Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1 THEO PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu các vấn đề
1.1.4. Sự ra đời của công nghệ giáo dục
1.1.4.1. Quan điểm của các nhà Giáo dục Xô Viết
Từ giữa những năm 1970, quan điểm của các nhà giáo dục Xô Viết về tiếp cận công nghệ trong giáo dục đã đƣợc giới thiệu ở Việt Nam. Nhà Giáo dục học Xô viết Iacôplép N. M. (1975), với chuyên khảo Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông, đã xuất phát từ luận điểm của C. Mác về lao động để đề cập đến công nghệ học trong giáo dục. Sau khi vận dụng quan điểm của C. Mac rằng bất kì hình thức lao động nào cũng bao gồm ba nhân tố bắt buộc: (1) hoạt động có mục đích của con người, (2) đối tượng lao động và (3) phương tiện lao động để xem xét quá trình dạy học, tác giả Iacôplép N. M. lập luận rằng: có ba nhân tố tham gia vào quá trình dạy học: (1) giáo viên, người thực hiện việc dạy học, (2) đối tượng lao động của giáo viên - đó là học sinh và (3) phương tiện dạy học. Trên cơ sở lập luận về tính công nghệ của quá trình lao động hay “công nghệ học của lao động”, tác giả Iacôplép N. M.
cho rằng “Dù hình thức lao động sƣ phạm này có tất cả những đặc điểm riêng của nó, song nó cũng phải tuân theo những yêu cầu của công nghệ học nhất định” và đã lưu ý rằng “cần phải nói về công nghệ học của công tác đức - trí dục, và như mọi người đều biết Ma-ca-ren cô A. X đã từ lâu rất nhấn mạnh”.
Sau khi nhấn mạnh đến tính chất công nghệ của quá trình dạy học nhƣ là quá trình công nghệ của hoạt động lao động của giáo viên, tác giả Iacôplép N. M. đã lưu ý đến tính chất đặc biệt của quy trình đó bởi đối tƣợng đặc biệt trong quy trình là học sinh.
Ông cho rằng “học sinh không đơn thuần là đối tƣợng lao động tiếp nhận một cách thụ động lao động của giáo viên. Trái lại, trong lúc sử dụng những kĩ xảo học tập mà nó đã tích lũy đƣợc hay đang đƣợc tích lũy thì học sinh cũng hành động và hành động một cách tích cực bởi vì nó cũng lao động mà người ta gọi là học tập, một cách phù hợp với khả năng nhận thức của mình trên cơ sở những quy luật nhận thức của trẻ”. Hơn thế nữa, tác giả N.M. Iacôplép, đã nhấn mạnh rằng: “Ý nghĩa của sự dạy học là ở chỗ làm thế nào để cho trẻ học tập, nghĩa là thực hiện đƣợc quy trình công nghệ của tri giác, chế biến, củng cố và vận dụng vào thực tiễn những kĩ năng và tri thức. Xét theo quan điểm này, người hoạt động chính của quá trình học tập là học sinh, chính học sinh trực tiếp thực hiện quá trình công nghệ của sự phát triển và hoàn thiện của mình”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Từ đó, tác giả Iacôplép N. M. đã đề cập đến tính phức tạp và khó khăn của quá trình dạy học bởi lẽ “trong việc dạy học gồm có hai quá trình công nghệ chồng lên nhau:
quá trình “của giáo viên” và quá trình “của học sinh”. Cả hai quá trình này diễn ra đồng thời, vì vậy, kết hợp đƣợc chúng với nhau một cách hài hòa là một việc khó”. Ông đã nhận định rằng “Khoa sƣ phạm “nghèo nàn” của quá khứ không xa lắm, trong khi trói buộc trẻ vào công nghệ “giáo viên” nhƣng lại không tính đến công nghệ nhận thức của trẻ, chỉ có thể phá vỡ và đã phá vỡ sự hài hòa này. Rút cuộc học sinh chỉ là “đối tƣợng”
thụ động của quá trình dạy học, chúng biết ít và biết rất tồi, viễn cảnh không đủ sức lôi cuốn nó học tập” và từ đó ông đã khuyến nghị “làm sao để công nghệ của giáo viên phải hoàn toàn phục tùng nhiệm vụ đảm bảo tổ chức hợp lý nhất quá trình công nghệ của việc học tập của trẻ. Giáo viên cần phải dạy trẻ học tập” (60, trang 43). Nhƣ vậy, với tác giả Iacôplép N. M., tư tưởng công nghệ của quá trình giáo dục (đức - trí dục) đã được nêu ra với sự chú ý cả công nghệ của giáo viên và công nghệ của học sinh. Tư tưởng đó phản ánh sự vận dụng quan điểm của C.Mac về quá trình lao động và việc áp dụng tư tưởng công nghệ cho quá trình lao động vào quá trình dạy học, trong đó có quá trình học của học sinh.
