Khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 48 - 55)

3.1 Yếu tố ảnh hưởng trong việc quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước

3.1.2 Khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện

Khu vực nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên và thường bị ngập sâu vào mùa lũ, nguồn nước bị nhiễm phèn, đất đai ít màu mỡ nên xung quanh Lâm Trường các hoạt động sản xuất của người dân chủ yếu là trồng lúa 02 vụ, nhưng năng suất không cao do việc đào, xẻ các kênh mương và tháo nước từ Lâm Trường, một vài nơi có trồng Tràm với quy mô nhỏ. Từ năm 2008 có vài hộ dân trong vùng đã trồng thử nghiệm Dưa hấu, năng suất không cao và lợi nhuận cũng thấp hơn so với trồng Lúa. Nghề nuôi trồng thủy sản có một số hộ trong vùng nuôi cá vèo lưới vào mùa lũ, chăn nuôi gia súc, gia cầm hầu hết quy mô nhỏ lẻ.

Hình 8: Sơ đồ hiện trạng khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện

Nguồn: Hoạt động PRA và khảo sát thực tế, 2010

Về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng xung quanh khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện cho thấy khu vực này được đầu tư xây dựng khá nhiều như trường học, trạm y tế, chợ, trạm cấp nước,… ấp Tân An là trung tâm hành chính của xã Tân Tuyến. Theo thống kê xã có

Khu bảo tồn Đất ngập nước

khoảng 90% số hộ sử dụng điện, 50% số hộ sử dụng nước sạch. Về giao thông đường bộ có trục lộ 943 đi qua láng nhựa với chiều dài 04 Km, còn lại là trục lộ kênh 10 đường đất, ngoài ra còn có nhiều công trình phụ khác.

Bảng 11: Hạ tầng cơ sở xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện Cơ sở hạ tầng Đơn vị tính Số lượng Trường mẫu giáo

Trường tiểu học

Trường trung học cơ sở

Cơ sở Trường Trường

1 2 1

Chợ Cái 1

Trạm y tế Trạm 1

Bưu điện văn hóa xã Cái 1

Đường điện cao thế Đường điện hạ thế

Km Km

3 6 Đường nhựa

Đường đất

Km Km

4 3

Trạm cấp nước Trạm 1

Cầu đúc Cầu dây

Cái Cái

1 2

Nguồn: Hoạt động PRA và khảo sát thực tế, 2010

Kinh tế nông hộ

Cuộc sống người dân sống ở đây phụ thuộc vào nông nghiệp, làm thuê, buôn bán, một số cán bộ công chức xã và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên theo mùa. Do đó thu nhập thấp, hiện trạng kinh tế nông hộ cho thấy số hộ giàu rất thấp, số hộ nghèo trong khu vực 160/417 (38,4% so với tiêu chuẩn mới của bộ Lao động và Thương binh xã hội, 2010). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực này cao hơn với số hộ nghèo của xã Tân Tuyến (27,77%).

Bảng 12: Loại hộ xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện

Ấp Số hộ Giàu Khá Cận nghèo Nghèo

Tân Đức 105 1 2 54 48

Tân An 312 30 70 100 112

Tổng 417 (100%) 31 (7,4%) 72 (17,3%) 154 (36,9%) 160 (38,4%) (Nguồn: Số liệu ban ấp Tân An, Tân Đức xã Tân Tuyến, 2010)

Hộ nghèo sống xung quanh khu đất ngập nước khoảng 38,37%, như vậy sẽ là một trong những thác thức cho công tác quản lý và bảo vệ đất ngập nước. Nghiên cứu Nguyễn Viết Cách và ctv (2009), cho thấy “Thu nhập của hộ nghèo phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động liên quan tới đất ngập nước và chiếm tới 45% trong tổng thu nhập”. Theo nhận định của cộng đồng, hộ nghèo trong vùng có hai nguyên nhân,

không đất sản xuất và trình học vấn thấp, ít có việc làm thu nhập không ổn định, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê và khai thác tự nhiên.

Mùa vụ của cộng đồng dân cư

Từ kết quả hoạt động PRA và điều tra sinh kế người dân cho thấy lịch mùa vụ của cộng đồng dân cư ở khu vực Lâm Trường Bưu Điện diễn ra tất cả các tháng trong năm, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các hoạt động.

