CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập thành phố Cà Mau
3.2.4. Xây dựng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi an toàn, hiệu quả, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Hiệu trưởng đầu tư nâng cấp sửa chữa phòng nhóm đã xuống cấp, mở rộng khuôn viên nhà trường đảm bảo đủ diện tích cho trẻ hoạt động.
Xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp, thân thiện để tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ hoạt động học tập và vui chơi một cách tích cực.
Đầu tƣ ngân sách cũng nhƣ làm tốt công tác XHHGD để mua sắm các trang thiết bị phù hợp, hiện đại, đảm bảo an toàn, tiện lợi, vệ sinh, thẩm mỹ.
Xây dựng môi trường tâm lí thân thiện, thoải mái để trẻ hạnh phúc và phát triển toàn diện.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Chỉ đạo nhà trường đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của nhà trường.
Đầu tƣ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trong lớp học cũng nhƣ ngoài trời phục vụ cho HĐVC của trẻ.
Trong hệ thống trường mầm non, “không gian vui chơi-học tập” là một bộ phận quan trọng, đây là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi – học tập của các em trong phần
lớn thời gian ở trường, nơi trẻ sẽ được học tập, trao đổi tương tác qua nhiều kênh thông tin phong phú và bổ ích, bao gồm:
1.Không gian vui chơi, học tập trong lớp:
hông gian học tập, năng khiếu: hông gian này hầu nhƣ diễn ra phần lớn thời gian học tập tại trường của trẻ;
hông gian vui chơi: Đƣợc tổ chức theo nhóm, qua đó trẻ có thể bộc lộ tính cộng đồng hay những tố chất, cá tính riêng trong cùng một nhóm bạn;
hông gian chơi tĩnh: Là nơi nghỉ ngơi thƣ giãn của trẻ sau những giờ vận động, học hành. Có thể bố trí là nơi đọc sách, đọc truyện, vẽ tranh, …
2. Không gian vui chơi, hoạt động rèn luyện ngoài trời:
ết hợp với không gian vui chơi, học tập trong lớp sẽ tạo nên sự phát triển toàn diện cho trẻ. Ngoài sân vườn, khối này bao gồm các không gian sau:
hông gian chơi động: Nơi giúp trẻ rèn luyện thể chất, phát triển chiều cao, sự nhanh nhạy trong thao tác, trong không gian này có thể bố trí các khu chơi:
+ hu sân tập trung và chơi các trò chơi hoạt động;
+ hu chơi các trò chơi giao thông;
hông gian chơi cát và nước: Gồm khu bơi lội (có thể bố trí trong nhà hoặc khu có mái che) và các hoạt động chơi tương tác gắn liền cát và nước;
hông gian thể hiện bản thân: Là không gian chơi mà trẻ có thể bộc lộ khả năng của mình qua những trò chơi ƣa thích. Qua đó có thể phát triển những năng khiếu và sở thích của trẻ;
Không gian giao tiếp với môi trường thiên nhiên: Là nơi trẻ được làm quen với môi trường thiên nhiên, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên cho trẻ.
3. Không gian chuyển tiếp: Sảnh, hiên chơi có mái che…
Tất cả các không gian này đều hướng tới phục vụ nhu cầu vui chơi, học tập phát triển toàn diện cho trẻ. Các trò chơi giúp các em phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, tạo mối giao tiếp với bạn bè và thầy cô. hông gian vui chơi, học tập trong trường mầm non cũng chính là nơi giúp các em rèn luyện thể chất, giúp các em hòa đồng với thiên nhiên, cảm nhận môi trường, ánh sáng, âm thanh, sự vận động, …
Cách bố cục các khối nhà ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các không gian vui chơi – học tập. hoảng cách, kích thước của công trình quyết định sự liên kết giữa các không gian. Các không gian vui chơi phải đƣợc bố trí hài hòa để có sự liên thông với công trình, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của các chức năng. Tỉ lệ hình khối của công trình phải đẹp và hợp lý, góp phần tăng tính thẩm mỹ chung. iến trúc công trình phải phù hợp với lứa tuổi mầm non, những hình ngộ nghĩnh tươi vui sẽ có tác động tốt đến các em, tạo ra sự lôi cuốn ham muốn đến trường cho trẻ.
Trang thiết bị trong nhà trẻ phải an toàn cao, đồng bộ, gọn gàng thuận tiện cho trẻ vui chơi – học tập và phải phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi. Đồng thời, trang thiết bị tránh cầu kỳ để dễ theo dõi chăm sóc và vệ sinh. Đồ chơi và các thiết bị khác dùng cho trẻ phải đẹp về hình dáng, cân đối, độc đáo giúp cho việc giáo dục thẩm mỹ.
Cách trang trí, vật liệu, màu sắc và ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong tổ chức không gian vui chơi, học tập cho trẻ. Vật liệu phải sinh động theo từng không gian, nhất là đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Ánh sáng phải đủ cung cấp cho những không gian ở bên trong và màu sắc giúp phản chiếu ánh sáng tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ có lợi cho phát triển thị giác của trẻ.
Cây xanh trong sân vườn vừa có tác dụng lấy bóng mát, vừa có tác dụng chống côn trùng, tạo hương thơm và ra hoa đẹp mắt. Cây xanh cũng góp phần vào việc tăng thẩm mỹ chung cho công trình. Thảm cỏ trong sân vườn hay trong từng khu vực vừa có tác dụng tạo cảnh vừa làm sạch, tránh bụi cho công trình.
Các kiến trúc nhỏ (chòi nghỉ, tác phẩm điêu khắc, …) sẽ góp phần làm tăng chất lƣợng của không gian vui chơi. Mặt nước, vòi phun, các hồ nhỏ sẽ tạo ra không khí mát mẻ, đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ tạo ra cảnh trí đẹp mắt.
4. Xây dựng môi trường tâm lý lấy trẻ làm trung tâm: giáo viên hạnh phúc vui vẻ thì trẻ cũng được vui vẻ. Hiệu trưởng tạo điều kiện, quan tâm đời sống giáo viên.
Giáo viên tạo môi trường tâm lí lành mạnh cho trẻ như: vui vẻ, ân cần chăm sóc, nghe nhạc nhẹ thƣ giãn, vui vẻ giao tiếp với trẻ, với phụ huynh.
3.2.4.3. Cách tiến hành biện pháp
Tăng cường việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của công tác QL về sử dụng các nguồn kinh phí ngân sách trong đầu tƣ xây mới, sửa chữa, mua sắm.
Xây dựng kế hoạch hàng năm cụ thể trong từng nguồn kinh phí, phát huy tinh thần trách nhiệm, tinh thần chủ động của đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.
Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng đồ chơi và thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố.
Thay dần và đổi mới trang thiết bị giáo dục phù hợp môi trường sư phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ. huyến khích trang bị đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
Chọn lọc và đƣa các loại nguyên vật liệu trong tự nhiên đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ khi sử dụng.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường cần nhận thức được vai trò của việc đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng,
đồ chơi để tổ chức HĐVC cho trẻ.
hi xây dựng kế hoạch cho việc cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi thì hiệu trưởng cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, xuất phát từ khả năng các nguồn kinh phí và đặc điểm của trường mình, tránh việc chạy theo hình thức.