Các nhà Tâm lý học Xô viết nhƣ Vƣgotki L. X., Lêônchev A. N, Ganperin P.Ia., Đa-vƣ-đôv V. V. nghiên cứu về tâm lý học hoạt động với thế giới quan duy vật biện chứng, đã sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Tác giả Đa-vƣ-đôv V.V. (1972), tại chuyên khảo Các dạng khái quát hóa trong dạy học (Những vấn đề logic- Tâm lý học của cấu trúc các môn học) khi chú ý đến tính chất của “nền sản xuất tự động hóa hiện nay đƣợc trang bị kĩ thuật tiên tiến nhất của khoa học” (trang 4) và nêu ra yêu cầu “một trong những nhiệm vụ quan trọng của xã hội là đưa giáo dục nhà trường phù hợp với những thành tựu khoa học kĩ thuật của thời đại”
(trang 4), đã nhấn mạnh đến “khía cạnh giáo dục, thiết kế “công nghệ” dạy học cụ thể thể hiện sự hiểu biết bản chất quá trình cá nhân tiếp thu nền văn hóa xã hội”. Ông cho rằng chỉ trong các mối liên hệ qua lại của các khía cạnh cạnh cơ bản mới có thể giải quyết có hiệu quả vấn đề xây dựng nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại” (trang 5). Từ các kết quả nghiên cứu về khái quát hóa trong dạy học của nhiều tác giả, ông khẳng định: “Công nghệ” hình thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
khái quát hóa nội dung là hoàn toàn khác với khái quát hóa mang tính kinh nghiệm và chỉ ra những nguyên tắc mới thiết kế các môn học hoặc các chương riêng biệt của chúng theo định hướng đó (trang 503).
Nhƣ vậy, với một số luận điểm của hai tác giả Xô viết, ta có thể hình dung rằng: các nhà giáo dục Xô Viết, xuất phát từ thế giới quan duy vật biện chứng, xem xét giáo dục trong bối cảnh xã hội đã thay đổi nhanh chóng bởi cách mạng khoa học- kĩ thuật, đã vận dụng tư tưởng công nghệ vào giáo dục theo cách thức xem xét tính chất hợp lý của quá trình giáo dục, với đặc điểm ngày càng chú ý đến quá trình nhận thức (khía cạnh tâm lý học) của người học. Những luận điểm đó cũng được nhà quản lý và nghiên cứu ở nước ta có những ý kiến tương đồng và đã phản ánh trong nhận định, nghiên cứu, vận dụng ở giáo dục nước ta. Có thể kể đến những ý kiến tương tự về cách tiếp cận công nghệ vào giáo dục nhƣ các nhà giáo dục Xô Viết của các nhà quản lý, nghiên cứu giáo dục nước ta như Trần Hồng Quân (1994), Nguyễn Khánh (1995), Trần Bá Hoành (1996) nhƣ sau:
Tác giả Trần Hồng Quân (1994) cho rằng “bất kỳ quá trình lao động nào của con người đều có công nghệ của nó, dù đó là tự giác hay không tự giác, dù mức độ tự giác đến đâu. Nếu là tự giác, thì người ta vạch ra được quy trình, điều kiện thực hiện nó (trong đó có trình tự công nghệ, giải pháp, phương tiện, môi trường và cả yếu tố con người), còn nếu không tự giác thì quá trình lao động đó không vạch ra trước quy trình để hướng dẫn. Vì thế có thể nói, không có công nghệ thì không thể tác động lên đối tƣợng lao động đƣợc [48].
Với giáo dục cũng vậy, từ xƣa đến nay, chúng ta làm giáo dục đều có công nghệ cả, chỉ có điều hiện nay vẫn có người không chấp nhận tên Công nghệ mà gọi tên khác đi, mặc dù vẫn tồn tại loại công nghệ này hay công nghệ khác của giáo dục”.
