận dụng môi trường sẵn có để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, khám phá. Biết tổ chức môi trường HĐVC cho trẻ phù hợp chủ đề giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động.
100% CBQL và GV đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc tổ chức HĐVC cho trẻ.
GDMN tốt sẽ mở đầu cho một nền GD tốt. Chăm lo phát triển sự nghiệp GD, nhất là bậc học MN là tiền đề quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ ở MN có tác dụng rất lớn đến các cấp học tiếp theo. CBQL biết vận dụng các chức năng phương pháp QL vào việc tổ chức chỉ đạo tạo sự thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo từ phía GVMN đồng thời cũng kích thích sự phát triển nhận thức, tính sáng tạo ở trẻ tránh sự nhàm chán thụ động tạo sự phát triển toàn diện cho trẻ.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế 2.5.2.1. Hạn chế:
Một số CBQL, GV chƣa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức HĐVC và QL HĐVC cho trẻ MG ở trường MN.
CBQL tuy có quan tâm đến công tác tổ chức HĐVC nhưng chưa thường xuyên.
Một số GV còn coi nhẹ việc tổ chức HĐVC cho trẻ. Nhiều hoạt động đƣợc tổ chức mang tính hình thức, hiệu quả chƣa cao.
Một số CBQL, GV ở các trường có năng lực chuyên môn tốt nhưng còn hạn chế về kỹ năng tổ chức HĐVC cho trẻ. Những năm gần đây, đội ngũ CBQL trên địa bàn TP. Cà Mau đƣợc trẻ hóa rất nhiều. Họ có ƣu điểm là nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong QL, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm QLGD nói chung, QL HĐVC nói riêng.
Việc tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia HĐVC thực hiện chƣa hiệu quả.
Chế độ lương của GVMN còn thấp.
Trình độ chuyên môn của BGH và GV còn yếu. Đa số CBQL trình độ đại học
nhƣng đƣợc chuẩn hóa từ trung cấp qua cao đẳng rồi lên đại học, GV trình độ trung cấp còn nhiều, vẫn còn GV ở trình độ sơ cấp. Với trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của CBQL và GV ở các trường MN trong TP Cà Mau hiện nay, chưa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới GDMN.
Đa số GV và CBQL chƣa hiểu đƣợc mối liên hệ lôgic về trình tự các khâu trong việc tổ chức HĐVC cho trẻ MG và BGH quản lý việc thực hiện các khâu đó theo kiểu áp đặt; vì vậy không phát huy đƣợc tính chủ động sáng tạo của GV.
BGH chƣa quan tâm nhiều đến việc quản lý GV về việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi theo mạng chủ đề, chủ điểm. Theo GV đánh giá đây là những biện pháp tốt nhất giúp GV tổ chức tốt HĐVC cho trẻ và GV cũng đang gặp khó khăn nhiều ở khâu này.
BGH đã thực hiện tốt các hình thức và nội dung bồi dƣỡng chuyên môn cho GV như: Cung cấp tài liệu hướng dẫn cho GV; bồi dưỡng cho GV qua đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng; bồi dƣỡng cho GV qua dự giờ; bồi dƣỡng cho GV về việc soạn giáo án; bồi dưỡng cho GV về các biện pháp tạo môi trường chơi.
BGH đã thực hiện tốt một số nội dung kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ nhƣ: iểm tra việc chuẩn bị HĐVC cho trẻ của GV qua giáo án; kiểm tra qua thanh tra toàn diện từng học kỳ;… Và thực hiện tốt những hình thức kiểm tra, đánh giá như: kiểm tra, đánh giá trên giáo án; qua dự giờ thường xuyên; qua thanh tra toàn diện từng học kỳ. Những nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá này không phù hợp với quản lý chương trình GDMN theo hướng đổi mới, vì không giúp GV chủ động, tích cực trong việc tổ chức HĐVC cho trẻ, phù hợp chủ đề, chủ điểm.
Về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí: inh phí dành cho HĐVC còn ít, một số trường đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn. Sự phối hơp giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để tổ chức HĐVC cho trẻ còn chưa kịp thời, thường xuyên. Nhiều cha mẹ trẻ chƣa nhận thức rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung HĐVC nên chƣa tích cực nhiệt tình tham gia.
