Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động vui chơi ở trường Mầm non ngoài công lập thành phố Cà Mau

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập thành phố Cà Mau

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động vui chơi ở trường Mầm non ngoài công lập thành phố Cà Mau

Bảng 2.13. Đánh giá về quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động vui chơi ở trường Mầm non ngoài công lập thành phố Cà Mau

Stt Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu ĐTB

SL % SL % SL % SL %

1

Bồi dƣỡng chuyên môn cho GV về việc tổ chức HĐVC cho trẻ MG

22 22.0 46 46.9 17 17.1 14 14.0 2.77

2

CB, NV, GV vừa phải đủ về số lƣợng, chất lƣợng theo tiêu chuẩn trường chuẩn vừa nhận thức tốt, đạt chuẩn trình độ đào tạo, có kinh nghiệm, gương mẫu nhiệt tình công tác

24 24.0 43 43.9 17 17.1 15 15.0 2.77

3

Sự quan tâm hướng dẫn của Phòng GD&ĐT; Cần sự tham gia của PHHS trong công tác GD trẻ.

23 23.0 44 44.9 15 15.1 17 17.0 2.74

4

Yêu cầu về CSVC, đồ dùng đồ chơi cho việc tổ chức HĐVC cho trẻ

25 25.0 43 43.9 16 16.1 15 15.0 2.79

Trung bình chung 2.77

Nhận xét: Phân tích số liệu đƣợc trình bày tại bảng 2.13 cho chúng ta nhận xét sau đây: Nhìn chung, CBQL và GV đƣợc khảo sát đánh giá mức độ thực hiện nội dung QL các điều kiện tổ chức HĐVC của trẻ ở các trường MN ngoài CL ở mức độ khá với ĐTB = 2,77. ết quả khảo sát này chỉ ra rằng, HT tại các trường MN được khảo sát đã

thực hiện khá tốt nội dung QL này. Trong đó, HT đã thực hiện khá tốt các nội dung xem xét thuộc nội dung QL này nhƣ: Lập kế hoạch QL các điều kiện tổ chức HĐVC cho trẻ MG; Tổ chức QL các điều kiện tổ chức HĐVC cho trẻ MG; Chỉ đạo QL các điều kiện tổ chức HĐVC cho trẻ; và iểm tra QL các điều kiện tổ chức HĐVC cho trẻ.

Các nội dung này đã đƣợc HT thực hiện đúng, và có hiệu quả khá cao. ết quả nghiên cứu tại bảng số liệu trên cũng chỉ ra rằng, mức độ thực hiện 4 nội dung xem xét trong nội QL này mặc dù đều đạt khá song ở mức độ khác nhau. Trong đó, các nội dung nhƣ: “ iểm tra QL các điều kiện tổ chức HĐVC cho trẻ” là nội dung trong QL này có ĐTB cao nhất so với các khía cạnh xem xét khác cùng nội dung (ĐTB 2,79).

Qua khảo sát thực tế tại một số trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị đại diện cho ba khu điển hình: hu trường công lập xây dựng cũ tại trung tâm thành phố Cà Mau, tác giả đƣa ra một số nhận xét tổng quan nhƣ sau:

Mặt bằng tổng thể quy hoạch theo kiểu chắp vá, không có cái nhìn một cách tổng thể, không phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành. Diện tích của các trường thường nhỏ hẹp, không có không gian và quỹ đất dự trữ để phát triển. Các khối lớp đều bị quá tải, việc đầu tư sửa chữa không được định hướng gây lãng phí;

Hình thức kiến trúc thường là nhà mái bằng 3-4 tầng, tầng sát mái bị nóng và có phần đơn giản, khô cứng không phù hợp với lứa tuổi mầm non;

Các khối hành chính, phục vụ (bếp, kho lưu trữ, chế biến, …) còn đơn sơ, hầu hết đều chƣa đƣợc sử dụng các công nghệ hiện đại;

Không gian khối nhóm lớp không được bố trí hợp lý và thường bị quá tải nên không phát huy đƣợc hết khả năng hoạt động vui chơi – học tập trong lớp của các em.

