Khái quát về điều kiện tự nhiên, văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội và tình hình giáo dục tại tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội và tình hình giáo dục tại tỉnh Cà Mau

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Cà Mau là một trong những tỉnh đồng bằng sông cửu long với 1 thành phố và 8 huyện, dân số là 1.219.505 người; diện tích đất tự nhiên là 5.211km2 trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 64.81%; đất lâm nghiệp 23.32%; đất ở 1.12% và đất chuyên dùng 3.63%. Địa hình phía Bắc giáp tỉnh iên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp vịnh Thái Lan; có chiều dài bờ biển 252 km2 và một ngư trường rộng lớn hơn 100.000 km2. Cà Mau là một bán đảo nối liền với đất liền, có hình dáng một mũi tàu đang rẽ sóng ra khơi; với vị trí địa lý tự nhiên khá đặc biệt: Có ba mặt giáp biển, Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào

buổi chiều. Cơ cấu dân số thành thị chiếm tỷ trọng 20.11%, nông thôn 79.89% và ít thay đổi. Dân tộc chủ yếu là người Kinh, dân tộc thiểu số là người Hoa, người hơmer. Tày, Chăm, Nùng, Mường…và một số dân tộc khác. Mật độ dân số chung của tỉnh là 234 người /km2, thấp nhất vùng đồng bằng sông cửu long; là vùng đồng bằng ven biển nhưng Cà Mau vẫn là vùng đất rộng người thưa.

2.2.2. Tình hình văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh Cà Mau

Tổng số lao động có 614 ngàn người. Cơ cấu lao động trong độ tuổi theo ngành nghề, chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thuỷ sản. Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo đạt mức trung bình của vùng. Tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau đƣợc tích luỹ qua nhiều thế hệ thuộc loại khá cao so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động nghề trồng lúa, nuôi heo và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản. Cà Mau có nhiều tiềm năng lợi thế về đất đai, rừng, biển, giao thông thủy nhưng vẫn là một tỉnh nghèo. Kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng chưa cao, kết cấu hạ tầng phát triển chậm, hiệu quả và khả năng cạnh tranh kinh tế còn thấp. Vấn đề lao động có nhiều bước chuyển đổi nhưng vẫn còn nhiều trường hợp lao động không có việc làm. Công tác giáo dục có tiến bộ, tăng về số lƣợng và chất lƣợng, mạng lưới trường lớp được mở rộng và tỷ lệ học sinh đến trường cao, công tác đào tạo có kết quả tương đối tốt nhưng hiệu quả GD phổ thông còn thấp, GV các nơi thừa thiếu chưa đồng bộ.

Tóm lại, Cà Mau là nơi đất rộng người thưa, xa trung tâm thương mại và công nghiệp lớn, có nhiều khó khăn trong giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, thành phố khác. Dân số lao động chủ yếu làm nông nghiệp, thuỷ sản truyền thống, chƣa quen với công nghiệp, dịch vụ chất lƣợng cao. Trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, tập tục lạc hậu vẫn còn, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật còn nghèo nàn. Những đặc điểm kinh tế xã hội trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển GD nói chung và ảnh hưởng đến GDMN nói riêng của tỉnh Cà Mau.

2.2.3. Tình hình giáo dục tại tỉnh Cà Mau

Tính đến năm 2019, toàn tỉnh đã xoá được 199 điểm trường lẻ không còn phù hợp; Tình trạng thừa, thiếu giáo viên đƣợc khắc phục cơ bản, hiện giáo dục mầm non và THPT thiếu giáo viên, tiểu học còn thừa 135 giáo viên, THCS thừa 46 giáo viên.

Sau sắp xếp, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho ngành giáo dục tiếp tục hợp đồng 916 giáo viên, bổ sung 615 biên chế và cho hợp đồng mới 374 giáo viên.