2.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân cơ bản trước tiên phải kể đến con người, đội ngũ CBQL chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm QL nhà nước về giáo dục của cấp mình công tác, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của QL, chỉ đạo việc thực hiện chương trình GDMN, từ đó năng lực QL, chỉ đạo triển khai của một bộ phận CBQL cấp phòng GD&ĐT, trường MN chưa phát huy hết khả năng, về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ thực hiện chương trình chưa đáp ứng yêu cầu, về trình độ, năng lực theo chuẩn nghề của đội ngũ CBQL và GVMN vẫn còn hạn chế. Chính thế hạn chế trong việc tổ chức HĐVC và QL HĐVC của trẻ MG.
Nhiều GV đƣợc đào tạo qua nghiệp vụ sƣ phạm; một số GV dạy lớp MG lớn có trình độ đại học và cao đẳng
Một số biện pháp được BGH quản lý tương đối tốt như: Hướng dẫn GV gần gũi, thân thiện trẻ; hướng dẫn GV biện pháp làm phong phú môi trường chơi, ...
BGH quản lý các biện pháp việc tổ chức HĐVC cho trẻ còn hạn chế nhƣ:
Hướng dẫn GV biện pháp làm phong phú vốn biểu tượng cho trẻ; hướng dẫn GV các biện pháp đƣa ra các tình huống và mở rộng nội dung chơi để phát huy tính sáng tạo của trẻ; hướng dẫn GV biện pháp hướng dẫn kỹ năng chơi cho trẻ… Đây là những biện pháp cơ bản giúp GV thực hiện tốt việc tổ chức HĐVC cho trẻ theo chương trình đổi mới GDMN và cũng là những biện pháp đƣợc GV đánh giá là rất cần thiết giúp GV nâng cao trình độ tổ chức HĐVC cho trẻ, nhƣng do trình độ của BGH và GV còn yếu, phần nhiều BGH chƣa hiểu đƣợc yêu cầu đổi mới của việc quản lý HĐVC cho trẻ theo hướng đổi mới GDMN hiện nay.
Các nội dung kiểm tra theo đánh giá của GV là quan trọng cần phải quan tâm kiểm tra, đánh giá để giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn trong việc tổ chức HĐVC cho trẻ thì BGH ít quan tâm nhƣ: iểm tra, đánh giá GV việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi theo mạng chủ đề, chủ điểm; kiểm tra GV về biện pháp làm phong phú vốn biểu tƣợng cho trẻ ở các trò chơi; kiểm tra GV việc mở rộng nội dung chơi và việc đƣa ra các tình huống kích thích tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tổ chức HĐVC.
Những hình thức kiểm tra, đánh giá đa số GV cho là rất quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của chương trình đổi mới GDMN như: iểm tra, đánh giá theo kế hoạch của cá nhân và kế hoạch của tổ chuyên môn; kiểm tra, đánh giá qua dự giờ thường xuyên và dự giờ đột xuất; kiểm tra, đánh giá cuối mỗi chủ đề, chủ điểm…Do trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của BGH còn yếu và do BGH chƣa hiểu đƣợc yêu cầu đổi mới quản lý HĐVC cho trẻ theo hướng đổi mới của chương trình GDMN nên BGH rất ít thực hiện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trước yêu cầu đổi mới chương trình GDMN nằm trong xu hướng chung của đổi mới GD & ĐT. GDMN cần có sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Chương trình GDMN là căn cứ cho việc QL, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi tại các cƣ sở GDMN. Đồng thời là căn cứ để đào tạo, bồi dƣỡng GVMN cho nên việc tổ chức HĐVC nhằm hình thành nhân cách cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường MN. Quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn CBQL, GV ở các trường MN TP. Cà Mau đã có nhận thức đúng đắn về
sự cần thiết phải tổ chức HĐVC cho trẻ. Các nhà trường đã tổ chức một số HĐVC phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thu hút đƣợc sự tham gia của các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trường, bước đầu có tác dụng tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Đội ngũ CBQL cũng đã quan tâm đến QL HĐVC cho trẻ. Tuy nhiên thực tiễn QL HĐVC cho trẻ MG ở trường MN TP. Cà Mau vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, đòi hỏi những biện pháp QL hiệu quả hơn. Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất một số biện pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 3