Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 58 - 62)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1

2.2. Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Thực trạng năng lực giảng dạy môn Tiếng Việt 1 CGD của giáo viên

Việc đánh giá năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD của giáo viên đƣợc tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi trên 36 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học và chuyên viên phòng GD&ĐT, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 2.1. Kết quả điều tra về năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD của GV (N=36)

TT Nội dung điều tra Ý kiến đánh giá

Tốt Khá T.Bình Yếu 1 Trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo đối

với nhiệm vụ

10 (27,8%)

15 (41,6%)

11 (30,6%)

0

2 Năng lực đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu

9 (25%)

14 (38,9%)

13 (36,1%)

0

3 Năng lực vận dụng chương trình của Bộ GD&ĐT vào địa phương

7 (19,4%)

16 (44,5%)

13 (36,1%)

0

4 Năng lực xây dựng chương trình dạy môn Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh

4 (11,1%)

17 (47,2%)

15 (41,7%)

0

5 Năng lực dạy môn Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh

3 (8,3%)

14 (38,9%)

15 (41,7)

4 (11,1%) 6 Khả năng tích hợp trong giảng dạy giữa

Tiếng Việt 1 CGD và các môn khác

2 (5,5%)

6 (16,6%)

11 (30,6%)

15 (41,7%) 7 Khả năng làm, vận dụng trang thiết bị dạy

học vào giảng dạy môn Tiếng Việt 1 CGD

4 (11,1%)

11 (30,6%)

18 (50%)

3 (8,3%) 8 Năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ

để tăng cường Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh

2 (5,5%)

10 (27,8%)

19 (52,8%)

5 (13,9%) 9 Tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc

giảng dạy môn Tiếng Việt 1 CGD

19 (52,8%)

11 (30,6%)

6 (16,6%)

0

Các kết quả điều tra trên cho thấy: Hầu hết CBQL cho rằng giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả. (Trong đó có 25% đánh giá là tốt;

38,9% đánh giá đạt mức khá; 36,1% đánh giá ở mức trung bình; không có trường hợp đánh giá yếu kém).

Có 4/36 CBQL (chiếm tỷ lệ 11,1%) đánh giá năng lực dạy Tiếng Việt 1 CGD của giáo viên hiện nay còn yếu kém, hầu hết còn lại ở mức trung bình. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lƣợng dạy học Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh chƣa cao.

Khả năng tích hợp giảng dạy bằng Tiếng Việt 1 CGD và các môn học khác còn rất thấp. Hiện nay các nhà trường tổ chức giảng dạy môn Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh trực tiếp bằng PPDH mới theo CGD, điều này gây khó khăn cho cả người dạy và người học, nhất là đối với lớp1, lớp 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 50 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Năng lực tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn chƣa cao. Có đến 50% CBQL đánh giá năng lực này của giáo viên chỉ đạt mức trung bình. Hầu hết giáo viên được đào tạo theo phương pháp truyền thống, thầy giảng, trò ghi và trò tái hiện lại kiến thức tiếp thu; chƣa thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại cũng nhƣ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Năng lực tổ chức các hoạt động ngoài giờ để củng cố và tăng cường Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh của hầu hết giáo viên còn rất thấp (có đến 52,8% CBQL đánh giá ở mức trung bình và 13,9% đánh giá ở mức yếu kém).

2.2.2. Thực trạng học tập môn Tiếng Việt 1 CGD của học sinh

Việc đánh giá thực trạng học tập của môn Tiếng Việt 1 CGD của học sinh đƣợc thực hiện qua phiếu điều tra các trường tiểu học huyện Lâm Thao - Phú Thọ và số liệu báo cáo thống kê của phòng GD&ĐT Lâm Thao - Phú Thọ để đánh giá kết quả học tập, thái độ, động cơ học tập của học sinh, tìm ra nguyên nhân của thực trạng.

a) Kết quả học tập môn Tiếng Việt 1 CGD của học sinh (Đánh giá theo TT 32/2009/TT - BGD & ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học)

Bảng 2.2. Thống kê kết quả học tập môn Tiếng Việt 1 CGD năm học 2012-2013;

2013 - 2014 của học sinh huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Năm học

Số trường điều tra

Số học sinh

Chất lƣợng môn Tiếng Việt 1 CGD của học sinh qua các năm học Khá, giỏi Trung bình Yếu T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ

2012-2013 05 618 240 38,9 306 49,5 72 11,6

2013- 2014 17 1494 632 42,3 712 47,7 150 10,0

(Nguồn Phòng GD & ĐT huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cung cấp)

Nhìn vào kết quả trên, chúng ta thấy chất lƣợng học tập môn Tiếng Việt 1 CGD của học sinh qua các năm đã có sự chuyển biến, tuy nhiên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp, học sinh yếu kém còn tương đối cao, sự tiến bộ còn chậm, chưa có được sự bứt phá.

