Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất (N=52)
STT Biện pháp X Thứ bậc
1
Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng; Nâng cao năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD cho đội ngũ giáo viên
148 2,85 1
2
Chỉ đạo thực hiện đúng phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD cho phù hợp với đặc điểm học sinh trường tiểu học
143 2,75 2
3 Quản lý việc học tập Tiếng Việt 1 CGD của học sinh 122 2,35 4 4 Tăng cường đầu tư và phát huy tác dụng của CSVC,
thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD. 177 2,25 5
5
Đẩy mạnh phối hợp các lực lƣợng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD.
142 2,73 3
Tổng chung 146 2,58
92
Kết quả trên cho thấy: Các chuyên gia đánh giá các biện pháp quản lý đã đề xuất đều rất cần thiết, thể hiện: trung bình chung tính cần thiết của các biện pháp nêu ra là ở mức X = 2,58. Trong đó có 3 biện pháp đƣợc đánh giá ở mức trung bình chung X > 2,50 (BP1,2,5) và có 2 biện pháp đƣợc đánh giá ở mức trung bình chung X > 2,0 (BP3,4). Các biện pháp có đƣợc tính cần thiết do đáp ứng đƣợc nhu cầu về đổi mới quản lý dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD tại các trường tiểu học, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD, từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của các nhà trường.
Mức độ tính cần thiết của các biện pháp quản lý nêu trên xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là:
- Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng; Nâng cao năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD cho đội ngũ giáo viên.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD cho phù hợp với đặc điểm học sinh trường tiểu học.
- Đẩy mạnh phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD.
- Quản lý việc học tập Tiếng Việt 1 CGD của học sinh.
- Tăng cường đầu tư và phát huy tác dụng của CSVC, thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất (N= 52)
STT Biện pháp X Thứ bậc
1
Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng;
Nâng cao năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD cho đội ngũ giáo viên
127 2,44 1
2
Chỉ đạo thực hiện đúng phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD cho phù hợp với đặc điểm học sinh trường tiểu học
124 2,38 3
3 Quản lý việc học tập Tiếng Việt 1 CGD của học sinh 118 2,27 4 4 Tăng cường đầu tư và phát huy tác dụng của CSVC, thiết
bị trong dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD. 109 2,10 5
5
Đẩy mạnh phối hợp các lực lƣợng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD.
125 2,40 2
Tổng chung 121 2,32
93
Nhìn vào bảng kết quả trên chúng ta thấy, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất đƣợc các chuyên gia đánh giá khá cao, thể hiện ở chỉ số trung bình chung
X = 2,32. Các biện pháp đề xuất có tính khả thi tương đối cao vì hầu hết các biện pháp không phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan (trừ biện pháp 4-CSVC), không cần đầu tƣ lớn về nhân lực, vật lực, tài lực, mà chủ yếu dựa vào các yếu tố chủ quan, chỉ cần có sự đầu tƣ về thời gian, công sức và trí tuệ của đội ngũ CBQL, giáo viên, trong đó quan trọng nhất là sự nhạy bén của người hiệu trưởng. Vì vậy, khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý giáo dục tại địa phương là rất thuận lợi.
Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý trên thể hiện theo thứ tự từ cao đến thấp là:
- Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng; Nâng cao năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD cho đội ngũ giáo viên.
- Đẩy mạnh phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD cho phù hợp với đặc điểm học sinh trường tiểu học.
- Quản lý việc học tập Tiếng Việt 1 CGD của học sinh.
- Tăng cường đầu tư và phát huy tác dụng của CSVC, thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD.
Kết quả trên cho thấy các biện pháp tăng cường quản lý dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD của phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu học được đánh giá khá cao cả về tính cần thiết và tính khả thi. Nhƣng trong đó, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp không cao bằng tính cần thiết do ảnh hưởng các yếu tố thực trạng của các trường tiểu học, ví dụ như:
Biện pháp Tăng cường quản lý việc học tập Tiếng Việt 1 CGD của học sinh chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố khách quan ngoài nhà trường (trình độ học vấn, phương pháp quản lý của cha mẹ học sinh; nhận thức và sự quan tâm của chính quyền và các lực lượng xã hội ở địa phương…), mà thực tế thì các yếu tố này đang được đánh giá ở mức độ thấp, ảnh hưởng tới tính khả thi của biện pháp;
94
Biện pháp Tăng cường đầu tư và phát huy tác dụng của cơ sở vật chất, thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD đang gặp nhiều khó khăn từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước. Mặt khác, các nguồn lực huy động từ các lực lượng xã hội theo chủ trương xã hội hoá giáo dục chưa được nhận thức đúng và đầy đủ; đồng thời, đời sống kinh tế của cả huyện còn ở mức độ thấp, không có nhiều các công ty, doanh nghiệp lớn kinh doanh trên địa bàn, do đó việc huy động tài chính ủng hộ giáo dục còn nhiều hạn chế.