Hoạt động vui chơi – hoạt động chủ đạo cho sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

1.3. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập

1.3.1. Hoạt động vui chơi – hoạt động chủ đạo cho sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo

a. Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo

Dựa vào tài liệu về Tâm lý học trẻ em lứa tuổi MN tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2011) thường phân định lứa tuổi của trẻ em theo HĐ chủ đạo như sau [35]:

Từ 3 tuổi đến 6 tuổi: Đƣợc gọi là tuổi mẫu giáo với HĐ chủ đạo là vui chơi mà trò chơi đóng vai theo chủ đề là trung tâm. Đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh cả về cân nặng và chiều cao. Tốc độ tăng trưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài: yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, môi trường sống của trẻ... lứa tuổi trẻ phát triển rất nhanh về hình thái và hoàn thiện chức năng các cơ quan, đồng thời trẻ rất nhạy cảm với các yếu tổ thuận lợi cũng nhƣ bất lợi tác động đến bản thân [41]. Đặc điểm giao tiếp: Giao tiếp của trẻ mẫu giáo là quá trình tiếp xúc tâm lý của trẻ với những người khác nhằm mục đích truyền đạt, tiếp nhận, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và hành động của trẻ với các chủ thể qua việc hiểu ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ và điệu bộ. Thông qua giao tiếp, nhân cách của trẻ đƣợc hình thành và phát triển [41]. Ở trẻ MN có 4 hình thức giao tiếp đƣợc thay thế nhau: giao tiếp nhân cách tình huống, giao tiếp công việc tình huống, giao tiếp nhận thức ngoài tình huống và giao tiếp nhân cách ngoài tình huống.

Ở cuối giai đoạn tuổi mẫu giáo đã xuất hiện hình thức giao tiếp nhân cách ngoài tình

huống với người lớn. Trẻ tập trung vào “thế giới con người” chứ không phải thế giới đồ vật. Trong các cuộc trò chuyện của trẻ, các chủ đề về cuộc sống, về công việc của người lớn và các mối quan hệ qua lại của họ chiếm ưu thế chứ không phải là các đồ vật hay các động vật và thiên nhiên. Nhờ sự hướng dẫn của người lớn, trẻ nắm được những chuẩn mực đạo đức, đánh giá những hành vi của mình và hành vi của mọi người xung quanh. Trẻ biết đòi hỏi mọi người công nhận thành tích của bản thân, vạch ra sự thất bại của trẻ khác và giấu giếm những thất bại của bản thân. Trẻ thường hay kể về bản thân, về cái gì trẻ thích và không thích, chúng chia sẻ với bạn các nhận thức,

“kế hoạch cho tương lai” [41]

Tóm lại, với những đặc điểm mang tính đặc thù nhƣ đã nêu ở trên, để giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tập một cách có hiệu quả khi bước vào lớp 1 ở trường tiểu học, trẻ cần phải đƣợc chuẩn bị một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và giao tiếp - XH.

HĐVC của trẻ MG là hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình vào trò chơi là do chính sức hấp dẫn của trò chơi chứ không bị ràng buộc nào khác kể cả kết quả của sự vui chơi đó. Vì vậy, để trẻ hứng thú, tham gia tích cực đối với HĐVC, GV phải tổ chức trò chơi thật hấp dẫn để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động này.

+ Đối với lứa tuổi trẻ MG, kỹ năng chơi của trẻ tốt, tư duy tưởng tượng phát triển mạnh. Cho nên để trẻ hứng thú, sáng tạo trong HĐVC, GV phải có những biện pháp làm phong phú vốn biểu tƣợng cho trẻ, GV phải mở rộng nội dung chơi và tạo ra các tình huống để trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các HĐVC. Trò chơi của trẻ MG là một dạng hoạt động mang tính tự lập, trong khi chơi trẻ hoạt động hết mình, tích cực và độc lập. Vì vậy trong HĐVC của trẻ GV không thể áp đặt hoặc chơi hộ trẻ, mà chỉ gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi. Chẳng hạn như: GV gợi ý trẻ tự nhận nhóm chơi, tự phân vai chơi…GV cần phải tổ chức HĐVC cho trẻ mang tính chất tự nguyện vì vui chơi càng mang tính chất tự nguyện bao nhiêu thì càng phát huy ở trẻ tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo bấy nhiêu. Trò chơi ĐVTCĐ, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên với nhau trong khi chơi. Trò chơi đối với trẻ MG thường là phản ánh về cuộc sống của người lớn xung quanh trong xã hội. Bởi vậy, để tiến hành một trò chơi nhằm mô phỏng đời sống trong xã hội, thì nhất thiết phải có nhiều trẻ tham gia, cùng hoạt động với nhau, cho nên GV phải hướng dẫn kỹ năng chơi cho trẻ, giúp trẻ phối hợp, chơi liên ý với nhau trong quá trình vui chơi. Qua đó, đời sống tâm lý của trẻ đƣợc phát triển. Trò chơi của trẻ mang tính chất ký hiệu tƣợng trƣng. Trong khi chơi, trẻ tự nhận một vai chơi nào đó và thực hiện những hành động phù hợp với vai chơi đó, nhƣng đó chỉ là những hành động giả vờ. Chẳng hạn nhƣ: Đóng vai bác sĩ thì

