Biện pháp 1: Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng; nâng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 81 - 87)

Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

3.2. Đề xuất các biện pháp

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng; nâng

a. Mục đích của biện pháp

Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng quản lý giáo dục tiểu học cho đội ngũ Hiệu trưởng theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT, gắn với thực tế địa phương,

72

thực tế các trường tiểu học; nâng cao năng lực giảng dạy môn Tiếng Việt 1 CGD cho đội ngũ giáo viên tại các trường tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý và dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cần dựa vào: Thực trạng trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường;

nhu cầu bổ sung, thay thế; khả năng ngân sách; quy hoạch hiệu trưởng đến năm 2020.

Đối tượng bồi dưỡng là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đương chức và cán bộ dự nguồn; trong đó quan tâm đến đối tƣợng cán bộ trẻ. Hiện nay cả huyện Lâm Thao - Phú Thọ có 17 trường tiểu học nằm ở 14 xã, thị trấn. Quy mô giáo dục tiểu học hiện nay đã ổn định, dự báo đến năm 2015 không có sự biến động. Do đó nhu cầu bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các trường tiểu học từ nay đến 2020 khoảng 51 người.

Phòng GD&ĐT có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năng lực CBQL các trường tiểu học trên cơ sở điều tra của Phòng và đăng ký của CBQL, tổng hợp báo cáo Sở GD&ĐT và UBND Huyện, tham mưu mở các lớp bồi dƣỡng theo từng nhóm đối tƣợng.

- Đề xuất xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng

Căn cứ các quy định về chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành tại thông tƣ số 14/2011/TT-BGD&ĐT ngày 8/4/2011 của Bộ GD&ĐT và tình hình thực tế đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học của huyện, chương trình bồi dƣỡng tập trung các nội dung trọng tâm sau:

+ Những vấn đề về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các chính sách phát triển kinh tế xã hội;

phát triển giáo dục quốc dân; phát triển giáo dục tiểu học. Bồi dƣỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về Giáo dục &

Đào tạo.

+ Những vấn đề lý luận và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục tiểu học và trường tiểu học. Những kiến thức về nhà nước pháp quyền XHCN.

73

Những nội dung cụ thể: Luật Giáo dục; Điều lệ trường tiểu học; Công ước quốc tế về quyền trẻ em; chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học, chuẩn giáo viên tiểu học…

+ Những nội dung quản lý trường tiểu học theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn phổ cập GDTH, phổ cập THCS, tổ chức quản lý dạy học 2buổi /ngày, tổ chức lớp bán trú, trường bán trú cho học sinh theo nhu cầu của phụ huynh.

+ Những nội dung về xây dựng chương trình môn học, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, bồi dƣỡng lý luận dạy học tiếng Việt 1 CGD và các phương pháp dạy học tích cực khác...

Căn cứ nhu cầu bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên, Phòng GD&ĐT đề xuất với Sở GD&ĐT để Sở kết hợp với trường Đại học Sư phạm Hùng Vương và trường Bồi dƣỡng Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

- Sử dụng các hình thức bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng

Hiện nay Phòng GD&ĐT đang triển khai một số hình thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục nhƣ: Bồi dƣỡng theo chuyên đề về chuyên môn, đào tạo theo chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT ban hành; Việc đào tạo cán bộ quản lý đạt trình độ cử nhân do Sở GD&ĐT hợp đồng với các đơn vị trung ƣơng nhƣ Đại học Hùng Vương, trường đại học sư phạm Hà Nội… Ngoài ra, còn một số cán bộ được đào tạo trình độ trên đại học tại các trường đại học, học viện trong nước.

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài, cần tham mưu cử cán bộ đi đào tạo, bồi dƣỡng theo các lớp cho từng đối tƣợng khác nhau: Đối với những Hiệu trưởng đương chức, tuổi đời trên 40 mà chưa được đào tạo chính quy thì nên tổ chức bồi dƣỡng ngắn hạn (6-12 tháng); nội dung bồi dƣỡng nên đi sâu vào cơ sở lý luận; Đối với những hiệu trưởng dưới 40 tuổi mà chưa được đào tạo chính quy thì đào tạo chương trình quản lý 24 tháng hoặc đào tạo cử nhân quản lý giáo dục; Đối với cán bộ dự nguồn thì đào tạo chương trình cử nhân quản lý giáo dục.

Bên cạnh các chương trình đào tạo chung nói trên, Phòng GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng quản lý giáo dục giúp hiệu trưởng các trường tiểu học có thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm công tác ở địa bàn đặc thù như tại địa phương.