Chất lượng môn Tiếng Việt này còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các môn học khác, làm cho chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểu học chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 51 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

b) Thái độ của học sinh đối với việc học tập môn Tiếng Việt 1 CGD

Bảng 2.3. Kết quả điều tra thái độ của học sinh đối với môn Tiếng Việt 1 CGD (N=1700)

TT Môn học T.số HS điều tra Số học sinh yêu thích Tỷ lệ

1 Toán 1700 860 50,5%

2 Tiếng Việt 1 CGD 1700 550 32,3%

3 Mỹ thuật 1700 820 48,2%

4 Đạo đức 1700 430 25,2%

5 Tự nhiên xã hội 1700 330 19,4%

6 Âm nhạc 1700 820 48,2%

7 Thể dục 1700 670 39,4%

Số liệu điều tra trên cho thấy, tần số học sinh yêu thích các môn học nhƣ Toán, Mỹ thuật, Hát nhạc cao hơn các môn học khác. Môn Tiếng Việt 1 CGD có 550/1700 học sinh yêu thích, chiếm tỷ lệ không cao (32,3%). Con số này nói lên tính khó khăn, phức tạp của Tiếng Việt 1 CGD đối với học sinh. Và làm thế nào để học sinh tiểu học yêu thích và học tốt môn Tiếng Việt 1 CGD là một bài toán khó đặt ra cho những người làm công tác giáo dục.

c) Điều kiện học tập của học sinh

Bảng 2.4. Kết quả điều tra về điều kiện học tập của học sinh (N=1700) TT Điều kiện học tập của học sinh T.số HS

điều tra

Số HS

đồng ý Tỷ lệ 1 Tài liệu tham khảo, thiết bị để học riêng môn

Tiếng Việt 1 CGD đầy đủ 1700 830 48,8%

2

Phương tiện thông tin bằng Tiếng Việt 1 CGD:

- Có nghe đài Rađiô 1700 600 35,2%

- Có xem Tivi 1700 1040 61,1%

3 Môi trường sử dụng Tiếng Việt 1 CGD tốt 1700 1070 63%

4 Có học bài, làm bài tại nhà 1700 1100 64,7%

Kết quả trên cho thấy: học sinh tiểu học Huyện Lâm Thao thiếu dụng cụ, thiết bị chuyên dùng, tài liệu tham khảo để học Tiếng Việt 1 CGD (chỉ 48,8% HS có đủ tài liệu, thiết bị). Các phương tiện thông tin đại chúng bằng Tiếng Việt 1 CGD đến với học sinh cũng hạn chế (35,2% HS được nghe đài phát thanh; 61,1% HS được xem Tivi). Môi trường sử dụng Tiếng Việt 1 CGD không thuận lợi, chỉ có 63% học sinh có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 52 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

điều kiện sử dụng Tiếng Việt 1 CGD hàng ngày ngoài nhà trường. Tỷ lệ học sinh học bài, làm bài tại nhà thấp (chỉ có 64,7%). Những yếu tố này cũng ảnh hưởng xấu đến chất lƣợng học tập Tiếng Việt 1 CGD của học sinh.

Nhƣ vậy, qua điều tra thực tế và qua quá trình theo dõi hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD tại các trường tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây, cho thấy: Đã có sự chuyển biến khá tích cực từ nhận thức đến giải pháp thực hiện nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD từ phòng GD&ĐT đến các nhà trường và đến đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, được tập huấn về phương pháp dạy học cho học sinh, cơ sở vật chất các nhà trường được tăng cường đầu tư, từng bước nâng cấp phòng học, thiết bị đồ dùng dạy học; học sinh được học tập trong môi trường giáo dục tốt hơn, thân thiện hơn, có thêm tài liệu tham khảo… Do đó, chất lƣợng dạy học đã ngày càng đƣợc nâng cao hơn. Mặc dù vậy, chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD còn chƣa cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp; học sinh yếu còn nhiều.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)