Năm học 2016-2017 cấp tiểu học năng lực loại tốt đạt 52,1%; Cấp THCS, tỷ lệ đạt khá, giỏi hơn 52%; Cấp THPT là 56%. Đến năm học 2017-2018, năng lực loại khá, giỏi từng cấp học tăng từ 2-5%; Tỷ lệ học sinh học lực yếu kém giảm 1,5% so với năm học trước, tỷ lệ học sinh hạnh kiểm yếu kém giảm còn 2,1%. Có 13 em đạt học sinh

giỏi cấp quốcgia. Tính đến nay, toàn tỉnh có 271/535 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt hơn 50%. Theo ông Nguyễn Minh Luân, kế hoạch đầu tƣ, nâng cấp, công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm, đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, quan tâm đầu tư đối với kế hoạch ngắn hạn, trung hạn trường đạt chuẩn bằng nhiều hình thức lồng ghép. Đến nay, đội ngũ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp ngày càng đƣợc phát triển đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lƣợng và mạnh về chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp quan tâm rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục; Đánh giá thực trạng chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục các cấp; Đồng thời, từng bước điều chỉnh sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Bên cạnh đó là việc triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục các cấp; Công tác định hướng nghề nghiệp cũng được tăng cường, lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh.

Công tác khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục đi vào chiều sâu, kết quả khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục đúng thực chất, có tác động tích cực, tạo sự chuyển biến rõ rệt chất lƣợng giáo dục và đào tạo thông qua việc đẩy mạnh công tác tự đánh giá, tổ chức đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục. Số lượng các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT hoàn thành tự đánh giá và số trường được đánh giá ngoài ngày càng tăng lên; Tiếp tục thực hiện việc đổi mới phương thức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; Tổ chức tốt các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT, thi thành lập đội tuyển học sinh giỏi THPT dự thi cấp quốc gia và thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT.

Tuy nhiên, hiện phương thức dạy nghề trong các trường phổ thông còn nặng về kiến thức lý thuyết, việc phối hợp giữa nhà trường phổ thông với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… chƣa hiệu quả. Nguồn kinh phí đầu tƣ cho cơ sở vật chất còn hạn hẹp. Trong khi đó, công tác xã hội hoá lĩnh vực giáo dục chƣa thực sự hiệu quả. Việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo còn hạn chế.

Năm 2019, ngành tiếp tục rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với điều kiện của từng địa bàn theo hướng trường có nhiều cấp học; Xoá các điểm trường lẻ không còn phù hợp, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng nhu cầu giáo dục; Tăng cường công tác dự báo về phát triển trường, lớp học, đội ngũ để nâng cao chất lượng quy hoạch.

Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên, quản lý thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, ƣu tiên bồi dƣỡng đối với đội ngũ giáo viên dạy lớp

1. Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường THCS và THPT.

Năm 2019 và những năm tiếp theo, ngành đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục và giáo viên thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học tích cực; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học, kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

2.2.4. Vài nét về giáo dục mầm non thành phố Cà Mau

TP. Cà Mau là trung tâm lớn nhất của tỉnh Cà Mau, là nơi phát triển mạng lưới GD nhanh nhất trong tỉnh, đặc biệt là GDMN. Đến nay tại TP Cà Mau có 19 trường MN (04 trường MN, 15 trường MG) trong đó có 15 trường công lập, 6 trường tư thục, 01 trường dân lập, 9 nhóm trẻ, 136 lớp MG, toàn TP Cà Mau có 6235 trẻ trong đó 272 trẻ nhà trẻ, 5963 trẻ MG, tổng số trẻ 5 tuổi là 2423 trẻ ở 58 lớp.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Đa số các trường MN công lập ở TP Cà Mau có mặt bằng chật hẹp; một số trường MN sân chơi nhỏ hẹp, ẩm thấp do vậy ảnh hưởng đến HĐVC ngoài trời của trẻ. Cơ sở vật chất trường, lớp xuống cấp, có những lớp điểm lẻ được đặt trong các trường tiểu học, ảnh hưởng không ít đến việc đầu tư nâng cấp cũng nhƣ về quản lý. Số diện tích/ học sinh còn thấp so với chuẩn Quốc gia qui định MN là 2.50m2 / học sinh; sĩ số học sinh trong từng lớp còn cao, chƣa đáp ứng yêu cầu GD toàn diện và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Về chế độ chính sách: CB, GV, NV ở các trường MN, MG công lập tại TP Cà Mau được hưởng lương nhà nước theo chế độ hiện hành. Mức lương GVMN cao nhất là 2.600.000đ, thấp nhất là 540.000đ so với mức lao động của chị em chƣa cân xứng, đây là điều bất cập lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của GDMN, đặc biệt là chất lượng GD của ngành học này.