74

Ngoài ra, cần tham mưu với cấp trên tổ chức những đoàn cán bộ, giáo viên đi học tập, nghiên cứu công tác quản lý giáo dục ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến mà điểm xuất phát của họ tương tự Việt Nam hiện nay.

Nâng cao năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD cho giáo viên:

Giáo viên tiểu học đƣợc đào tạo giảng dạy tất cả 9 môn học của bậc tiểu học.

Chương trình đào tạo cơ bản thống nhất cả nước, các địa phương bổ sung thêm phần thực tiễn tại địa phương mình. Trên thực tế, dù được đào tạo với chương trình giống nhau nhƣng kết quả năng lực giảng dạy của giáo viên không đồng nhất. Có những giáo viên có thể dạy tốt môn học này nhƣng lại dạy môn học khác chƣa tốt; rất ít giáo viên có thể dạy tốt tất cả các môn học hiện nay. Kết quả điều tra khảo sát quản lý giảng dạy ở chương 2 cho thấy năng lực giảng dạy của giáo viên còn hạn chế nhiều mặt. Do đó cần triển khai một số nội dung quản lý để nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên:

- Đào tạo, bồi dưỡng năng lực và sắp xếp đội ngũ.

+ Đào tạo giáo viên: Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hiện nay chưa đào tạo theo bộ môn như đào tạo giáo viên trung học. Các trường Sư phạm chỉ dừng lại ở mức đào tạo, bồi dƣỡng theo chuyên đề, mô-đun chung. Những chuyên đề dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh chƣa triển khai. Vì vậy, trong biện pháp nâng cao năng lực dạy học của giáo viên, phòng GD&ĐT tham mưu cho Sở GD&ĐT chỉ đạo trường Cao đẳng, Đại học sư phạm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về dạy Tiếng Việt 1 CGD theo từng khối lớp; phương pháp giảng dạy tích hợp. Trong chương trình đào tạo giáo viên của các trường Sư phạm địa phương, nội dung đào tạo Tiếng Việt 1 CGD cần đƣợc xem nhƣ là một môn học bắt buộc.

+ Bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học: Căn cứ Quy định về chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học (ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT), hàng năm phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cho đội ngũ GV tiểu học đảm bảo “ hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học”;

Chỉ đạo, tổ chức đánh giá, xếp loại GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và lấy đó

75

làm căn cứ tham mưu với UBND huyện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ GV tiểu học của địa phương.

+ Tự bồi dưỡng: Đây là yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên trong tất cả các nhà trường với nhiều hình thức: bồi dưỡng cá nhân, bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, theo trường, hội thảo chuyên môn theo cụm liên trường…Trong đó phương pháp dự giờ, thảo luận để tìm ra những phương pháp dạy học tốt nhất cần được khai thác thật tốt. Khi tổ chức hội thảo, các trường tổ chức giao lưu học tập lẫn nhau cho cả giáo viên và học sinh giữa các trường tiểu học trong cụm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

+ Đào tạo nâng cao: Chỉ đạo hiệu trưởng các trường rà soát, lựa chọn, sắp xếp các giáo viên trẻ tuổi, có năng lực chuyên môn tốt, có điều kiện học tập nâng chuẩn đề xuất với phòng GD&ĐT cử đi đào tạo nâng chuẩn để về làm nòng cốt chuyên môn cho các trường.

+ Tuyển mới giáo viên: Để có đội ngũ giáo viên có năng lực giảng dạy tốt tại các trường, trong công tác tuyển dụng giáo viên, ngoài việc kiểm tra các yêu cầu năng lực chung, cần quan tâm khả năng dạy Tiếng Việt 1 theo CGD.

+ Phân công giảng dạy theo năng lực: Ngoài việc bố trí công việc theo năng lực của đội ngũ nói chung, trong khi chƣa có giáo viên tiểu học dạy từng môn học riêng biệt, phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường nên lựa chọn sắp xếp những giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực dạy Tiếng Việt 1 CGD để dạy. Đồng thời Hiệu trưởng các nhà trường cũng cần chủ động trong việc phân công, sắp xếp đội ngũ kế cận giáo viên dạy lớp 1 để học có thời gian tiếp cận dần với lý luận và kỹ thuật dạy học Tiếng Việt 1 CGD. Nhƣ vậy, hiệu quả và chất lƣợng học tập môn Tiếng Việt 1 CGD của học sinh sẽ tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng giáo dục chung của nhà trường.

