Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD tại các trường tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.4.1. Những ưu điểm
Công tác quản lý, chỉ đạo dạy học từ phòng GD&ĐT tới các trường đã tạo đƣợc sự thống nhất, khá đồng bộ từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng…; trong quá trình thực hiện, Phòng GD&ĐT đã phân loại và chỉ đạo các hoạt động giáo dục theo vành đai chất lượng, có định hướng và giải pháp riêng đối với các trường vùng khó khăn nên chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD tại các trường tiểu học huyện Lâm Thao - Phú Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Về quản lý công tác giảng dạy của giáo viên: Các nội dung quản lý đều đƣợc phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo và các nhà trường thực hiện khá nghiêm túc, có nhiều nội dung đƣợc thực hiện khá tốt nhƣ: Quản lý theo mục tiêu giáo dục tiểu học; quản lý thực hiện chương trình... các nội dung khác phần lớn là đạt yêu cầu trở lên.
Công tác bồi dƣỡng giáo viên ngày càng đƣợc quan tâm thực hiện tốt hơn. Các cuộc thi “cán bộ quản lý giỏi, giáo viên dạy giỏi”… tạo đƣợc không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy chất lƣợng giáo dục đi lên. Phần lớn cán bộ, giáo viên yên tâm bám trường, bám lớp, nhiệt tình giảng dạy, gắn bó với người dân và học sinh.
67
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tăng cường Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh được quan tâm thực hiện thường niên và có hiệu quả như: “Kể chuyện theo tranh”, “Kể chuyện về Bác Hồ”, “Chúng em nói về trường em”, “Ngày hội đọc sách”,
“Thế giới tiếng Việt”… Những hoạt động này vừa giúp học sinh bổ sung kiến thức về Tiếng Việt, vừa giúp các em nâng cao khả năng diễn đạt cũng nhƣ làm giàu thêm tri thức xã hội, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, thuận lợi hơn trong học tập.
Về công tác quản lý việc học tập của học sinh: Các nội dung quản lý đều đƣợc chỉ đạo và thực hiện theo đúng yêu cầu. Công tác giáo dục tư tưởng, động cơ, thái độ học tập Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh đƣợc làm khá tốt; các nội dung khác đã từng bước có sự tiến bộ, dần phát huy hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Môi trường dạy học Tiếng Việt 1 CGD: đã từng bước được cải thiện, cơ sở vật chất trường học, các thiết bị, đồ dùng học tập hỗ trợ dạy học Tiếng Việt 1 CGD đã có sự quan tâm đầu tư. Người dân và học sinh có điều kiện giao lưu với cách dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD nhiều hơn. Các phương tiện thông tin đại chúng và các loại tài liệu khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống đang ngày càng nhiều hơn, đây cũng là một trong những động lực để học sinh học tập, giao lưu để phát triển vốn từ Tiếng Việt.
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm, những tiến bộ mà công tác quản lý giáo dục huyện Lâm Thao - Phú Thọ đã đạt đƣợc, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại đòi hỏi các nhà quản lý phải sớm khắc phục mới mong tạo đƣợc sự tiến bộ, phát triển bền vững.
Trước hết, đó là vấn đề hạn chế về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học. Do đó, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD nói riêng ở khu vực này còn chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển giáo dục hiện nay.
Thứ hai, giáo viên đã dạy lớp 1 nhiều năm càng khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học Tiếng Việt 1 - CGD.
Thứ ba, chưa có được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh cũng nhƣ xây dựng cơ sở vật chất trường học.
68
Thứ tư, môi trường giáo dục, điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp học, thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu rất nhiều so với quy định, điều kiện học tập của học sinh còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan tâm phát triển kinh tế, xã hội;
có nhiều chế độ ƣu tiên đầu tƣ cho giáo dục nhƣ chế độ thu hút, ƣu đãi cho cán bộ, giáo viên, chế độ học bổng cho học sinh nội trú, bán trú… tại các xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn…; nhiều chương trình, dự án của Chính phủ huy động các nguồn vốn vay để đầu tƣ cơ sở vật chất cho giáo dục đã đƣợc triển khai có hiệu quả như: chương trình kiên cố hoá trường lớp, dự án phát triển giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học.
Các cấp quản lý giáo dục từ Bộ đến Sở GD&ĐT Phú Thọ đã dành nhiều sự quan tâm, có nhiều định hướng, chỉ đạo đối với công tác phát triển giáo dục.
Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều yên tâm, nhiệt tình công tác, yêu quý học sinh, gắn bó với trường, với lớp, chịu khó bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp thu những kiến thức mới để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác.
Nhận thức của chính quyền và người dân địa phương đối với tầm quan trọng của công tác giáo dục cũng nhƣ của việc học Tiếng Việt 1 theo CGD đã đƣợc nâng cao hơn 2.4.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Những hạn chế về năng lực quản lý của hiệu trưởng, về năng lực dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh của giáo viên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan:
Cán bộ quản lý và giáo viên các trường có trình độ chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức tốt nhƣng năng lực quản lý giáo dục và dạy học Tiếng Việt 1 CGD, nhất là ở một vùng nông thôn lại tỏ ra chƣa đáp ứng đƣợc, còn lúng túng trong cách điều hành, giải quyết những vấn đề nổi cộm do chƣa am hiểu hết lý luận, kỹ thuật dạy học Tiếng Việt 1 CGD. Cá biệt, có những trường vừa thực hiện mô hình trường học mới VNNE, vừa thực hiện chương trình Tiếng Việt 1 CGD và chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, do vậy cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt hoạt động dạy học Tiếng Việt 1 CGD cong mơ hồ.
69
Mặt khác, phần lớn CBQL chỉ đƣợc học các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn, chƣa đƣợc đào tạo bài bản về quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, còn có một số giáo viên chƣa tâm huyết, gắn bó với nghề, coi việc dạy học ở chỉ là chỗ trú chân, khi có điều kiện sẽ chuyển công tác.
Do đó, họ không có động cơ phấn đấu, không chịu khó trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em mình chƣa cao: Cha mẹ học sinh có trình độ văn hoá thấp, kinh tế khó khăn nên họ chủ yếu tập trung cho cái ăn, cái mặc; chƣa quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình học tập. Nhận thức của một bộ phận cán bộ địa phương và nhân dân về công tác giáo dục còn sai lệch, cho rằng công tác giáo dục chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục.
- Nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế: Tuy Nhà nước đã có sự quan tâm đầu tƣ nhƣng mức độ đầu tƣ còn thấp, hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Ngân sách nhà nước cấp chủ yếu là vào lương và các khoản phụ cấp theo lương (trên 90%), phần còn lại vừa chi hoạt động chuyên môn, vừa hỗ trợ thiết bị, đồ dùng dạy học, ăn, ở bán trú cho học sinh… nên vô cùng khó khăn và việc giải quyết sự thiếu thốn nơi đây vẫn là một bài toán khó.
70
Kết luận chương 2
Qua thực tế điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý việc dạy học Tiếng Việt 1 CGD ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cho thấy: Bước đầu công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học đã bám sát các nguyên tắc của khoa học quản lý; Thực hiện việc quản lý bài bản, có nhiều mặt tích cực tuy nhiên vẫn mang tính hình thức. Bên cạnh công tác quản lý theo mục tiêu giáo dục tiểu học, quản lý thực hiện chương trình, quản lý việc soạn bài lên lớp của giáo viên, hoạt động học của học sinh, công tác dự giờ thăm lớp, kiểm tra đánh giá học sinh... thì việc quản lý của Hiệu trưởng chưa bám sâu vào hướng bồi dưỡng năng lực dạy học Tiếng Việt 1 CGD cho giáo viên theo nội dung hoạt động dạy và học Tiếng Việt 1 CGD, đó là quy trình 4 việc (Việc 1: chiếm lĩnh ngữ âm, việc 2: viết, việc 3: đọc, việc 4: viết chính tả). Chất lƣợng giảng dạy môn Tiếng Việt 1 CGD chƣa cao, tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi còn thấp. Qua điều tra cũng cho thấy một số giáo viên nhận thức chƣa đầy đủ về lý luận dạy học Tiếng Việt 1 CGD, dẫn đến khâu chuẩn bị bài để lên lớp chƣa đƣợc chú trọng, việc sử dụng thời gian để dạy Tiếng Việt 1 CGD chƣa linh hoạt, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên còn nhiều hạn chế. Ngoài ra sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường chưa thực sự có hiệu quả.
Các kết quả nghiên cứu việc quản lý học động dạy học Tiếng Việt 1 của Hiệu trưởng các trường tiểu học là căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho các trường tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được tiếp tục trình bày ở chương 3.