Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.5. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Con người sống là con người hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lý học mácxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Đó là quá trình

chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngƣợc lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.

Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người.

Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ sung cho nhau:

Chiều thứ nhất là quá trình tác động của con người với tư cách là chủ thể vào thế giới (thế giới đồ vật). Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng các đặc điểm tâm lý của người tạo ra nó. Hay nói khác đi, con người đã chuyển những đặc điểm tâm lý của mình vào trong sản phẩm. Sản phẩm là nơi tâm lý của con người được bộc lộ. Quá trình này đƣợc gọi là quá trình xuất tâm hay quá trình đối tƣợng hoá.

Chiều thứ hai là quá trình con người chuyển những cái chứa đựng trong thế giới vào bản thân mình. là quá trình con người có thêm kinh nghiệm về thế giới, những thuộc tính, những quy luật của thế giới... được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biết của mình. Đồng thời con người cũng có thêm kinh nghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết để tác động có hiệu quả vào thế giới.

Quá trình này là quá trình hình thành tâm lý ở chủ thể. Còn gọi là quá trình chủ thể hoá hay quá trình nhập tâm.

Như vậy trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của chính mình. Có thể nói tâm lý của con người chỉ có thể được bộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động.

b. Khái niệm Vui chơi

Theo từ điển Tiếng Việt, vui chơi là hoạt động giải trí một cách vui vẻ, thoải mái.

Vui chơi là hoạt động cần thiết cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, nhưng đối với trẻ thơ thì chơi chính là cuộc sống thực của chúng. hông vui chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là sống.

c. Khái niệm Hoạt động vui chơi

Ở tuổi MG, vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều trò chơi xuất hiện ở lứa tuổi này, nhƣ trò chơi ĐVTCĐ, trò chơi xây dựng, trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi đóng kịch…trong đó trò chơi ĐVTCĐ đóng vị trí trung tâm. Qua chơi trẻ thoả mãn nhu cầu đƣợc chơi với nhau, đƣợc chơi cùng nhau, đƣợc thoả mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Thông qua chơi trẻ có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức – trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội,

thẫm mỹ. Chính vì thế vui chơi trở thành cuộc sống của trẻ MG và vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ MG.

Chúng ta có thể hiểu: HĐVC là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường MN, là hoạt động chủ đạo của trẻ MG được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thoả mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm GD và phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi này.

d. Khái niệm Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập

Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.

Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.

Bên cạnh đó hoạt động vui chơi còn là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ,góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.

Hoạt động vui chơi giúp giáo dục và phát triển đạo đức trẻ: vì chơi là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đức của trẻ.Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ biết đối xử nhẹ nhàng, yêu thương, che chở các em nhỏ hơn, biết chăn sóc, lo lắng cho người thân khi người thân bị ốm đau, biết cảm thông , chia sẻ, quan tâm, thật thà, dũng cảm, lòng nhân ái,…

Hoạt động vui chơi còn giúp giáo dục và phát triển thể chất: trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ giúp phát triển thể lực và tinh thần khỏe mạnh, sảng khoái, giúp đẩy mạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát triển hoàn thiện các vận động cở bản dưới sự hướng dẫn của cô giáo.

Giáo dục và phát triển thẩm mỹ :thông qua các trò chơi, trẻ cảm nhận đƣợc cái đẹp ở màu sắc, hình dạng, kích thước của đồ chơi, cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách ứng xử, lời nói khi tre thực hiện vai chơi.

Giáo dục và phát triển lao động: trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ hình thành đƣợc một số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình thành các phẩm chất đạo đức của người lao động trong tương lai như tính mục đích, sánh tạo, kiên trì, yêu lao động.

Trong quá trình chơi trẻ học hỏi đƣợc cách ứng xử giao tiếp, thấu cảm đƣợc

tình người của con người với con người, con người với thiên nhiên và với thế giới đồ vật,… góp phần hình thành hành vi kĩ năng xã hội, nhân cách cho trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)