- Quản lý việc vận dụng chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành:

Để triển khai, vận dụng nội dung chương trình khung vào hoàn cảnh cụ thể của từng cơ sở giáo dục một cách phù hợp, khoa học cần phải nâng cao năng lực, tính linh hoạt của giáo viên và cán bộ quản lý trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, nhất là khi đối tượng người học lại là học sinh.

76

Đối với bộ môn Tiếng Việt 1 CGD, bên cạnh việc tăng thời lƣợng dạy học để rèn luyện 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), cần phải điều tiết thời lƣợng dạy học giữa các môn học trong chương trình mỗi lớp học. Khả năng Tiếng Việt 1 CGD của học sinh các lớp đầu cấp tiểu học rất thấp, việc điều tiết giảm thời lƣợng học một số môn học để tăng thời lƣợng học Tiếng Việt 1 CGD là điều cần thiết và đang đƣợc các nhà trường linh hoạt thực hiện theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. Chủ trương này cần phải đƣợc các cấp quản lý giáo dục tầm vĩ mô quan tâm chỉ đạo.

- Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên

Hoạt động kiểm tra, đánh giá đƣợc tổ chức càng chu đáo, công phu thì hiệu quả quản lý càng cao. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường lập kế hoạch chi tiết, cụ thể, huy động các lực lƣợng, các bộ phận hỗ trợ trong công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Trong quá trình đánh giá cần phải lƣợng hoá thành điểm từng tiêu chuẩn đánh giá; xây dựng nội dung đánh giá phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với đối tƣợng đƣợc kiểm tra, đánh giá. Căn cứ vào đó, đối tƣợng đƣợc kiểm tra có thể tự đánh giá kết quả lao động, học tập của mình so với chuẩn mực quy định để tự điều chỉnh, phấn đấu. Hình thức kiểm tra đa dạng nhƣ: quan sát, vấn đáp, dự giờ giảng dạy, kiểm tra hồ sơ, giáo án… Kiểm tra có thể báo trước hoặc đột xuất đối với giáo viên để đánh giá đúng việc giảng dạy của giáo viên, từ đó xác định năng lực thực sự của giáo viên. Chỉ đạo phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong công tác kiểm tra, đánh giá; sau thanh tra, kiểm tra có biện pháp điều chỉnh khiếm khuyết của đối tượng được kiểm tra và kịp thời tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt để động viên phong trào.

- Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn, phối hợp các lực lượng giáo dục Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Tổ chức đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn để tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, phù hợp với đối tượng cho từng bài học; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể. Với Tiếng Việt 1 CGD, Hiệu trưởng cần định hướng nội dung chia sẻ sau sinh hoạt chuyên môn và cần nhấn mạnh đến kỹ thuật dạy học, quy trình 4 việc trong mỗi tiết dạy, cách thức sử dụng thời gian trong quỹ thời gian chung để dạy Tiếng Việt 1 CGD, bàn phương pháp giúp đỡ học sinh

77

yếu tiếp cận với Tiếng Việt 1 CGD; Tổ chức nghiên cứu dạy giãn tiết các bài học môn Tiếng Việt 1 CGD một cách phù hợp...

+ Khuyến khích tổ chức các cuộc giao lưu chuyên môn giữa các nhà trường để tăng cường học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên đồng thời xây dựng được tình đoàn kết, gắn bó, môi trường giáo dục thân thiện, tích cực giữa các trường tiểu học trong toàn huyện.

+ Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ

cốt cán chuyên môn” của trường, của ngành, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ chuyên môn, hỗ trợ kỹ thuật dạy học Tiếng Việt 1 CGD cho các trường học.

+ Tăng cường chỉ đạo nâng cao số lượng và chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày và dạy học bán trú, trong đó đề cao tầm quan trọng của sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Phòng GD&ĐT có quy hoạch đội ngũ CBQL và cán bộ kế cận đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có kế hoạch, nội dung, chương trình để thực hiện.

- Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý về công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBQL, giáo viên. Từ đó tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho đội ngũ khi thực hiện công tác này.

- Bản thân mỗi CBQL và giáo viên phải có tinh thần khắc phục khó khăn, vừa đảm bảo hoàn thành tốt công tác của nhà trường, vừa tích cực phấn đấu tự học, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác.

- Gắn liền công tác đào tạo, bồi dƣỡng với sử dụng, đãi ngộ; thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác này, đặc biệt là các chính sách ƣu tiên phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục vùng đồng bào.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)