Bản chất của dạy và học tiếng Việt lớp 1 theo phương án CGD

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 46 - 52)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1 THEO PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

1.3. Một số lý luận về dạy học Tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục

1.3.2. Bản chất của dạy và học tiếng Việt lớp 1 theo phương án CGD

Tên gọi “Công nghệ giáo dục” (CGD) xuất hiện ở Việt Nam đầu những năm 90 của thế kỷ trước - tiền thân là chương trình thực nghiệm giáo dục (phổ thông) ra đời trước khi cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3(1980) diễn ra. Việc xác định mục tiêu (hướng đi) và hiện đại hóa nền giáo dục bằng (Cách làm) Công nghệ hóa, CGD đƣợc coi là một trong những giải pháp có sức thuyết phục đối với nền giáo dục đương thời và được nhiều người mong đợi.

Về lý luận và thực tiễn:

Với tư tưởng Công nghệ hóa quá trình giáo dục của Hồ Ngọc Đại [14], [15], CGD coi giáo dục là một quá trình sản xuất đặc biệt. Quá trình dạy học là quá trình làm ra sản phẩm là khái niệm khoa học. Người học - học sinh - là chủ thể của quá trình, tự làm nên sản phẩm (khái niệm) do thầy giáo tổ chức hướng dẫn thông qua mối quan hệ phân công hiệp tác trong “dây chuyền công nghệ”: Thầy thiết kế - Trò thi công! Điều đó làm nên ý tưởng đậm chất kỹ thuật của CGD, sau này được gọi như một khái niệm mới về mặt học thuật là Công nghệ Học (có thể gọi đó là cái lõi của công nghệ giáo dục).

Bản chất của công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học bằng một Quy trình kỹ thuật đƣợc xử lý bằng giải pháp nghiệp vụ hay nghiệp vụ sƣ phạm.Trong dạy học, CGD quan tâm đến Cái và Cách. Thay cho mệnh đề thông thường là dạy học cái gì và dạy học như thế nào, CGD coi Cái/Cách là cốt lõi của nghiệp vụ sư phạm hiện đại. Cái vốn là của có sẵn trong xã hội đương thời. Nghiệp vụ sư phạm chỉ việc chọn lựa, nhặt ra và sắp xếp lại theo định hướng lý thuyết theo 3 nguyên tắc: Phát triển - Chuẩn mực - Tối thiểu. Cái là hình thái tồn tại của Đối tƣợng cũng đồng thời là Sản phẩm. Cách là quá trình chuyển hóa (chuyển vào trong), đƣợc thiết kế bằng một Quy trình kỹ thuật để làm ra Cái (sản phẩm) ở dạng kiến thức khoa học. Cách còn đƣợc hiểu là Cách dùng Cái nhƣ ở dạng kỹ năng vận dụng hoặc việc lựa chọn, sắp xếp nhƣ nói trên.

Việc xử lý mối quan hệ Cái/Cách thể hiện trình độ chuyên nghiệp của nghiệp vụ sƣ phạm, với nhiệm vụ cốt tử là Thiết kế một hệ thống việc làm, mỗi việc là triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 37 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

khai bằng một chuỗi thao tác: thao tác tư duy (hay thao tác trí óc) và thao tác vật chất (hay thao tác cơ bắp). Để thiết kế quy trình công nghệ dạy học, nhất thiết phải tìm tòi, phát hiện được cái lôgic tồn tại của khái niệm, nhờ đó xác định một cách tường minh các việc làm, thao tác rạch ròi, chính xác nhằm tạo cho việc chiếm lĩnh khái niệm một cách chủ động, dễ dàng kiểm soát đƣợc. Vì vậy năng lực thiết kế quy trình công nghệ dạy học một khái niệm hoàn toàn đồng nghĩa với năng lực tìm tòi, phát hiện con đường hình thành khái niệm đó.

CGD thực thi ý tưởng của mình trong việc xây dựng chương trình các môn học. Môn Tiếng Việt 1 là một trong những môn học đã được đời sống nhà trường chấp nhận, coi đó là thành công trong suốt thời gian các trường học 43 tỉnh, thành phố cả nước nhập CGD giai đoạn từ năm 1986 - năm 2000. Vấn đề “Cái” và “Cách”

thực sự khởi xướng về mặt Kỹ thuật cho công cuộc “Đổi mới phương pháp dạy học” mà về sau đƣợc hiểu đúng đắn đầy đủ hơn là “Đổi mới Phương pháp-Kỹ thuật dạy học”. Cái là Khái niệm khoa học, ta thường được biết tới như là Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ - là đầu ra của Nội dung dạy học. Cách là Phương pháp - Kỹ thuật dạy học. Chúng ta có thể so sánh để thấy được sự khác biệt cả về mặt phương pháp và mặt kỹ thuật giữa “Thầy giảng giải - Trò ghi nhớ” với một đằng là “Thầy thiết kế - Trò thi công”.

