Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện đúng phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 87 - 90)

Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

3.2. Đề xuất các biện pháp

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện đúng phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD

a. Mục đích của biện pháp

Thông qua việc chỉ đạo thực hiện đúng phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 CGD để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt 1 tại các trường tiểu học, thực hiện thật tốt mục tiêu chung của môn học Tiếng Việt 1 CGD ở trường tiểu học.

78 b. Nội dung và cách thức thực hiện

- Chỉ đạo thực hiện các nguyên tắc dạy Tiếng Việt 1 CGD theo định hướng đổi mới Thông qua các hoạt động chuyên môn nhƣ: Hội thảo chuyên đề, tập huấn, kiểm tra... phòng GD&ĐT chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các nhà trường và giáo viên thực hiện các nguyên tắc dạy Tiếng Việt 1 CGD theo định hướng đổi mới:

+ Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp: Nguyên tắc này sẽ chi phối trực tiếp việc chọn và sắp xếp nội dung kiến thức cần dạy. Kiến thức về Tiếng Việt 1 CGD chỉ có ý nghĩa khi chúng góp phần hình thành các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).

+ Nguyên tắc chú ý đến trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh: Đối với học sinh thì vốn Tiếng Việt trước khi vào lớp 1 là rất ít, thậm chí có em còn chưa biết. Do đó giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh sẽ gặp khó khăn cần phải tổ chức đúng các kỹ thuật dạy học, vừa giúp các em hiểu bài, vừa phát huy tính chủ động, tích cực của các em trong giờ học Tiếng Việt 1 CGD - một yêu cầu cấp bách trong lý luận và thực tiễn dạy học hiện nay.

+ Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy: Chuẩn bị đầy đủ, tạo mọi điều kiện cho các em nắm đƣợc nội dung các vấn đề cần viết hoặc nói (đặc biệt là nội dung sự kiện cho các đề bài tập làm văn). Muốn vậy, đề tài của các bài tập làm văn phải gần gũi với cuộc sống thực tế của các em. Giáo viên phải tổ chức cho học sinh tìm hiểu, quan sát, ghi chép đầy đủ và phong phú các tƣ liệu cần thiết trước khi viết hoặc nói.

+ Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết):

Học sinh tiểu học khi mới đến trường, các em chỉ mới biết nói chứ chưa biết đọc, biết viết. Do đó, trong quá trình dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh, giáo viên phải tuân thủ đúng quy trình 4 việc trong một tiết học, bên cạnh việc dạy đọc và viết, giáo viên cần lưu ý luyện cho các em kỹ năng nói và nghe. Đặc biệt, đối với học sinh thì việc kết hợp rèn luyện cả 4 kỹ năng ngôn ngữ càng trở nên quan trọng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả hơn.

Tóm lại, các nguyên tắc dạy Tiếng Việt 1 CGD chỉ trở thành cơ sở cho việc dạy tiếng khi chúng đƣợc đúc kết từ thực tiễn dạy học Tiếng Việt 1 CGD trên những

79

quy luật chung của nó. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của việc dạy tiếng Việt là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích dạy và học Tiếng Việt 1 CGD.

- Chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học

Phòng GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng, cung cấp cho CBQL trường học và giáo viên về mặt lý luận cũng như thực tế nhằm xác định, phân biệt được phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực, từ đó lựa chọn áp dụng những PPDH tích cực phù hợp với đối tƣợng học sinh.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến những PPDH tích cực sau đây mà Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo thực hiện bởi tính đổi mới và phù hợp của nó trong việc giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh tiểu học của huyện:

+ Dạy học Tiếng Việt 1 CGD theo định hướng giao tiếp: Một trong những mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt 1 CGD ở bậc tiểu học là rèn luyện các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt 1 CGD để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Chính vì thế, chương trình tiểu học mới đã quan tâm đến việc dạy Tiếng Việt 1 CGD thông qua hoạt động giao tiếp.

Bản chất của tính giao tiếp là dùng mọi biện pháp làm cho quá trình dạy Tiếng Việt 1 CGD giống hoặc gần giống với giao tiếp tự nhiên. Nói cách khác, phương pháp giao tiếp đƣợc xây dựng trên cơ sở quá trình dạy và học tiếng là mô hình của giao tiếp tự nhiên. Quá trình dạy học theo phương pháp giao tiếp phải tạo điều kiện cho học sinh nảy sinh các nhu cầu giao tiếp, hứng thú giao tiếp, nghĩa là dạy và học trong giao tiếp. Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học, với bản tính e dè, nhút nhát, ngại giao tiếp, phương pháp dạy học này càng trở nên quan trọng và cần thiết, giúp các em dần làm quen và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

+ Tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt 1 CGD: Cùng với các PPDH hiện đại theo xu thế đổi mới, trò chơi học tập là một phương pháp tổ chức dạy học có nhiều tác dụng trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Xuất phát từ tâm lý học lứa tuổi, có thể khẳng định phương pháp tổ chức trò chơi học tập là phương pháp dạy học rất phù hợp với học sinh tiểu học, đặc biệt là trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức Tiếng Việt 1 CGD, môn học gần gũi với thực tế cuộc sống hàng ngày.

80

+ Phương pháp học tập hợp tác (theo nhóm): Hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp học tập hợp tác có ý nghĩa và tác dụng tích cực. Tất cả học sinh đều đƣợc làm việc và thực hành luyện tập, đƣợc nói với nhau, đọc cho nhau nghe trong nhóm nhỏ, nhóm lớn để tăng cường kỹ năng nói. Ngoài ra, phương pháp học tập hợp tác làm cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết đƣợc những vấn đề khó và tìm ra cái mới trong bài học, tạo thái độ học tập tích cực, đặc biệt bước đầu giúp các em làm quen với phong cách làm việc hợp tác.

Đối với học sinh tiểu học, phương pháp học tập này càng trở nên quan trọng, các hoạt động nhóm giúp các em khắc phục những hạn chế vốn có về ngôn ngữ Tiếng Việt cũng nhƣ thói quen rụt rè trong giao tiếp; giúp các em biết cách diễn đạt ý kiến của mình trước đám đông, tự tin hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và sáng tạo, tìm tòi cái mới

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục từ phòng GD&ĐT đến các nhà trường theo hướng kỷ cương, dân chủ và công khai. Thực hiện dân chủ hoá trường học, xã hội hoá giáo dục, huy động mọi lực lƣợng xã hội tham gia công tác giáo dục, huy động mọi nguồn kinh phí có thể để đầu tƣ cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện để thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, hiện đại đạt hiệu quả cao.

- Các trường tiểu học phát huy những hình thức tổ chức dạy học tích cực, giáo dục theo hướng phát huy tài năng của cả người dạy và người học. Kiên quyết loại trừ các phương pháp dạy học trái với mục tiêu giáo dục, dạy học theo kiểu đọc- chép, dạy học chạy theo thành tích dẫn đến áp đặt, nhồi sọ học sinh, đánh mắng, xúc phạm học sinh….

- Thực hiện đổi mới PPDH phải đƣợc tiến hành đồng bộ với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đổi mới nội dung, cách thức bồi dƣỡng giáo viên để mỗi giáo viên có đủ năng lực, kỹ năng dạy học, đánh giá theo chuẩn quy định.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)