Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
3.2. Đề xuất các biện pháp
3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD
a. Mục đích của biện pháp
Thông qua sự phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo ra một chu trình học tập tốt nhất cho mỗi học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và dạy học Tiếng Việt 1 CGD nói riêng cho học sinh tiểu học.
86 b. Nội dung và cách thức thực hiện
- Nâng cao nhận thức, xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh tiểu học.
Chỉ đạo các trường tăng cường công tác vận động, tuyên truyền: Hàng năm tổ chức Hội nghị Hội đồng giáo dục cần mời thêm Đảng uỷ, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương và Hội cha mẹ học sinh cùng dự. Nội dung hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lƣợng xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương; vai trò của từng lực lượng giáo dục và sự cần thiết phải phối hợp giữa các lực lƣợng đó.
Ngoài ra, tại các diễn đàn chung khác tại địa phương (giao ban định kỳ với chính quyền và các khu dân cƣ, họp phụ huynh học sinh…), cần phải tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc dạy Tiếng Việt 1 CGD. Nhà trường cần chỉ rõ cách thức phối hợp của phụ huynh học sinh trong việc hướng dẫn con em học ở nhà, đó là: cần tuân thủ cách dạy Tiếng Việt 1 CGD của giáo viên trên lớp, không làm sáo trộn phương pháp dạy của giáo viên, tạo mọi điều kiện cho trẻ tự học tập ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm; Các lực lượng giáo dục tổ chức các hoạt động tập thể ở cộng đồng cho trẻ nhƣ: tổ chức ngày tết Thiếu nhi 01/6; rằm trung thu hoặc các hoạt động của thiếu niên, nhi đồng vào các dịp hè, tạo môi trường cho trẻ hoạt động, qua đó trẻ được vận hành thường xuyên Tiếng Việt, giúp trẻ phát triển vốn từ Tiếng Việt và phát triển các kỹ năng nghe, nói.
- Chỉ đạo các trường làm tốt việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh ở các trường tiểu học.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường căn cứ vào thực tế tình hình kinh tế - xã hội, những đặc thù văn hoá, đặc điểm dân cư... tại khu vực trường đóng để chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh... xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.
87
Trong cơ chế này, Nhà trường giữ vai trò chủ đạo, hạt nhân của sự phối hợp, chủ động xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ; thảo luận với gia đình học sinh và các lực lƣợng xã hội để thống nhất về nội dung và hình thức thực hiện.
* Một số biện pháp chủ yếu phối hợp giữa nhà trường và gia đình:
- Thăm gia đình học sinh: Đây là một hình thức phổ biến đƣợc sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tới từng học sinh, để giáo viên hiểu đƣợc hoàn cảnh gia đình học sinh, cùng gia đình có những phương pháp và hình thức tác động phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả dạy học Tiếng Việt 1 CGD cho học sinh.
- Mời cha mẹ học sinh đến trường: Hình thức này thường được sử dụng để phụ huynh học sinh vừa được biết về môi trường học tập của con em mình, biết về cách thức tổ chức các hoạt động học tập môn Tiếng Việt 1 CGD trên lớp cho học sinh, vừa đƣợc giáo viên thông báo về kết quả học tập cũng nhƣ việc thực hiện nền nếp, quy định của nhà trường của các em, giúp hai bên có thêm nhiều thông tin, tìm được tiếng nói chung trong phương pháp giáo dục và dạy học cho học sinh.
- Sử dụng sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình hoặc nhật ký lớp học: Giúp giáo viên chủ nhiệm nắm đƣợc tình hình học tập ở nhà của tất cả học sinh trong lớp, đồng thời cũng giúp phụ huynh hiểu đƣợc tình hình học tập của con em mình trên lớp. Qua sổ nhật ký lớp học, phụ huynh cũng dễ dàng chia sẻ và hỏi giáo viên những vấn đề cần thiết để giúp trẻ tự học và phát triển các kỹ năng khác.
- Tổ chức Hội nghị phụ huynh: Ngoài hội nghị đầu năm và cuối năm, cần tổ chức hội nghị chuyên đề tập huấn cho cha mẹ học sinh những kiến thức đơn giản về phương pháp dạy Tiếng Việt 1 CGD để gia đình có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giúp đỡ con em học tập Tiếng Việt 1 CGD ở nhà.
