Một số vấn đề lý luận về quản lý dạy học Tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 52 - 57)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1 THEO PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý dạy học Tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục

Quản lý dạy học Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục (TV1 - CGD) ở các trường tiểu học nhằm tạo dựng một môi trường và những điều kiện thuận lợi cho các trường tiểu học này thực hiện tốt các nội dung quản lý để đạt được mục tiêu nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 43 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

chất lượng dạy học nói chung và đáp ứng nhu cầu thực hiện một phương pháp, một giáo án mới theo CGD.

1.4.2. Nội dung

Quản lý dạy học TV1-CGD tại các nhà trường Tiểu học, ngoài quản lý việc tập huấn giáo viên, quản lý việc dạy của giáo viên và việc học Tiếng Việt của học sinh theo chương trình, sách giáo khoa như dạy và học Tiếng Việt 1 theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành thì cần quan tâm thêm các vấn đề sau đây:

- Quản lý giáo viên giảng dạy đúng phương pháp của Tiếng Việt 1 - CGD Dạy học Tiếng Việt 1 - CGD là dạy học theo một phương pháp mới, quy trình mới với chương trình, sách giáo khoa mới. Vì vậy, để thực hiện nội dung quản lý này trước hết cần quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng khả năng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên và chỉ đạo tích cực tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS, tạo môi trường thuận lợi cho các em học tập Tiếng Việt.

Quản lý hoạt động giảng dạy Tiếng Việt 1 theo phương án CGD là quản lý năng lực dạy ngôn ngữ theo chương trình đổi mới; quản lý năng lực hướng dẫn học sinh ứng dụng Tiếng Việt vào cuộc sống; quản lý năng lực hướng dẫn các thao tác thực hành Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 1 theo CGD.

- Quản lý việc học tập Tiếng Việt 1 - CGD của học sinh Bao gồm việc quản lý các vấn đề cụ thể sau:

+ Tinh thần thái độ của học sinh khi tiếp nhận phương pháp dạy học mới, sách giáo khoa mới.

+ Tác động của môn Tiếng Việt 1- CGD đến các em và tới các môn học khác.

+ Khả năng thực hành học, đọc và các điều kiện học tập Tiếng Việt theo CGD.

+ Ảnh hưởng của các điều kiện khác tới việc học tập Tiếng Việt theo CGD.

+ Sự phối hợp các lực lƣợng trong việc quản lý học tập Tiếng Việt theo CGD….

Từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lƣợng dạy học Tiếng Việt 1 theo phương án CGD cho học sinh.

- Quản lý việc sử dụng sách đọc thêm, thiết bị dạy học môn Tiếng Việt

Đối với môn Tiếng Việt 1 dạy theo CGD cho học sinh Tiểu học là một cách tiếp cận mới với phương pháp dạy học mới. Do vậy, đối với giáo viên và học sinh đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 44 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

có những bỡ ngỡ nhất định. Vì vậy, ngoài sách giáo khoa, giáo viên cần làm phong phú các loại sách đọc thêm khác để giúp các em nâng cao năng lực học Tiếng Việt.

Nhà quản lý cần chỉ đạo sử dụng các sách đọc thêm là những tác phẩm dân gian, các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn gắn liền với đời sống, học tập của các em. Bởi vì những tác phẩm đọc thêm đó không chỉ mang lại cho các em cách diễn đạt gần gũi mà còn là nguồn động viên thúc giục các em học tốt Tiếng Việt để có thể đọc nhiều và tìm hiểu nhiều điều hơn nữa trong cuộc sống.

Thiết bị dạy học là tập hợp những đối tƣợng vật chất mà giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Nhờ có thiết bị dạy học mà học sinh có thể đƣợc nghe, đƣợc nói Tiếng Việt chính xác. Thiết bị dạy học giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu từ ngữ và những khái niệm trừu tƣợng. Đó là hệ thống tranh ảnh, mô hình, mẫu vật…

Quản lý thiết bị dạy học là quản lý việc đầu tƣ thiết bị phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; quản lý việc bảo quản và sử dụng thiết bị một cách hiệu quả; quản lý việc tự tạo và sử dụng đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên.