- Về đội ngũ GV và CBQL:

+ Cán bộ quản lý: Số lượng là 38 người.

+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 26 người – tỷ lệ 68.42%; Cao đẳng: 1 người – tỷ lệ 2.63%; Trung học: 11 người – tỷ lệ 28.95%.

+ 100% CBQL đã qua lớp bồi dƣỡng về chứng chỉ quản lý.

- Giáo viên: Số lượng là 200 người.

+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 33 người – tỷ lệ 16.5%; Cao đẳng: 24 người –

tỷ lệ 12%; Trung học: 139 người – tỷ lệ 69.5%; Sơ cấp: 4 người – tỷ lệ 2%.

- Chương trình chăm sóc GDMN: Hiện nay, các trường MN ở TP Cà Mau đang thực hiện theo chương trình GD đổi mới hình thức dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Khi thực hiện chương trình này đòi hỏi GV phải chuyển tải các nội dung đó qua phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD một cách có hệ thống giúp trẻ phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẫm mỹ một cách nhẹ nhàng, không gượng ép. Trong những năm qua, khi thực hiện chương trình dạy học theo hướng tích hợp chủ đề, chủ điểm, GV luôn được BGH quan tâm, tạo điều kiện cho đi học các lớp bồi dƣỡng trình độ chuyên môn và trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chăm sóc GD trẻ. Tuy nhiên, GV còn gặp khó khăn rất nhiều trong việc tổ chức các hoạt động GD cho trẻ, vì GV không đƣợc tự do sáng tạo, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động GD theo hình thức mới, BGH quản lý GV theo theo kiểu áp đặt, do đó một số GV đã tiếp cận với phương pháp mới nhưng không vận dụng đƣợc. Vì vậy, GV tổ chức các hoạt động GD cho trẻ nói chung và việc tổ chức HĐVC cho trẻ MG lớn nói riêng ở TP Cà Mau chưa đáp ứng được chương trình đổi mới GDMN hiện nay.

Thực trạng GDMN trong TP Cà Mau:

- Mặt tích cực: Trong thực tế, đội ngũ CBQL và GVMN trong TP Cà Mau đã phấn đấu vươn lên, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, vừa tự học để nâng cao khả năng tổ chức các hoạt động GD cho trẻ trong trường MN theo hướng đổi mới GD hiện nay; vừa tham gia các lớp tập huấn của trường, phòng GD - ĐT, sở GD - ĐT tổ chức. Bên cạnh đó, GV đã không ngừng nghiên cứu sáng tạo để làm đồ dùng, đồ chơi vừa có chất lƣợng vừa không tốn tiền. -CBQL ngành GD ở Cà Mau đã quan tâm tạo điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang bị trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các trường MN, thường xuyên tạo điều kiện đưa đội ngũ BGH và GV ở các trường MN đi đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn.

- Mặt hạn chế: - Chế độ lương của GV còn thấp so với công sức lao động và thời gian làm việc tại trường. - Trình độ chuyên môn của GV và BGH vẫn còn yếu, tổ chức các hoạt động GD trong trường MN chưa đạt yêu cầu so với nhu cầu đổi mới GD hiện nay (nhất là việc tổ chức HĐVC cho trẻ). BGH quản lý việc tổ chức các hoạt động GD cho trẻ của GV theo yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay còn yếu. -Cơ sở vật chất chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tuy có cải thiện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng kịp nhu cầu đổi mới công tác chăm sóc GDMN. GV sử dụng trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động GD chƣa đạt hiệu quả cao.

- Nguyên nhân: Quản lý các cấp chƣa quan tâm đến các chế độ chính sách của

GVMN; Trình độ chuyên môn của BGH và GV ở các trường MN trong TP Cà Mau vẫn còn thấp, trình độ trung cấp còn quá cao, trình độ đại học đa số ở hệ chuyên tu, vẫn còn GV trình độ sơ cấp; BGH chỉ qua lớp bồi dƣỡng chứng chỉ quản lý ngắn hạn;

Mức đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường MN chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên giới hạn trong việc đầu tư đồng điều cho các trường trong TP Cà Mau.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)