* Một số biện pháp cơ bản phối hợp giữa nhà trường và xã hội:
- Tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền xã có các chủ trương, nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục tại địa phương. Trong đó cụ thể hoá nhiệm vụ, vai trò của từng tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong việc phối hợp cùng ngành Giáo dục thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn; Tham mưu tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác giáo dục nhƣ: Hội nghị về công tác phổ cập giáo dục, hội nghị về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia… Thông qua những hoạt động này nâng cao nhận thức về ý nghĩa và trách nhiệm của các lực lƣợng xã hội trong việc phối hợp với các nhà trường để thực hiện công tác giáo dục tại địa phương.
88
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học...) để kết hợp giáo dục học sinh; tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng Tiếng Việt; tăng cường bổ sung các nguồn quỹ ủng hộ giáo dục... góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thúc đẩy chất lƣợng giáo dục đi lên.
Tăng cường xây dựng môi trường học tập Tiếng Việt cho học sinh
Môi trường học tập Tiếng Việt được hiểu là các các điều kiện tự nhiên, xã hội, các phương tiện hoạt động trong và ngoài nhà trường có tác động đến quá trình học tập, rèn luyện và sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt. Vì vậy phòng GD&ĐT cần chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các nội dung sau:
* Xây dựng môi trường học tập Tiếng Việt trong nhà trường:
- Tạo cảnh quan trong và ngoài lớp học: Quang cảnh trường lớp sạch đẹp, đƣợc trang trí bằng những khẩu hiệu Tiếng Việt ấn tƣợng, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm lý học sinh sẽ thu hút sự chú ý của các em, làm cho các em thêm yêu thích trường lớp, thêm cơ hội rèn luyện Tiếng Việt. Đặc biệt là trong quá trình dạy học giáo viên cần cho học sinh tham gia vào các hoạt động nhƣ: làm các sản phẩm, trao đổi về các sản phẩm có gắn với Tiếng Việt, lựa chọn để để trưng bày, trang trí trường lớp (báo tường, tranh vẽ, bài kiểm tra đạt điểm cao...) vừa tạo được môi trường học tập thân thiện, vừa hướng đến mục đích rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt cho học sinh.
- Tăng cường hoạt động giao tiếp: tận dụng tối đa các tình huống thực để vận dụng kiến thức Tiếng Việt của các em vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày; đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh “giao tiếp” với công cụ dạy học và tài liệu bổ trợ nhƣ sách đọc thêm, truyện, tranh ảnh…; tổ chức các trò chơi học tập Tiếng Việt...
* Xây dựng môi trường học tập Tiếng Việt ở gia đình:
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, đời sống nhân dân huyện Lâm Thao - Phú Thọ cũng từng bước được cải thiện. Các phương tiện nghe nhìn như tivi, rađiô, điện thoại, internet đã có trong nhiều gia đình. Hơn nữa, lớp phụ huynh trẻ hiểu biết Tiếng Việt ngày càng gia tăng. Đây là những tín hiệu tốt làm cơ sở cho việc xây dựng môi trường học tập Tiếng Việt ở gia đình học sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa có ý thức cũng như chưa biết giúp con học tập ở nhà. Do đó cần chỉ đạo các trường và giáo viên: hướng dẫn phụ huynh giao tiếp, kiểm tra việc học tập Tiếng Việt 1 CGD (theo khả năng của họ); yêu cầu bố mẹ phải bố trí góc học tập và nhắc nhở con nghe
89
đài, xem tivi, đọc bài và trao đổi nội dung nghe, đọc được cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè, thầy cô giáo...
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương và nhân dân có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mỗi người đối với việc tham gia công tác giáo dục tại địa phương nói chung và trong việc học tập Tiếng Việt theo CGD của học sinh tiểu học nói riêng.
- Các nhà trường biết cách tham mưu có hiệu quả với chính quyền và chủ động phối hợp với các lực lƣợng xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tại địa phương; tạo được uy tín, niềm tin trong nhân dân thông qua chất lượng giáo dục đạt đƣợc hàng năm. Từ đó, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội sẵn sàng hợp tác, ủng hộ các nhà trường và sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ đạt hiệu quả cao.