Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
2.3. Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD tại các trường tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.3.2. Kết quả điều tra
a) Kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn
Trao đổi trực tiếp với một số nhà quản lý là lãnh đạo huyện, lãnh đạo phòng GD&ĐT, tổ nghiệp vụ tiểu học phòng GD&ĐT Lâm Thao, tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
* Ý kiến của ông Cao Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện:
Là một Phó chủ tịch phụ trách văn hóa, xã hội nên ông rất trăn trở trong việc nâng cao chất lượng quản lý dạy học đối với học sinh, mà trước hết là chất lượng dạy học Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh tiểu học khi mới đƣợc đƣa vào dạy thử nghiệm tại 6 trường trong năm học 2012 - 2013. Ông cho rằng, học sinh thiếu vốn từ, nhiều em nói từng tiếng một, không thể diễn đạt thành câu, chất lƣợng học sinh giỏi môn Tiếng Việt chưa cao. Huyện đã chủ trương chỉ đạo dạy tăng cường dạy Tiếng Việt cho học sinh ở những địa bàn khó khăn và ở các trường dạy học theo chương trình trường học mới VNEN. Chỉ đạo các trường Mầm non chuẩn bị tâm thế cho các cháu vào học tiểu học. Việc tổ chức cho học sinh ở bán trú tại trường là rất cần thiết, bởi khi sinh hoạt chung với nhau, các cháu có nhiều cơ hội để sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với các chủ đề khác nhau. Nhƣ vậy các cháu sẽ phải sử dụng ngôn ngữ chung trong sinh hoạt. Đây chính là một môi trường tốt để học sinh rèn luyện nâng cao khả năng học tốt môn Tiếng Việt 1 CGD.
- Ý kiến của ông Tạ Quang Thắng - Phó Trưởng phòng GD&ĐT:
Để quản lý tốt việc dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh, cán bộ quản lý cần chỉ đạo giáo viên quan tâm đến điều kiện cụ thể của các em: điều kiện kinh tế gia đình; trình độ văn hoá của cha mẹ; khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh... Giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 54 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
cần nắm chắc tình hình học sinh để có để có biện pháp giúp đỡ sát đối tƣợng, nâng cao hiệu quả giáo dục. Hầu hết cha mẹ học sinh chƣa hề biết đến tiếng Việt 1 CGD. Do vậy giáo viên cần phải biết tận dụng điều kiện thuận lợi để tiếp cận với học sinh và cha mẹ học sinh, từ đó có thể làm tốt hơn công tác giáo dục ở các nhà trường. Phòng GD&ĐT đã thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về quản lý dạy học giữa các trường với nhau. Qua trao đổi giúp cho hiệu trưởng các trường bổ sung những bài học kinh nghiệm trong quản lý.
- Ý kiến của một cán bộ chuyên môn tiểu học phòng GD&ĐT:
Chất lƣợng giáo dục tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ đang có khó khăn, vấn đề then chốt là làm thế nào để tăng khả năng Tiếng Việt cho học sinh Giáo viên dạy tiểu học tại các xã, thị trấn hiện nay đang thiếu, hầu hết giáo viên dạy lớp 1 là những giáo viên cao tuổi, quen với phương pháp dạy học theo chương trình hiện hành, nên gặp không ít khó khăn cho các hiệu trưởng trong việc sắp xếp, bố trí giảng dạy; thiếu giáo viên có kinh nghiệm để dạy Tiếng Việt 1 CGD.
b) Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp điều tra phiếu hỏi b1) Kết quả điều tra về quản lý việc giảng dạy của giáo viên
Đối tượng điều tra: 36 cán bộ quản lý và 150 giáo viên tại các trường tiểu học huyện Lâm Thao - Phú Thọ.
Nội dung điều tra: Quản lý theo mục tiêu GD tiểu học do luật giáo dục quy định; quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành; quản lý việc vận dụng chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành vào địa phương; quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên; quản lý việc dự giờ, lên lớp của giáo viên; quản lý việc bố trí thêm thời gian dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý sử dụng thiết bị, tại liệu dạy học Tiếng Việt 1 CGD; quản lý việc tổ chức hoạt động ngoài giờ cho học sinh.