Bảng 13: Lịch thời vụ khu vực Lâm Trường Bưu Điện

Hoạt động Tháng (dương lịch)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I Trồng lúa

1 Vụ Đông – Xuân 2 Vụ Hè – Thu II Hoa màu

Dưa hấu III NT thủy sản 1 Nuôi cá lồng, bè 2 Nuôi cá ao IV Chăn nuôi 1 Lợn

2 Trâu, bò

3 Gà, vịt

V Khai thác tự nhiên 1 Cá

2 Lưỡng cư, bò sát

3 Chim, cò

4 Rau đồng 5 Củi

6 Ong mật

7 Cây thuốc nam VI Lao động 1 Tại địa phương 2 Đi làm xa

Ghi chú: Nngười cung cấp thông tin nhóm nông dân ở khu vực Lâm Trường Bưu Điện Thời gian của các hoạt động

Hoạt động của người dân xung quanh khu bảo tồn đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện mức độ tác động khác nhau lên đất ngập nước. Những tháng mùa khô họ tập trung vào sản xuất hoặc làm thuê, trong khi những tháng mùa mưa họ khai thác hầu hết các sản phẩm từ đất ngập nước.

Kết quả nhận định từ nhóm PRA, hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng nhiều nhất lên khu bảo tồn, kế đến là hoạt động sản xuất lúa tác động gián tiếp đến thành phần hệ sinh thái đất ngập nước.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo tồn đất ngập nước

Nguyên nhân chính được xác định ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ đất ngập nước là dân nghèo không đất sản xuất, nhiều hộ gia đình sống dựa vào khai thác tài nguyên. Trình độ học thấp là yếu tố cản trở cơ hội nghề nghiệp, cản trở ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Do đó dẫn đến khai thác bừa bãi tài nguyên từ đất ngập nước gây những hậu quả làm cạn kiệt tài nguyên, mất đa dạng sinh học, thậm chí phá vỡ hệ thống khu bảo tồn. Hình 9 cho thấy người dân không những khai thác tài nguyên ở vùng đệm mà còn vào rừng săn bắt.

Hình 9: Cây vấn đề đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện

Giải quyết thực trạng này, các cơ quan quản lý đất ngập nước và ban quản lý Lâm Trường phải công cụ, biện pháp thích hợp ngăn chặn đối tượng xâm nhập vào rừng khai thác tài nguyên. Chính quyền các cấp có chính sách cụ thể hỗ trợ cho hộ nghèo sống xung quanh khu đất ngập nước, gắn hoạt động phát triển kinh tế với bảo tồn đất ngập nước, tạo những nguồn thu nhập thay thế giúp cộng đồng giảm sức ép lên đất ngập nước. Sản xuất nông nghiệp bằng cách xây dựng mô hình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi tạo thêm cơ hội ngành nghề trong vùng. Giải quyết nhu cầu lao động bằng

Dân nghèo Khai thác bừa bãi

Phá vỡ khu bảo tồn

Làm thuê Không đất

Giảm sản lượng

Mất ĐDSH

Nguy cơ cháy rừng

Khai thác TN vùng đệm Ít việc

làm

Trình độ thấp

Các loài

TV Các

loài ĐV

Thất nghiệp

Củi gỗ Cá

tôm

Rau dại Lưỡng

cư, bò sát

Thú rừng Vào rừng khai thác TN

Cá tôm

Chim cò

Lưỡng cư, bò sát Các

loài ĐV Các

loài TV

cách đào tạo ngành nghề phù hợp với trình độ và năng lực người dân trong vùng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị, chức năng đất ngập nước.

Vai trò các bên tham gia trong quản lý

Kết quả hoạt động PRA cho thấy các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Lâm Trường Bưu Điện bao gồm UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm, UBND xã, Ban ấp, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Chi đoàn ấp, Ban quản lý lâm trường, Hội đồng quản trị, Cổ đông lâm trường và Cộng đồng dân cư sống xung quanh.