Về nội dung và nguyên tắc xây dựng chương trình:

Môn Tiếng Việt lớp 1.CGD là sự chắt lọc thành tựu từ 3 lĩnh vực khoa học (triết học, ngữ âm học, tâm lí học). CGD xác định đối tượng lĩnh hội trong môn Tiếng Việt lớp 1.CGD là Cấu tạo ngữ âm của tiếng Việt. Để chiếm lĩnh đối tƣợng một cách hiệu quả, CGD đã đặt đối tượng trong một môi trường thuần khiết- chân không về nghĩa. CGD đã xuất phát từ Âm (Âm thanh, âm vị) để đi đến chữ (kí mã), rồi từ chữ quay về âm (giải mã). Dựa trên những thành quả khoa học hiện đại nhất về ngữ âm học của tác giả Đoàn Thiện Thuật (1977), CGD đã chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất nhằm mang đến cho trẻ em không chỉ những kiến thức và kĩ năng cần thiết mà còn giúp trẻ lần đầu tiên đến trường được làm việc một cách khoa học, phát triển khả năng tối ƣu của mỗi cá thể, phát triển năng lực làm việc trí óc, năng lực sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 38 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

tiếng Việt hiện đại một cách có văn hóa thông qua các hoạt động kích thích khả năng tƣ duy và khái quát hóa.

Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp 1.CGD được chiếm lĩnh theo con đường từ trừu tƣợng đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp. Bản chất việc dạy Tiếng Việt lớp 1.

CGD cho học sinh là dạy cho học sinh hệ thống khái niệm của một môn khoa học nhằm giúp các em chiếm lĩnh được tri thức ngữ âm cơ bản và hình thành các kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết tương ứng. Lần đầu tiên học sinh biết tiếng là một khối âm thanh toàn vẹn nhƣ một “khối liền” đƣợc tách ra từ lời nói. Tiếp đó, bằng phát âm, các em biết tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn toàn. Sau đó, các em phân biệt các tiếng khác nhau một phần. Đến đây, tiếng đƣợc phân tích thành các bộ phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh. Trên cơ sở đó, các em biết đánh vần một tiếng theo cơ chế hai bước. Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị (gọi tắt là âm). Qua phát âm, các em phân biệt đƣợc phụ âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi nắm đƣợc bản chất mỗi âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại. Như vậy, con đường chiếm lĩnh đối tượng của CGD đi từ âm đến chữ.

Đặc biệt, chương trình Tiếng Việt 1. CGD được xây dựng từ 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phát triển, nguyên tắc chuẩn mực, nguyên tắc tối thiểu. Ba nguyên tắc này xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống Bài học Tiếng Việt 1.CGD [11], [12], [13], [14].

Nguyên tắc phát triển đòi hỏi mỗi sản phẩm của thời điểm trước (của một tiết học hay một bài học) đều có mặt trong sản phẩm tiếp sau. Vì thế mà các Bài học trong chương trình Tiếng Việt 1.CGD được xây dựng trên một trật tự tuyến tính lôgic, khoa học: Tiếng, Âm, Vần, Nguyên âm đôi.

Nguyên tắc chuẩn mực đƣợc thể hiện ở tính chính xác của các khái niệm khoa học, tính chuẩn mực trong cách lựa chọn thuật ngữ để định hướng và tổ chức quá trình phát triển của học sinh.

Nguyên tắc tối thiểu yêu cầu việc xác định và lựa chọn một số chất liệu tối thiểu và một số vật liệu tối thiểu cho chất liệu đó nhằm đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lớp 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 39 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Về phương pháp và kĩ thuật dạy học: Công nghệ giáo dục thiết kế việc dạy học theo một quy trình logic chặt chẽ, bằng hệ thống các biện pháp KTDH với các hình thức tổ chức dạy học hợp lý.

Về phương pháp dạy học: Quy trình Công nghệ bao gồm hai công đoạn là công đoạn Lập mẫu và công đoạn Dùng mẫu. Lập mẫu là quá trình Tổ chức cho HS chiếm lĩnh khái niệm trên một vật liệu xác định. Dùng mẫu là luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với công đoạn Lập mẫu. Để thực hiện quy trình này, T phải sử dụng phương pháp Mẫu. T phải xuất phát từ Mẫu, phân tích Mẫu và vận dụng Mẫu. Mỗi mẫu cơ bản trên tương ứng với quy trình của một tiết Lập mẫu. Dựa trên quy trình của tiết Lập mẫu đó có thể xây dựng nhiều tiết Dùng mẫu.