Kết quả điều tra: Được kiểm định bằng phương pháp thống kê chi bình phương với: Df(bậc tự do) = (c-1)(r-1)= 3; độ tin cậy = 0,01, X2= 11,34; CYN = Có ý nghĩa; KYN = không có ý nghĩa. Kết quả cụ thể nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 55 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Bảng 2.5. Kết quả điều tra về quản lý công tác giảng dạy của giáo viên (N= 36CBQL+150GV) Nội dung điều tra Khách
thể
Các mức đánh giá
X2
Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ 1. Quản lý theo mục tiêu GD tiểu học
do luật GD quy định.
CBQL 7 19% 24 67% 5 14% 0 0
5,62 KYN
GV 42 28% 100 68% 6 4% 0 0
2. Quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành
CBQL 7 19% 23 64% 6 17% 0 0
4,20 KYN
GV 44 29% 96 64% 10 7% 0 0
3. Quản lý vận dụng chương trình của Bộ GD&ĐT vào địa phương
CBQL 3 8% 26 72% 6 17% 1 3%
6,73 KYN
GV 38 25% 94 63% 18 12% 0 0
4. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên
CBQL 9 25% 12 34% 10 27% 5 14% 49,54
CYN
GV 70 47% 77 51% 3 2% 0 0
5. Quản lý việc dự giờ lên lớp của giáo viên
CBQL 9 25% 15 42% 12 34% 0 0
17,26 CYN
GV 60 40% 77 51% 13 9% 0 0
6. Quản lý việc sử dụng thời gian dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh
CBQL 8 21% 12 32% 10 30% 6 17%
20,97 CYN
GV 35 23% 87 58% 25 17% 3 2%
7. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
CBQL 5 15% 26 70% 5 15% 0 0
3,81 KYN
GV 39 26% 90 60% 18 12% 3 2%
8. Quản lý bồi dƣỡng giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD
CBQL 5 15% 15 40% 12 32% 4 13%
13,15 CYN
GV 30 20% 84 56% 33 22% 3 2%
9. Quản lý việc làm, sử dụng thiết bị, tài liệu dạy học Tiếng Việt 1 CGD
CBQL 2 5% 25 71% 8 23% 1 3%
17,08 CYN
GV 43 29% 68 45% 34 23% 5 3%
10. Quản lý việc tổ chức hoạt động ngoài giờ cho học sinh
CBQL 2 6% 19 53% 15 42% 0 0
16,75 CYN
GV 21 14% 99 67% 25 16% 5 3%
55
56 Kết quả trên cho thấy:
* Quản lý theo mục tiêu giáo dục tiểu học do Luật giáo dục quy định
Việc quản lý theo mục tiêu giáo dục tiểu học do Luật giáo dục quy định tại các trường đều được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao (19% CBQL và 28% giáo viên đánh giá tốt; không có trường hợp nào cho rằng việc quản lý theo mục tiêu là yếu kém); không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai lực lƣợng này (x2 = 5,62). Điều đó chứng tỏ công tác quản lý theo mục tiêu giáo dục tại các trường tiểu học Lâm Thao - Phú Thọ đƣợc thực hiện khá tốt. Mục tiêu đó đƣợc quy định rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS”.
* Quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành
Kết quả khảo sát trên tổng số 36 CBQL và 150 giáo viên trực tiếp giảng dạy cho thấy việc quản lý thực hiện chương trình ở các trường học được triển khai tốt (có19%
CBQL và 29% giáo viên đánh giá việc quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành là tốt; có 64% CBQL và giáo viên đánh giá thực hiện chương trình khá; không có ý kiến nào đánh giá còn yếu kém); không có sự khác biệt ý nghĩa về đánh giá của giáo viên và CBQL thông qua trị số chi bình phương (X2 = 4,2).
* Quản lý việc vận dụng chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành vào địa phương Thực hiện nội dung này, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề để xây dựng nội dung vận dụng chương trình khung của Bộ GD&ĐT vào các nhà trường, cho từng khối lớp và quản lý việc thực hiện chương trình này. Số liệu khảo sát cho thấy, có 3/36 (chiếm tỷ lệ 8,3%) CBQL và 38/150 (chiếm tỷ lệ 25,3%) giáo viên đánh giá nội dung này đƣợc thực hiện tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng nội dung này mới chỉ thực hiện ở mức độ trung bình (17% CBQL và 12%
giáo viên); đặc biệt, còn có ý kiến đánh giá là yếu kém.