CGD đã xác định hướng đi của mình là hiện đại hóa nền giáo dục, với cách làm là Công nghệ hóa. Công nghệ hóa được thể hiện cụ thể và tường minh bằng việc tổ chức một quy trình dạy học có kiểm soát cho ra những sản phẩm đồng loạt đảm bảo yêu cầu mục đích của nền giáo dục hiện đại.CGD đã đƣợc triển khai theo Đề cương 9 điểm nhằm mục đích tạo một cái van an toàn cho sự phát triển giáo dục theo hướng công nghệ hóa, hiện đại hóa. Đề cương 9 điểm được triển khai một cách thống nhất, triệt để và hệ thống gồm:

- Ba bước triển khai theo trật tự: Trung ương, địa phương và đại trà.

- Ba mặt: Nghiên cứu khoa học - Đào tạo - Bồi dƣỡng giáo viên - Chỉ đạo quá trình thực thi Công nghệ Giáo dục ở mỗi cấp hành chính. Cả ba mặt ấy có cốt lõi là các việc làm tạo ra sự phát triển tự nhiên của trẻ em hiện đại.

- Ba nhân vật chủ chốt là các chủ thể thực thi ba dòng công việc, đó là:

Học sinh - Thầy giáo - Cha mẹ học sinh và các nhân vật thứ ba khác.

Quá trình triển khai Môn Tiếng Việt 1. CGD là sự cụ thể hóa Hướng đi và cách làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 45 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

trên. Việc triển khai được tiến hành thực nghiệm thăm dò tại Trường Thực Nghiệm (cấp Trung ƣơng), tiếp theo là thực nghiệm mở rộng tại một số tỉnh để kiểm chứng việc xử lí tính đặc thù vùng miền với kết quả khả quan. Và bước cuối cùng là triển khai đại trà khi kết quả đƣợc ghi nhận một cách chắc chắn [14].

Kết luận chương 1

Việc khái quát những nội dung cơ bản của lịch sử nghiên cứu về dạy học Tiếng Việt qua các thời kỳ và các công trình nghiên cứu cho thấy các Đảng, Nhà nước và nhà giáo dục hết sức quan tâm đến dạy học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học. Nghiên cứu các khái niệm về “công nghệ giáo dục” của các nhà giáo dục trong và ngoài nước, các vấn đề lý luận về dạy học Tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục; quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục cũng cho thấy môn Tiếng Việt lớp 1 CGD đƣợc xây dựng theo quan điểm “Học sinh là trung tâm” và là môn học được đổi mới cả về nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học, về cơ chế tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học, đổi mới cả về cách nhận xét, đánh giá sản phẩm giáo dục.

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học theo phương án CGD thì nhà quản lý giáo dục cần phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý bằng việc tích cực học tập từ đó vận dụng những tri thức về khoa học quản lý phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương.

Lấy khái niệm “Quản lí là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức,và thực hiện, các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lí theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lí nhằm tạo ra sự thay đổi cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động” làm công cụ nghiên cứu đề tài. Chúng tôi thấy, để quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục thành công, người quản lý cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Nâng cao nhận thức về bản chất của dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường Tiểu học.

Tăng cường quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục bằng việc tổ chức các hội thảo, tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 46 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

đúng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục cho giáo viên.

Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên tham gia dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kì đổi mới.

Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục.

Phối hợp tốt với các lực lƣợng giáo dục, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh… trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phương án công nghệ giáo dục.

Muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo phương án CGD ở các trường Tiểu học các nhà quản lý cần nhận biết chính xác, rõ ràng thực trạng về việc quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo phương án CGD ở các trường Tiểu học hiện nay ra sao? Đó sẽ là vấn đề mà được chúng tôi đề cập ở chương 2.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)