Lâm Trường Bưu Điện

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 26 - 29)

1.5 Đặc điểm vùng nghiên cứu

1.5.2 Lâm Trường Bưu Điện

Lâm Trường Bưu Điện được hình thành vào năm 1990 với tổng diện tích 249,5 ha, được UBND tỉnh An Giang chấp thuận trên cơ sở là vùng đất hoang hóa chưa sử dụng, chính quyền huyện Tri Tôn lập quy hoạch giao đất cho ngành Bưu Điện tỉnh sử dụng và quản lý. Lâm Trường ra đời theo hình thức cổ phần hóa, do các tổ chức (Bưu Điện tỉnh An Giang, Bưu Điện Long Xuyên, Bưu Điện Tri Tôn) và cá nhân 19 cá nhân (cán bộ công chức ngành bưu điện An Giang) góp vốn và công sức đầu tư với mục tiêu nhằm khai thác lợi ích từ việc trồng rừng.

Năm 1990 Lâm Trường tiến hành thực hiện việc quy hoạch như cải tạo đất, gieo sạ tràm, đào các tuyến kênh và xây dựng đê bao. Sau đó thực hiện công tác chăm sóc, quản lý và phòng chống cháy.

Năm 2000 Lâm Trường tiến hành cải tạo hệ thống kênh, đê bao, trồng mới các vùng đất trống và trồng lại các lô rừng tràm kém phát triển.

Năm 2007 UBND tỉnh An Giang có quyết định phê duyệt Lâm Trường Bưu Điện là khu vực bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.

Vị trí – diện tích

Lâm Trường Bưu Điện nằm toàn bộ trên địa phân ấp Tân Đức xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ranh giới sử dụng của lâm trường được xác định phía Bắc giáp khu dân cư ấp Tân Đức ven tỉnh lộ 943, phía Nam giáp đất ruộng, phía Đông giáp khu dân cư ấp Tân An ven trục lộ Kênh 10 và đất ruộng, phía Tây giáp Lâm Trường Tỉnh Đội (Hình 2).

Hình 2: Vị trí khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện

Nguồn: Goodgle map

Tổng diện tích của Lâm Trường Bưu Điện được xác định là 249,5 ha, đây là khu vực chuyên trồng tràm thương phẩm do Bưu Điện An Giang quản lý và khai thác (Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2005).

Địa hình – thổ nhưỡng

Địa hình khu vực tương đối thấp vì nằm trong vùng đồng bằng trũng của khu vực Tứ Giác Long Xuyên, vào mùa lũ thường bị ngập sâu và mùa lũ từ 1 - 3 m, độ bằng phẳng mặt đất không đồng đều có nhiều lung và gò, độ chênh lệch giữa nơi thấp và nơi cao từ 0,4 - 0,7 m.

Theo tài liệu phân tích thổ nhưỡng tỉnh An Giang thành lập năm 1985 do trường Đại Học Cần Thơ thực hiện, khu vực này có 05 nhóm đất sau: Đất phù sa có phèn trung bình chưa phát triển; Đất phù sa phèn trung bình chưa phát triển, có phèn cạn; Đất phù sa có phèn trung bình chưa phát triển, ít hữu cơ; Đất phù sa có phèn nhẹ phát triển,

Vị trí khu đất ngập nước

nhiều hữu cơ; Đất phù sa xám phát triển, nhiều hữu cơ (Sở Tài nguyên – Môi trường An Giang, 2005).

Khí hậu – Thủy văn

Khí hậu khu vực mang đặc điểm chung của vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.

Lượng mưa trung bình 1.297 mm và phân bố theo hai mùa rỏ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cao đều quanh năm và khá ổn định, trung bình năm khoảng 26,80C - 27,30C, gió Tây – Nam tháng 5 đến tháng 10, gió Đông – Bắc xuất hiện vào tháng 11 đến tháng 4, trong vùng thường có các trận giông tập trung vào tháng 7 và tháng 8 hằng năm.

Thủy văn khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Cửu Long, địa hình phần lớn là đồng bằng. Vào mùa lũ nước tràn về nội đồng, đỉnh lũ cao nhất là +3,0 m. Mùa khô mức thủy cấp thấp hơn đất ruộng từ 0,5 đến 1,2 m (Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2005).

Tính đa dạng sinh học

Theo kết quả điều tra khảo sát của sở Tài nguyên và Môi trường An Giang (2005), sự đa dạng sinh học ở khu vực Lâm Trường Bưu Điện được ghi nhận với sự hiện diện của các loài: 39 loài chim, 30 loài cá, 24 loài lưỡng cư – bò sát và 26 loài thực vật.

Hệ chim ở đây phong phú và đa dạng với 39 loài, trong đó có các loài quý hiếm như Vịt mào, Hạc cổ trắng, Điêng điểng. Cá chủ yếu là các loài cá nước ngọt du nhập và rừng theo nước lũ hàng năm như Lóc, Rô, Trê trắng, Trê vàng, Sặc rằn, Sặc bướm, Chốt giấy, Chạch, Cá dảnh, Cá he,… Lưỡng cư – bò sát bao gồm Thằn lằn, Kỳ nhông, các loài Rắn, Rùa, Ba ba, Cóc nhà, Ếch đồng,…

Thảm thực vật chính của Lâm Trường Bưu Điện là các loài tràm Nội và tràm Úc.

Thảm thực vật sát mặt đất ở vùng này thường thưa thớt ưu thế cỏ chỉ và năng ngọt, ngoài ra còn có các loài như Cỏ bấc, Cỏ ống, Sậy, Cỏ mồm mỡ, Cỏ nhỉ cán, Lúa ma, Rau dừa, Nhàu nước, Vòi voi, Lác nước, Bìm nước,... Ở những nơi ngập sâu (kinh, mương) thường thấy các loài thực vật thủy sinh như: Sen, Súng, Lục bình, Bèo tai chuột, Nghễ, Rau muống,…

Các kiểu sinh cảnh được ghi nhận trong vùng là kênh có nước thường xuyên, rừng tràm trồng ngập lũ và trảng cỏ ngập nước theo mùa.

Phân bố dân cư

Dân cư sống xung quanh Lâm Trường Bưu Điện có 417 hộ với 1.863 người. Trong đó, ấp Tân An có 312 hộ phân bố dọc theo ven lộ 943 và trục lộ kênh 10, ấp Tân Đức

có 105 hộ tập trung chủ yếu ở dọc theo tỉnh lộ 943 sống chủ yếu bằng nghề nông và khai thác tự nhiên.

Bảng 2: Dân cư xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện

Ấp Số hộ Số nhân khẩu

Tân An 312 1.395

Tân Đức 105 468

Tổng 417 1.863 (Nguồn: Số liệu ban ấp Tân An, Tân Đức xã Tân Tuyến, 2010)

Trình độ học vấn

Nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, điều kiện kinh tế xã hội và cuộc sống của người dân ở đây còn khó khăn, người lớn thường trình độ văn học rất thấp 70% phổ cập tiểu học, 20% phổ cập trung học cơ sở, phổ cập trung học rất ít và trình độ đại học không có (Sở Tài nguyên – Môi trường An Giang, 2005).

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)