Quản lý đất ngập nước của Lâm Trường Bưu Điện

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 66 - 69)

3.2 Phương thức quản lý đất ngập nước của các đơn vị trực tiếp sử dụng

3.2.2 Quản lý đất ngập nước của Lâm Trường Bưu Điện

Cơ cấu tổ chức của Lâm Trường Bưu Điện được thành lập và hoạt động theo điều lệ cổ đông đã bầu ra 05 thành viên hội đồng quản trị, 01 kiểm soát viên điều hành Lâm Trường và lực lượng giử rừng.

Hình 15: Tổ chức bộ máy Lâm Trường Bưu Điện

Tổ chức bộ máy quản lý của Lâm trường khá đơn giản và gọn nhẹ chỉ khoảng 10 người, trong đó thành viên hội đồng quản trị đã chiếm một nữa có nhiệm vụ giám sát các hoạt động và xây dựng chiến lược phát triển Lâm trường. Kiểm soát viên là người trực tiếp điều hành công việc trồng và bảo vệ rừng, nhân viên bảo vệ là lực lượng giữ rừng được phân công túc trực, tuần tra, canh gác. Ngoài ra lực lượng này còn phối hợp xử lý tình huống xảy ra ngoài ý muốn như chữa cháy.

Phân khu, lô sản xuất

Với tổng diện tích được cấp đất sử dụng là 249,5 ha. Trong đó, diện tích các lô sản xuất 228,7 ha và diện tích kênh và đê bao là 20,8 ha. Đơn vị quy hoạch chi tiết chia làm 04 khu. Diện tích các khu được ngăn cách với các đoạn kênh mương, khu A 72,3 ha gồm các lô từ A1 – A7; khu B 71,2 ha gồm các lô từ B1 – B7; khu C 29,5 ha gồm các lô từ C1 – C6; khu D 55,7 ha gồm các lô từ D1 – D8.

Phương thức canh tác, chăm sóc và khai thác

Công việc gieo trồng tràm được thực hiện đơn giản, làm đất, diệt các loài cỏ sau đó tiến hành xạ hoặc cấy tràm. Công tác chăm sóc chủ yếu là tiến hành tỉa thưa khi nhằm tạo khoảng cách thích hợp để cho cây tràm sinh trưởng và phát triển. Tràm thường được khai thác ở tuổi 8 đến tuổi 12 phục vụ cho các công trình xây dựng, làm nhà và chất đốt với trữ lượng bình quân đạt 50-100m3/ha.

Phương thức quản lý và bảo vệ rừng

Phòng chống cháy: Lâm Trường có kế hoạch trữ nước và khơi thông các luồng nước, đảm bảo và thực hiện tốt theo quy định của ngành kiểm lâm, xây dựng lực lượng tại

KHU A

(01 người) KHU B

(01 người) KHU C

(01 người) KHU D

(01 người) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

(05 người)

KIỂM SOÁT VIÊN (01 người)

NHÂN VIÊN BẢO VỆ (04 người)

thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, canh gát, bảo vệ, đảm bảo trực đúng vị trí được phân công, chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ an toàn phòng cháy rừng, không để xảy ra cháy, nhất là vào mùa khô. Công tác bảo vệ thường xuyên kiểm tra phương tiện phòng cháy, hệ thống đê điều kênh mương. Chủ động vệ sinh, dọn tỉa gọn gàng, hạn chế phát sinh cháy.

Quản lý nước

Lâm trường quy hoạch hệ thống kênh mương khá hoàn chỉnh, bao gồm 5 tuyến kênh dọc và 6 tuyến kênh ngang. Do đó, điều tiết lượng nước cho phù hợp với điều kiện sinh sống của thảm thực vật nói chung và cây tràm nói riêng được lâm trường ưu tiên thực hiện, ngoài ý nghĩa trên việc quản lý tốt nguồn nước là biện pháp phòng chống cháy hiệu quả nhất.

Những thuận lợi

Lâm Trường được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Bưu điện tỉnh An Giang, đầu tư kịp thời về tài chính, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân sống xung quanh khu vực Lâm Trường

Những khó khăn

Hạn chế lớn nhất của Lâm Trường là diện tích nhỏ, nằm trong vùng sản xuất lúa của dân và trục lộ kênh 10 xuyên qua, số lượng dân cư đông sống xung quanh khá đông, chịu tác động mạnh mẽ từ bên ngoài vào. Đời sống cộng đồng dân cư sống xunh quanh Lâm Trường còn nhiều khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng đánh bắt cá, săn bắt động vật rừng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng. Công tác tập huấn tuyên truyền giữa các ngành, địa phương và đơn vị quản lý còn hạn chế do thiếu kinh phí.

Lực lượng tuần tra còn thiếu so với yêu cầu, nhất là vào các tháng mùa khô. Trình độ năng lực cán bộ nhân viên còn hạn chế.

Quản lý tác động từ bên ngoài

Lâm Trường phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức liên quan vận động tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đặc biệt là vào các tháng mùa khô, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, không xâm nhập rừng trái phép để đánh bắt động vật rừng, không chặt trộm cây rừng.

Đối với những hộ có đất sản xuất nông nghiệp giáp ranh với rừng không tự ý đốt đồng, phải có sự phối hợp giữa Lâm Trường và người dân. Lâm Trường thường xuyên thực hiện công tác xã hội đối với hộ gia đình sống ven rừng, đặc biệt là các hộ nghèo, tạo điều kiện để người dân có việc làm có thêm thu nhập, mùa mưa cho phép họ vào rừng khai thác củi giải quyết những khó khăn về chất đốt.

Kết quả nghiên cứu về quản lý đất ngập nước của Lâm Trường Bưu Điện so với quy định nghị định 109/2003/NĐ – CP của Thủ tướng Thính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước phát hiện các vấn đề tồn tại:

• Chưa phân chia khu chức năng (khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái)

• Chưa thực hiên bảo tồn, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm thuộc đối tượng cần bảo tồn

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)