Bên cạnh phương pháp Mẫu còn phải kể đến một phương pháp đặc trưng xuyên suốt quá trình dạy học theo quy trình công nghệ - phương pháp Việc Làm. Đây là phương pháp dạy học hoàn toàn mới, xây dựng trên cơ sở sự hợp tác mới giữa Thầy và Trò. Trong đó, T tổ chức việc học của HS (T không giảng, chỉ giao việc, hướng dẫn, theo dõi, điều chỉnh) thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. Điều này thể hiện rất rõ qua toàn bộ thiết kế Tiếng Việt 1 - CGD.

Về kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật dạy học đã đƣợc chuyển giao thành công nghệ mới. Công nghệ mới chính là quá trình có thể kiểm soát đƣợc. Quá trình này cho ra những sản phẩm đồng loạt, bảo đảm độ tin cậy một cách chắc chắn.

Đặc biệt quá trình này có thể thực hiện đƣợc ở mọi nơi khác nhau bởi tính phân hoá ưu việt của chương trình và cách kiểm soát triệt để tới từng cá thể HS.

Về cơ chế thức tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học:

Khác với nền giáo dục cổ truyền, CGD đã xây dựng một quy trình lôgic, có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ thống Việc làm - thao tác cụ thể, tường minh. Để thiết kế đƣợc hệ thống việc làm - thao tác cho việc hình thành - chiếm lĩnh một khái niệm, CGD xác định nhiệm vụ một cách rõ ràng:

- Làm rõ các thành phần (đơn vị kiến thức - kỹ năng) cấu thành của khái niệm ấy.

- Coi nhiệm vụ hình thành đƣợc mỗi đơn vị (kiến thức-kỹ năng) cấu thành ấy là một việc làm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 40 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

- Xem xét trong mỗi việc làm ấy cần những đơn vị việc nhỏ nhất gì, định cho mỗi đơn vị nhỏ nhất ấy một thao tác, sao cho đến thao tác cuối cùng ta hoàn thành xong một việc làm.

- Thống kê sắp xếp các việc làm - thao tác vừa xong, ta có một hệ thống việc làm - thao tác cần thiết kế.

- Rà soát, tu chỉnh lại hệ thống trên để có chính thức một hệ thống việc làm - thao tác tối ƣu cho hoạt động dạy học khái niệm.

Về nhận xét, đánh giá sản phẩm giáo dục:

CGD nhấn mạnh vấn đề đánh giá sản phẩm giáo dục thông qua hoạt động của HS, đánh giá dựa trên quá trình chứ không phải đánh giá dựa vào kết quả tại một thời điểm. Việc đánh giá không chỉ dừng ở phương diện kiến thức, kĩ năng mà còn xem xét ở góc độ ý thức học tập và phương pháp học tập. Học môn Tiếng Việt 1.CGD, H không chỉ ý thức đƣợc các hoạt động của chủ thể mà còn tự kiểm soát đƣợc quá trình hình thành tri thức. H không chỉ có thói quen làm việc độc lập mà còn hình thành một phương pháp tự học, tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động của chính bản thân.

Để đánh giá HS, CGD không chỉ nhìn nhận trong cả quá trình mà còn so sánh đối chiếu với chính cá thể đó ở các thời điểm khác nhau. Sự tiến bộ của một HS phải đƣợc so sánh với chính bản thân HS trong cùng một hoạt động.

Có 4 mức độ đánh giá đối với quá trình chiếm lĩnh đối tƣợng của HS:

- Mức 1: làm đƣợc.

- Mức 2: làm đúng.

- Mức 3: làm đẹp.

- Mức 4: làm nhanh.

Mức 1, 2 là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt cho 100% học sinh. Mức 3,4 thể hiện sự phân hóa HS rõ nét trong quá trình dạy học.

Dạy Tiếng Việt lớp 1 CGD

Bản thiết kế dạy TV lớp 1 tổ chức cho học sinh đi theo các “công đoạn” của các nhà ngữ âm học khi học và tìm cách ghi lại một ngôn ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 41 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

- Công đoạn 1: tách lời nói thành các tiếng (rời, hoặc đơn âm tiết). Thí dụ

Cháu chào bà cháu đi học ạ” là lời gồm 7 tiếng cháu, chào, bà, cháu, đi, học.

Tự ghi lại đƣợc (viết “chính tả”) bằng mô hình ba chiều (hột ngô, nút chai, hòn sỏi) và mô hình hai chiều (hình vuông, tròn).

- Công đoạn 2: phân tích các tiếng (điều đã biết, sản phẩm có đƣợc từ công đoạn trước) thành những tiếng giống nhau tiếng khác nhau. Tự ghi lại bằng cách tô cùng mầu nếu chúng giống nhau. Nhƣ lời nói bên trên có các tiếng cháu phát âm nhƣ nhau thì nhận ra đƣợc sự giống nhau của 2 tiếng này. Chú ý: ở công đoạn này, dừng lại phân tích tiếng giống nhau, tạm thừa nhận số còn lại là khác nhau.