Hiện nay, chương trình tiểu học hiện hành còn nhiều bất cập, việc điều chỉnh, vận dụng chương trình cho phù hợp với đối tượng học sinh tại địa phương, đặc biệt là như môn Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh là hết sức cần thiết. Vấn đề tăng thời lƣợng học môn Tiếng Việt 1 CGD đã được chỉ đạo triển khai trong các nhà trường, tuỳ vào điều kiện thực tế, nhiều trường đã chủ động giảm giờ dạy các môn học khác ở các lớp đầu cấp tiểu học để
57
tăng thời lƣợng dạy môn Tiếng Việt 1 CGD. Bởi vì, học sinh có học tốt môn Tiếng Việt 1 CGD thì mới có thể học tốt các môn học khác.
* Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên
Phòng GD&ĐT đã quan tâm, chỉ đạo các trường quản lý chặt chẽ việc soạn bài, chuẩn bị bài của GV. Kết quả điều tra cho thấy:
Có 9/36 CBQL (chiếm tỷ lệ 25%) và 70/150 giáo viên (chiếm tỷ lệ 47%) đánh giá là thực hiện tốt; có 5/36% CBQL (chiếm tỷ lệ 14%) cho rằng việc quản lý soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên còn yếu kém, trong khi không có giáo viên nào cùng ý kiến. Nhƣ vậy là có sự khác biệt giữa đánh giá của CBQL và giáo viên, thể hiện qua trị số chi bình phương cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa này (X2=49,54). Điều đó cho thấy, một số giáo viên còn nhận thức chƣa đầy đủ về yêu cầu và tầm quan trọng, cũng nhƣ việc đòi hỏi cao cho các tiêu chí soạn bài, chuẩn bị bài giáo viên. Tất cả giáo viên đều cho rằng nội dung này đã đƣợc thực hiện ít nhất là đạt yêu cầu trở lên.
Nhưng trên thực tế, vẫn còn một bộ phận giáo viên chuẩn bị bài chưa tốt trước khi đến lớp. Một số giáo viên tỏ ra không có động cơ phấn đấu, xem dạy học là nghề để kiếm sống, thiếu tâm huyết nghề nghiệp, làm việc cầm chừng, khi có điều kiện thuận lợi thì họ sẵn sàng chuyển công tác khác. Lý do nữa là các xã kinh tế thấp là nơi khó khăn nhất của địa phương, nên giáo viên làm việc thiếu chuyên cần; các cấp quản lý cũng không thể chuyển họ đi nơi nào khác khó khăn hơn. Đây là rào cản lớn trong công tác quản lý giáo dục nơi đây.
* Quản lý việc dự giờ lên lớp của giáo viên
Phòng GD&ĐT xác định đây là một nội dung quản lý quan trọng để đánh giá đúng thực trạng chất lƣợng của đội ngũ giáo viên, từ đó có đƣợc các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy nên đã rất quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Đánh giá nội dung này, có 9/36 CBQL (chiếm tỷ lệ 25%) và 60/150 giáo viên (chiếm tỷ lệ 40%) cho rằng đã đƣợc thực hiện tốt. Đánh giá này có sự khác biệt khá lớn cần quan tâm. Hơn nữa, đánh giá công tác này thực hiện ở mức trung bình, chỉ có 9% giáo viên, trong khi có đến 34% CBQL đồng tình. Sự khác biệt có ý nghĩa cũng được thể hiện qua trị số chi bình phương (X2=17,26).
Ý nghĩa của kết quả này cho thấy việc quản lý dự giờ lên lớp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn; nhiều giáo viên chƣa xác định đúng tầm quan trọng của công tác này nên chƣa thực sự đầu tƣ thời gian và công sức để thực hiện.
58
Cá biệt có trường tiểu học có 2 - 3 điểm trường lẻ, nhiều điểm trường cách xa nhau và cách xa khu trường chính vì vậy việc bố trí đi dự giờ ở lớp khác điểm trường là thực sự khó khăn vì phải cho học sinh nghỉ học.