Tác giả Trần Hồng Quân (1994) cũng chú ý đến tính chất đặc biệt của đối tƣợng giáo dục trong Công nghệ giáo dục. Ông cho rằng “học sinh có thể đƣợc coi như vừa là đối tượng lao động vừa giữ vị trí người lao động vì học sinh vừa được đào tạo vừa tự đào tạo. Các em đóng vai trò ở cả hai khâu trong quá trình lao động: khâu đối tượng lao động và khâu chiếm lĩnh của từng người trong quá trình lao động. Nói công nghệ giáo dục không hề phủ nhận vai trò của các em chút nào. Tinh thần của công nghệ giáo dục mới là đề cao vai trò của học sinh” [48].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Tác giả Nguyễn Khánh (1995) cũng đã lưu ý rằng “Quan tâm đến công nghệ, xây dựng và thiết kế công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến vào giáo dục là ý tưởng đúng, là ý tưởng ứng dụng khoa học và công nghệ để hiện đại hóa các hoạt động giáo dục, hiện đại hóa ngành giáo dục. Bởi vì giáo dục cũng là quá trình lao động mà con người tác động vào đối tượng lao động cần phải có quy trình chặt chẽ, có phương pháp tốt để sử dụng công cụ, để kiểm soát quá trình tác động. Đó là công nghệ” [42].
Tác giả Trần Bá Hoành (1996) cho rằng “việc vận dụng khái niệm công nghệ từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp sang lĩnh vực giáo dục không tránh khỏi gây băn khoăn, dè dặt, tranh cãi. Song tâm lý học hiện đại xem hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất là giống nhau về nguyên tắc, do đó có thể vận dụng tư tưởng công nghệ vào dạy học và giáo dục. Hơn nữa, bất cứ quá trình lao động nào của con người cũng có một công nghệ, dù công nghệ đó có đƣợc nhận thức tự giác hay không tự giác, công nghệ đó đƣợc hình thành qua kinh nghiệm thực tế hay là đƣợc xây dựng trên cơ sở một lý thuyết khoa học vững chắc. Song cần lưu ý rằng học sinh vừa là đối tượng tác động của giáo dục, lại vừa là chủ thể của quá trình giáo dục” [39, tr 21 -25].
1.1.4.2. Quan điểm của các nhà giáo dục Việt Nam về công nghệ giáo dục
Đầu những năm 1970, UNESCO (theo Trần Bá Hoành, 1996) đã đề xuất định nghĩa “Công nghệ giáo dục là khoa học xác lập những nguyên tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình giáo dục, cũng nhƣ các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt mục đích giáo dục đã đề ra, với sự tiết kiệm sức lực của thầy và trò” [39, tr. 21 - 25]. Đến năm 1986, UNESCO trong Chú giải thuật ngữ liên quan đến công nghệ giáo dục (theo Trần Bá Hoành 1996) đã định nghĩa “Công nghệ giáo dục là một tập hợp gắn bó chặt chẽ những phương pháp, phương tiện, kĩ thuật học tập, đánh giá được nhận thức và sử dụng tùy theo những mục tiêu đang theo đuổi, có liên hệ với nội dung giảng dạy và lợi ích của người học. Đối với người dạy, sử dụng một công nghệ giáo dục thích hợp có nghĩa là biết tổ chức quá trình học tập và đảm bảo sự thành công của nó ” [39, tr.21 - 25]. Trần Bá Hoành (1996) đã nêu ra yêu cầu cần đƣa nội dung về công nghệ dạy học vào đào tạo giáo viên và đã giới thiệu yêu cầu này ở chương trình đào tạo giáo viên ở một số nước. Cũng về Chú giải về thuật ngữ liên quan đến công nghệ giáo dục của UNESCO, Vũ Trọng Rỹ (1995) giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
thiệu: Công nghệ giáo dục (dạy học), không chỉ là sử dụng những phương tiện nghe nhìn vào mục đích dạy học, mà còn cả các lĩnh vực khác nhƣ tin học, viễn thông, phương pháp đánh giá, phân tích hệ thống, và các khoa học giáo dục nói chung. Với cách hiểu ngày nay, theo nghĩa rộng nhất, Công nghệ giáo duc (dạy học) là phương pháp hệ thống trong việc thiết kế toàn bộ quá trình giảng dạy và lĩnh hội tri thức với sự tính đến các phương tiện kĩ thuật và nguồn nhân lực cùng sự tương tác giữa chúng nhằm tối ƣu hóa các hình thức đào tạo [51]. Các tác giả Thái Duy Tuyên (2001), Trần Thị Tuyết Oanh (2009) cũng sử dụng những luận điểm của UNESCO nhƣ đã nêu trong các chuyên khảo, giáo trình của mình để giới thiệu về công nghệ giáo dục, công nghệ dạy học.