- Công đoạn 3: phân tích các tiếng khác nhau; tập trung phân tích vào chỗ khác nhau ít nhất(nhƣng lại quan trọng nhất song lại dễ phân tích nhất): tiếng mang thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. Tự ghi và viết chính tả tiếng có các thanh bằng các dấu quy ƣớc (không dấu, dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng) đặt trên các mô hình vuông, tròn.

- Công đoạn 4: phân tích một tiếng thanh ngang bất kỳ thành hai phần: phần đầu phần vần.

- Công đoạn 5: phân tích từng phần của một tiếng thanh ngang mẫu [ba] để phân biệt cách phát nguyên âm [a] và phụ âm [b] - mở rộng ứng dụng cách phát âm sang tất cả các nguyên âm và tất cả các phụ âm - tự học cách ghi chữ a và chữ b theo quy ƣớc - mở rộng sang phát âm và ghi lại đƣợc tất cả các nguyên âm và phụ âm trong chuỗi lời nói (kể cả các phụ âm của người dân tộc Tây Nguyên như [B’r], [T’r]

và của người Tày-Nùng [sl], thì học sinh dân tộc thiểu số cũng tìm cách ghi lại). Bắt đầu từ công đoạn 5, học sinh phải đọc to và đọc thầm những văn bản chỉ gồm những tiếng có hai phần với tốc độ 60 tiếng mỗi phút, biết đọc thầm, có khả năng ghi lại đúng chính tả với tốc độ 5 tiếng mỗi phút.

- Công đoạn 6: khi học đến các nguyên âm [e], [ê], [i] thì học luật chính tả ghi phần đầu của tiếng (phụ âm [“cờ”] không ghi bằng chữ c nữa, mà ghi bằng chữ k - mở rộng cách ghi ke, kê, ki, sang ghe, ghê, ghi và nghe, nghê, nghi.

- Công đoạn 7: phân tích từng phần của một tiếng thanh ngang mẫu tiếng [loa]

để nhận ra, so với tiếng [ba] chỉ gồm có phụ âm đầu và âm chính là một nguyên âm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 42 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

thì nay tiếng [loa] còn có âm đệm nằm giữa âm đầu và âm chính - mở rộng sang tất cả các vần có âm đệm: [oe] [uê] [ƣơ] [uy] - mở rộng luật chính tả c/k sang c/k/q khi phụ âm [“cờ”] đứng trước vần có âm đệm - yêu cầu về tốc độ đọc và chính tả giữ nguyên nhƣ công đoạn 6.

- Công đoạn 8: phân tích từng phần của một tiếng thanh ngang mẫu tiếng [lan]

để nhận ra phần vần không có âm đệm, chỉ có âm chính âm cuối - học các bán nguyên âm [ă] và [â] và ghi chúng trong những tiếng nhất thiết phải có âm cuối khép lại - ứng dụng luật chính tả c/k vào dạng tiếng nhƣ [kem], [kêm], [kim] - yêu cầu về tốc độ đọc và viết chính tả giữ nguyên nhƣ công đoạn 7.

- Công đoạn 9: phân tích từng phần của một tiếng thanh ngang mẫu tiếng [loan] để nhận ra phần vần có đủ âm đệm, âm chínhâm cuối - ứng dụng luật chính tả c/k/q vào dạng tiếng nhƣ [quan], [quăn], [quân] - yêu cầu về tốc độ đọc và viết chính tả giữ nguyên nhƣ công đoạn 7.

- Công đoạn 10: học luật chính tả ghi nguyên âm đôi [iê], [uô], [ƣơ] làm âm chính với cách ghi ia, ua, ƣa khi vẫn không có âm cuối (thí dụ: bia, cua, trƣa) và với cách ghi iê, uô, ưa khi vần có âm cuối (thí dụ: biên, chuông, trương).

Bản thiết kế này hoàn toàn khác với những bản thiết kế dạy “vỡ lòng” dùng trong cả thế kỷ 20 ở Việt Nam: nó hướng dẫn học sinh biết cách tự học qua các hành động học nhƣ: tự phát âm, tự phân tích ngữ âm, tự ghi lại.

Thực tiễn triển khai đã khẳng định giải pháp Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh dân tộc là một giải pháp có kết quả tốt. Giải pháp này không chỉ cho học sinh mà còn có giá trị như một giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục và phương pháp quản lý cho giáo viên. Với học sinh, kết quả học tập không chỉ là Tiếng Việt, mà còn là phương pháp tư duy ngôn ngữ và các quan hệ học tập hiện đại. Môn Tiếng Việt lớp 1. CGD thực sự đã có những đóng góp cơ bản vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)