trẻ dùng “ống nghe” “khám bệnh”. Trong vui chơi trẻ cũng thường sử dụng những đồ vật thay thế nhƣ: Dùng giấy làm tiền, dùng bàn làm quầy bán hàng…Vì vậy, GV phải hướng dẫn trẻ dùng vật tượng trưng để phát triển tư tuy và tưởng tượng cho trẻ.

b. Hoạt động vui chơi – hoạt động chủ đạo cho sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo

Những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm nhân cách của trẻ MG đƣợc phát triển mạnh mẽ nhất trong HĐVC.

- HĐVC đối với sự phát triển thể chất của trẻ: Thông qua vui chơi thể chất của trẻ đƣợc phát triển nhƣ: hi vui chơi trẻ phải vận động giúp trẻ phát triển thể lực; khi vui chơi cử động của các cơ bàn tay và ngón tay đƣợc phát triển tạo điều kiện cho trẻ vẽ, viết…

- HĐVC đối với sự phát triển trí tuệ: HĐVC ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chu định của quá trình tâm lý như: Tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng…từ không chủ định ở ấu nhi phát triển thành có chủ định ở trẻ MG. Ví dụ: Trẻ đóng vai người bán hàng phải ghi nhớ có chủ định những mặt hàng cần bán, biết giá cả của mặt hàng đó, biết các biểu tƣợng về số lƣợng qua việc bán hàng… + Những tình huống chơi và những hành động của vai chơi ảnh hưởng thường xuyên tới sự hoạt động trí tuệ của trẻ. Trong khi dùng những hành động với đồ vật thay thế trẻ phát triển tƣ duy tưởng tượng từ bình diện bên ngoài chuyển vào bình diện bên trong. Ví dụ: Khi trẻ chơi đóng kịch, trẻ phải dựa vào việc làm, lời nói của nhân vật để nhập vai, hoặc khi trẻ chơi xây dựng - lắp ghép trẻ phải tưởng tượng sắp xếp để tạo nên sản phẩm…

- HĐVC đối với sự phát triển ngôn ngữ: Trong vui chơi đòi hỏi trẻ phải có vốn ngôn ngữ phong phú, để giao tiếp với nhau thì trẻ mới phối hợp tốt giữa các vai với nhau. Nếu trẻ không diễn đạt mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình hoặc không hiểu những chỉ dẫn hay bàn bạc của bạn cùng chơi, trẻ sẽ không chơi đƣợc. Chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng.

- HĐVC đối với sự phát triển đời sống tình cảm: hi chơi trẻ phản ánh những mối quan hệ giữa người với người và nhập vào những mối quan hệ xã hội đó; do đó, hình thành tình cảm đạo đức, lối sống ở mỗi cá nhân trẻ. Ví dụ: Qua chơi trẻ nhận biết hành vi tốt, xấu, lời ăn, tiếng nói…Từ đó, hình thành những nét tính cách trong nhân cách của trẻ.

- HĐVC phát triển mạnh mẽ ở trẻ tính ý thức và tự ý thức: Qua chơi trẻ đƣợc

“soi mình” vào người khác, được cô và bạn đánh giá, trẻ ý thức được mình giỏi hay không giỏi và ý thức trong nhóm ai là người giỏi nhất. Từ đó, hình thành tính tự kiêu, trở thành thủ lĩnh trong nhóm, qua đó những nét tính cách của trẻ đƣợc hình thành. Vì vậy, CBQL cần hướng dẫn cho GV bao quát, xử lý, uốn nắn kịp thời cho trẻ những

biểu hiện, hành vi chƣa tốt.

- HĐVC phát triển mạnh mẽ những phẩm chất ý chí: Qua chơi trẻ đƣợc hình thành những phẩm chất ý chí nhƣ: Tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm. Những đức tính này do nội dung trò chơi qui định. Cho nên, trẻ biết kiềm chế những hành vi của mình để thực hiện vai đúng với nội dung của trò chơi. Trò chơi là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, qua việc phát triển các chức năng tâm lí và phát triển các mặt của nhân cách: Trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẫm mỹ. Trò chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ MG vì nó tạo ra những nét tâm lý đặc trƣng cho tuổi MG, đặc biệt là MG lớn, nổi bật là tính hình tƣợng và tính dễ xúc cảm, khiến cho nhân cách của trẻ MG mang tính độc đáo khó tìm thấy ở lứa tuổi khác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)