Diện tích khuôn viên nhỏ, phần lớn là xây dựng công trình nên các không gian vui chơi chỉ là phần diện tích tận dụng từ góc méo của khu đất. Diện tích để xe rất hạn chế và phần chờ đón học sinh rất nhỏ, thậm chí còn không có, phụ huynh học sinh phải đậu xe ở cả phần đường dành cho lưu thông cơ giới.

Diện tích sân chơi thường nhỏ, được bố trí ở phần sân trước trung tâm hoặc tận dụng hành lang lưu thông trước lớp học để làm một phần sân chơi cho trẻ. Nên điều không cần bàn cãi nhiều là diện tích này sẽ không thể nào đảm bảo đủ chuẩn (2,5m2/trẻ) và đồ chơi vì vậy cũng rất hạn chế, chỉ là vài món đồ chơi nhỏ quá thông dụng. Thời gian chơi của trẻ cũng bị giảm thiểu, chủ yếu sinh hoạt của các cháu là trong không gian lớp học chật hẹp.

Có quá ít không gian chơi cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ, đồ chơi kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ, chƣa linh hoạt với từng độ tuổi trẻ khác nhau. Điều này có thể một phần dẫn đến tâm trạng lười vận động, suy nghĩ ở trẻ;

hông gian vui chơi – học tập cho trẻ hầu nhƣ là những khoảng sân trống,

những bãi cát thiếu sự chăm sóc vệ sinh. Trang thiết bị phục vụ lớp học và khu vực vui chơi đa phần cũ kỹ, hoặc có thì chỉ chắp vá, chƣa quan tâm đến tính an toàn của trẻ khi chơi;

Việc trang trí góc lớp, mảng tường, ngoài hành lang, cầu thang,… đã có sự quan tâm, tạo nên một môi trường sinh động và đẹp mắt. Việc trang trí những môi trường như thế vừa tận dụng những khoảng trống trên các mảng tường vừa tạo nên vẻ đẹp của trường mầm non, kích thích giác quan trẻ;

Vật liệu chủ yếu là BTCT, gạch men,… nên tính an toàn cho trẻ chƣa cao;

Do các khối lớp học và chức năng đều bao quanh sân chơi ở trung tâm nên ánh sáng tại hầu hết các không gian đã đƣợc xử lý tốt;

Màu sắc hài hòa nhƣng chƣa phong phú nên chƣa tạo hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất cho sự phát triển thị giác của trẻ, mỗi trường lại tập trung không gian trong và bên ngoài theo một màu chủ đạo nhất định.

Cây xanh, mặt nước, kiến trúc nhỏ

Các yếu tố cảnh quan cây xanh, trang trí nội ngoại thất, kiến trúc nhỏ thường bị lƣợc bỏ vì cho là lãng phí và không đƣợc ƣu tiên. Hoặc khi có thì cũng chƣa phù hợp không gian chung của trường mầm non;

Kiến trúc cổng ở một vài trường cũng được cách điệu từ những hình ngộ nghĩnh tươi vui (động vật, chữ cái, …) có tác động rất tốt đến các em, tạo ra sự lôi cuốn ham muốn đến trường cho trẻ.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chung về các không gian vui chơi-học tập trẻ mẫu giáo hiện nay, do đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nhiều trường mầm non quốc tế đã được xây dựng. Các trường này thường được bố trí trong các khu đô thị mới, tại vị trí quỹ đất dành cho xây dựng trường học. Các trường này thường có cơ sở vật chất tốt, các không gian vui chơi học tập cũng được quan tâm và xây dựng theo chuẩn quốc tế. Các trang thiết bị hiện đại đáp ứng đƣợc nhu cầu của trẻ.

Tuy nhiên, do đầu tư cơ bản lớn nên học phí tại các điểm trường này khá cao, không phải ai cũng có thể cho con em theo học tại đây. Vì thế loại hình này ít nhận đƣợc sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng nhƣ đáp ứng đúng nhu cầu học tập của phần đông trẻ em Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)