* Quản lý sử dụng thời gian dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh
Kết quả điều tra cho thấy, trong cách đánh giá của CBQL và giáo viên cũng có sự khác biệt, nhất là ở mức độ yếu kém (17% CBQL đánh giá nội dung này thực hiện ở mức độ yếu kém trong khi đó chỉ có 2% giáo viên đồng ý kiến).
Thực tế cho thấy, mặc dù phòng GD&ĐT đã có sự chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện, nhưng hiệu quả của công tác quản lý sử dụng thời gian dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh ở các nhà trường là không đồng đều. Có trường làm khá tốt, cũng có trường còn chưa chú trọng thực hiện nên hiệu quả chưa cao. Phần lớn giáo viên thực hiện theo lịch giảng dạy của nhà trường, chưa tích cực trong việc chủ động bố trí quỹ thời gian riêng của mình để dạy thêm Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh (vào buổi học thứ 2, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…).
* Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đây cũng là một trong những vấn đề quản lý mà phòng GD&ĐT yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc, bởi vì có làm tốt công tác này mới đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh để làm căn cứ điều chỉnh phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Trên thực tế, học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 CGD mới tích cực học tập và học tốt các môn học khác. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết CBQL và giáo viên đều đánh giá việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở mức độ tốt và khá. Đặc thù của các trường học là không có hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan.
Việc dạy thêm giờ, tăng buổi chỉ vì lợi ích của học sinh, không có vụ lợi cá nhân, giáo viên giảng dạy không có thù lao. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khá khách quan, không bị chi phối bởi những động cơ cá nhân nhƣ một số trường học ở khu vực thành thị phát triển.
* Quản lý việc bồi dưỡng giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD
Đã từ nhiều thế hệ, các nhà khoa học giáo dục đều khẳng định: “Giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục”. Việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội
59
ngũ giáo viên luôn là nhiệm vụ đƣợc đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý giáo dục. Hiện nay, giáo viên tiểu học của huyện Lâm Thao - Phú Thọ nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung đều đã cơ bản đạt và vƣợt chuẩn về bằng cấp. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giáo viên có năng lực thực sự chưa tương ứng với bằng cấp được đào tạo. Nguyên nhân khách quan là bởi sự chắp vá trong quá trình đào tạo (giáo viên chuẩn hoá bằng cấp từ trình độ Trung học hoàn chỉnh, 10 + 3... do lịch sử công tác phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX để lại, hơn nữa do tuổi đời cao nên khó khăn trong việc tiếp thu chương trình dạy học Tiếng Việt 1 CGD; Nguyên nhân chủ quan là do bộ phận đội ngũ này chƣa thực sự tâm huyết với nghề, chƣa tích cực tự bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
Đối với đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh thì mức độ yêu cầu về năng lực sƣ phạm và tâm huyết nghề nghiệp đặt ra càng cao hơn bởi tính khó khăn và phức tạp của công việc. Do đó, công tác quản lý việc bồi dƣỡng cho giáo viên càng có vai trò quan trọng hơn. Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng ta thấy vẫn còn rất nhiều ý kiến đánh giá công tác quản lý việc bồi dƣỡng giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD chỉ đạt mức trung bình và còn yếu kém (có 13% CBQL đánh giá là yếu kém).
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, giáo dục Lâm Thao - Phú Thọ cũng đã có nhiều cố gắng và nhiều tiến bộ trong công tác này: Phòng GD&ĐT ƣu tiên cho các trường tiểu học được tăng cường đội ngũ giáo viên trẻ, bằng cấp chính quy, nhiệt tình công tác; Các hội thảo chuyên đề về tăng cường, đổi mới PPDH Tiếng Việt được tổ chức thường niên; Các phương pháp dạy học mới, tích cực được áp dụng có lộ trình để thường xuyên rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả. Tuy vậy, chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD vẫn còn chƣa đáp ứng hết đƣợc yêu cầu đặt ra. Công tác quản lý việc bồi dưỡng giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD vẫn cần phải tăng cường và có những biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả.
* Quản lý việc sử dụng thiết bị, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD
Học sinh học môn Tiếng Việt là học cách phát âm, từ ngữ, khái niệm, kết cấu câu… là đều mới mẻ. Do vậy, thiết bị dạy học phục vụ bộ môn, tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo… là hết sức cần thiết. Hiện nạy, thiết bị dạy học phục vụ môn Tiếng Việt 1