Hình 10: Các bên liên quan khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện

Ban quản lý Lâm Trường Bưu Điện có ảnh hưởng lớn nhất đến việc bảo vệ và sử dụng bền vững khu bảo tồn đất ngập nước, họ có chức năng thực hiện các hoạt động khai thác nguồn lợi và tiềm năng khu đất ngập nước, bảo vệ các hệ sinh thái, duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường khu đất ngập nước.

Kế đến là cộng đồng dân cư sống xung quanh khu bảo tồn đất ngập nước họ cũng có vai trò tham gia giám sát bảo vệ đất ngập nước, hoạt động sản xuất và khai thác nguồn

KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC

BAN QUẢN LÝ LÂM TRƯỜNG BƯU ĐIỆN

HẠT KIỂM LÂM

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM SỞ TN – MT

SỞ NN & PTNT UBND TỈNH

UBND XÃ

HỘI NÔNG DÂN

PHỤ NỮ ẤP

CHI ĐOÀN ẤP

BAN ẤP

PHÒNG NN & PTNT

HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ LÂM TRƯỜNGCỔ ĐÔNG

lợi không gây tổn hại đến khu đất ngập nước. Tuy nhiên, người dân chưa được đưa vào tham gia quản lý, bảo vệ.

UBND xã và Ban ấp là hai tổ chức chính quyền có mối quan hệ gần gủi với khu bảo tồn đất ngập nước, họ có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý Lâm Trường Bưu Điện trong việc quản lý, bảo vệ khu bảo tồn và vùng đệm. Họ có chức năng phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, phát triển ngành nghề trong vùng, nâng cao đời sống cư dân sống xung quanh, giảm áp lực có hại tới khu bảo tồn, hướng dẫn người dân thực hiện các chính sách của đảng và nhà nước.

UBND tỉnh An Giang có vai trò tổ chức chỉ đạo, quản lý, bảo tồn và bảo vệ khu đất ngập nước. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức điều tra nghiên cứu, xây dựng quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững đất ngập nước.

Hội đồng quản trị và các cổ đông lâm trường họ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ban quản lý Lâm Trường, họ có quyền khai thác lợi ích hợp pháp khu đất ngập nước, tham gia bảo vệ khu bảo tồn.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý

Kết quả phân tích cách thức quản lý khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện cho thấy điểm mạnh, điểm yếu, có hội và thách thức như sau:

Bảng 14: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý Lâm Trường Bưu Điện

Mặt mạnh Mặt yếu

Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, quản lý nước hiệu quả phòng chống cháy

Chỉ tập trung bảo vệ cây Tràm, chưa quản lý, bảo vệ các loài thủy sản và động vật rừng Quy hoạch manh mún

Cộng đồng chưa gắn kết tham gia quản lý

Cơ hội Rủi ro

Bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước

Sự phá hoại của cộng đồng dân cư sống xung quanh

Điểm mạnh của Lâm trường là xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, quản lý tốt nguồn nước, có thể điều tiết lượng nước cho phòng chữa cháy, đồng thời dể di chuyển các phương tiện chữa cháy đảm bảo khống chế ngọn lửa khi xảy ra cháy, có thể dập tắt ngay không để xảy ra cháy lớn.

Điểm yếu công tác quản lý của Lâm Trường chưa tổ chức quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, động vật rừng, cộng đồng đứng ngoài quản lý. Việc quy hoạch các lô sản xuất quá nhỏ trung bình chiều rộng 240 m và chiều dài 480 m, có nhiều kênh mương và đê làm thu hẹp không gian sống các loài động vật hoang dã, do đó có thể ảnh

hưởng đến mức độ đa dạng sinh học. Ngoài ra, đơn vị quản lý chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn người dân vào rừng săn bắt động vật.

Đây là khu đất ngập nước bảo tồn cấp tỉnh sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, thu hút sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ để thực hiện công tác quản lý có hiệu quả hơn, đồng nghĩa với việc bảo vệ và sử dụng bền vững.

Mối đe dọa lớn khu đất ngập nước là sự tác động của người tuyến dân cư dọc theo tỉnh lộ 943 và trục lộ kênh 10, cuộc sống người dân nơi đây còn rất khó khăn nên họ thường lén vào rừng săn bắt động vật và gây tổn hại cho khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)