Trong lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề, theo tác giả Hà Văn Hội (2010), công nghệ giáo dục thường dùng thuật ngữ công nghệ đào tạo, hay thậm chí dùng với thuật ngữ như “chương trình đào tạo” và “mô hình đào tạo”. Theo Hà Văn Hội (2010) qua Ấn phẩm của ban thư kí Khối thịnh vượng chung 2000, thì tác giả TS Klauss, chuyên gia nghiên cứu về giáo dục của Hà lan-Netherlands, đã quan niệm công nghệ đào tạo là một khái niệm rộng, bao gồm từ việc tƣ duy, phát triển, thiết kế các loại hình giảng dạy, đến các phương tiện, tư liệu sử dụng trong giảng dạy (như giáo trình, bài tập, giáo án...), các quy trình và phương pháp giảng dạy, và các công nghệ dựa trên các phương tiện hỗ trợ nhƣ máy tính, các thiết bị nghe nhìn [41].
Nhƣ vậy, có thể thấy, quan niệm về Công nghệ giáo dục ở quốc tế với các đại diện nhƣ trên, cơ bản là thống nhất phản ánh sự áp dụng những tiến bộ của công nghiệp hóa và của khoa học kĩ thuật vào thực tiễn và nghiên cứu giáo dục. Quan niệm đó cũng có những sắc thái khác nhau thể hiện quan điểm nghiên cứu và sự phát triển qua nghiên cứu. Nói riêng về cơ sở tâm lý học, nếu tâm lý học hành ví là cơ sở cho các nghiên cứu ở Châu Âu và Hoa Kỳ những năm 1960 thì cũng trong thời gian đó, tâm lý học hoạt động là cơ sở cho các nghiên cứu của các nhà giáo dục Xô Viết.
Quan điểm đó cũng có nét khác biệt nhất định, kể cả do tầm nhìn ở cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI về tính tổng thể của nhiều cách tiếp cận nhƣ giáo dục học, tâm lý học, sinh lý học, thuyết điều khiển, thuyết thông tin, thuyết hệ thống, máy tính điện tử... và cả về phương diện chính sách quản lí. Sự khác biệt về các quan điểm trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
quan niệm công nghệ giáo dục thấy ở các tƣ liệu quốc tế thể hiện sự phát triển qua thời gian, trong nghiên cứu, thực hành công nghệ giáo dục ở quốc tế và đã phản ánh trong nhận định và nghiên cứu về công nghệ giáo dục ở Việt Nam thành các xu hướng khác nhau.
1.1.4.3. Sự ra đời của công nghệ giáo dục tại Việt Nam
Năm 1978, Hồ Ngọc Đại mở trường Thực nghiệm tại Hà Nội. Đường lối của ông nhằm “Hiện đại hóa nền giáo dục” và “Công nghệ hóa quá trình giáo dục”.
Đường lối này thể hiện một hướng đi và một cách làm giáo dục mới nhằm chủ động tìm giải pháp căn bản và toàn diện cho nền giáo dục. Hồ Ngọc Đại đã thiết kế một quy trình làm giáo dục mới.
Ý đồ sâu xa của Công nghệ giáo dục là khả năng kiểm soát quá trình giáo dục, là ý thức về tiến trình phát triển tự nhiên của trẻ em trong cuộc sống nói chung và trong giáo dục nói riêng. Công nghệ giáo dục là một cách làm giáo dục chủ động, có căn cứ khoa học, dựa trên nền tảng triết học duy vật biện chứng và thành tựu của tâm lí học thế kỷ XX. Nó phản ánh trung thực phương pháp của nền sản xuất vật chất thời kì công nghiệp hóa. Xét về mặt kĩ thuật thuần túy, “Công nghệ giáo dục mƣợn nguyên lí cơ bản của công nghệ sản xuất đại công nghiệp là phân giải quá trình sản xuất ngay trong bản thân nó thành các yếu tố cấu thành nó”. Hồ Ngọc Đại ví Công nghệ giáo dục nhƣ “cuống nhau người mẹ nối liền thai nhi với nền văn minh hiện đại”.
Công nghệ giáo dục là nghiệp vụ sƣ phạm tổ chức và kiểm soát quá trình giáo dục, phân giải bản thân quá trình giáo dục, nắm lấy bản thân quá trình và từng bước một, chắc chắn thực hiện quá trình sao cho sản phẩm giáo dục nếu không là tất yếu thì cũng phải đáng tin cậy. Công nghệ giáo dục là giải pháp tổng thể cho một nền giáo dục. Nó bao gồm một hệ thống khái niệm khoa học, một công nghệ thực thi và đã đƣợc kiểm nghiệm trong thực tiễn đời sống.
“Công nghệ giáo dục không phải chỉ thể hiện một tiến trình hoạt động thực tiễn giáo dục mà cũng đồng thời thể hiện những tư tưởng lí luận giáo dục. Sự thống nhất này đƣợc thể hiện bởi sự thống nhất giữa CÁI cần học và CÁCH học, là sự thống nhất giữa nội dung - phương pháp - tổ chức giáo dục” [11], [12].