Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 06 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011
Phương tiện: Biểu bảng và vật liệu thực hiện đánh giá nhanh nông thôn, phiếu điều tra nông hộ, phiếu phỏng vấn chính quyền xã và phiếu phỏng vấn đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác khu đất ngập nước ở các địa điểm nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Các địa điểm nghiên cứu
Các khu vực được chọn làm địa điểm nghiên cứu với tiêu chí (i) Khu đất ngập nước có mức đa dạng sinh học cao so với các khu khác đã được khoanh vùng, (ii) UBND tỉnh An Giang phê duyệt là khu bảo tồn đất ngập nước trên địa bàn tỉnh, (iii) Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào về cách quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước ở các khu vực này.
Chương trình điều tra, khảo sát khoanh các vùng đất ngập nước đề nghị bảo tồn trên địa bàn tỉnh do sở Tài nguyên và Môi trường An Giang thực hiện, kết quả có 13 khu đất ngập nước đã được xác lập. Dựa theo kết quả xếp hạng các khu đất ngập nước, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên bảo tồn bao gồm (1) Lâm Trường Tỉnh Đội, (2) Lâm Trường Bưu Điện, (3) Búng Bình Thiên Lớn. Do đó, ba khu đất ngập nước này được chọn nghiên cứu.
Hình 4: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Chọn 3 khu đất ngập nước
Nghiên cứu định tính
Điều tra sinh kế nông hộ Đánh giá nhanh
có sự tham gia
Phỏng vấn sâu đơn vị quản lý và chính quyền xã ngập nước
Nghiên cứu định lượng
Kết quả
Phân tích định tính Phân tích định lượng
2.2.2 Số liệu thu thập
So sánh phương thức quản lý các vùng đất ngập nước ở An Giang được thực hiện theo phương pháp thu thập số liệu kết hợp, bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng.
Bảng 6: Đối tượng cung cấp thông tin ở ba địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu Thực hiện PRA (cuộc)
Số phiếu phỏng vấn Đơn vị quản lý
đất ngập nước
Chính quyền xã
Điều tra nông hộ
Lâm Trường Tỉnh Đội 3 1 2 40
Lâm Trường Bưu Điện 2 1 1 40
Búng Bình Thiên Lớn 3 1 3 40
Nghiên cứu định tính
(1) Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA): Cùng cộng đồng dân cư tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, quản lý đất ngập nước. Xác định giải pháp thích hợp góp phần cải thiện cách quản lý và sử dụng bền vững đất ngập nước.
Công cụ được sử dụng bao gồm: Sơ đồ hiện trạng, lịch mùa vụ, sơ đồ Venn, phân loại kinh tế hộ, cây vấn đề và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội giáp ba ấp thực hiện 3 cuộc PRA, khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện giáp hai ấp thực hiện 2 cuộc và khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn 3 cuộc.
Vẽ sơ đồ hiện trạng: Bằng cách quan sát trực tiếp và lấy thông tin nhóm người am hiểu hiện trạng của ấp. Nội dung câu hỏi được chuẩn bị trước, nhóm người được chọn để lấy thông tin cán bộ ấp, xã và người dân sống trong vùng nhằm tìm hiểu điều kiện tự nhiên (đất đai, nguồn nước, vị trí đất ngập nước, các hệ sinh thái, vùng đệm…), và điều kiện kinh tế xã hội (điện, đường, trường học, trạm y tế, các khu sản xuất nông – lâm – thủy sản…), làm cơ sở xác định những vấn đề liên quan đến quản lý, bảo tồn khu đất ngập nước.
Lịch mùa vụ: Bằng cách phỏng vấn nhóm người và các cá nhân nhằm xác định các hoạt động khai thác, đánh bắt tài nguyên thiên nhiên từ đất ngập nước theo mùa trong năm, thời điểm cây, con gì được khai thác nhiều hay ít? Tìm hiểu các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (xuống giống, kỹ thuật canh tác, dịch bệnh, thu hoạch, nguồn lao động) theo thời điểm trong năm có ảnh hưởng như thế nào đến khu đất ngập nước? Tiêu chí chọn nhóm người để lấy thông tin là hộ có đất sản xuất và không đất sản xuất.
Phân loại kinh tế hộ: Theo kết quả phân loại của địa phương (nghèo, cận nghèo, đủ ăn, khá, giàu) để đánh giá thực trạng đời sống kinh tế người dân trong vùng, từ đó định hướng và đề xuất đối tượng cần hỗ trợ có hiệu quả.
Cây vấn đề: Phân tích hoạt động sinh kế cộng đồng sống xung quanh các khu đất ngập nước ảnh hưởng như thế nào lên từng thành phần tài nguyên đất ngập nước. Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo tồn đất ngập nước, tìm ra vấn đề nổi cộm ưu tiên giải quyết.
Sơ đồ Venn: Tìm hiểu mối quan hệ giữa khu bảo tồn đất ngập nước và các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài vùng nghiên cứu (UBND xã, Cơ quan quản lý đất ngập nước, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…). Xác định vai trò và trách nhiệm các bên liên quan về quản lý, bảo vệ đất ngập nước. Nhóm được chọn lấy thông tin là hộ dân sống xung quanh, cán bộ ấp, xã và cơ quan quản lý, sử dụng đất ngập nước.
Phân tích SWOT: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng khu đất ngập nước.
(2) Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu chính quyền địa phương có khu đất ngập nước nằm trong địa phận của xã, nội dung được chuẩn bị trước. Trong đó, khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội có hai xã Cô Tô và xã Tân Tuyến thuộc huyện Tri Tôn, khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện có một xã Tân Tuyến huyện Tri Tôn, khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn có ba xã Khánh Bình, xã Quốc Thái và xã Nhơn Hội thuộc huyện An Phú.
Thông tin thu thập: Vai trò, trách nhiệm, kế hoạch quản lý về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho người dân sinh sống xung quanh khu vực này. Phương pháp quản lý bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập nước.
Phỏng vấn sâu đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng các khu đất ngập nước để tìm hiểu thông tin như quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức của ban quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý, mục tiêu bảo tồn, phương pháp quản lý và bảo tồn các thành phần đất ngập nước, hạng mục đầu tư trong và ngoài khu bảo tồn, nguồn tài chính và phân bổ tài chính, phương pháp quản lý tác động từ bên ngoài.
Nghiên cứu định lượng
Phỏng vấn nông hộ sống trong và xung quanh các khu đất ngập nước bằng bản câu hỏi soạn trước, mỗi điểm nghiên cứu là 40 phiếu. Ở các địa điểm nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên nông hộ sống trong và xung quanh các khu đất ngập nước với các thông tin về: Tuổi, trình độ, nguồn lực, tài sản, nghề nghiệp, thu nhập, chi phí, nhu cầu tín
dụng, hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên thiên nhiên, mức độ hiểu biết và quan tâm về đất ngập nước. Mục đích là xác định những hoạt động sinh kế của người dân ảnh hưởng như thế nào lên tài nguyên đất ngập nước, trong đó lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào thành phần nào của chúng ở các mức độ khác nhau, lĩnh vực khai thác nguồn lợi tự nhiên từ đất ngập nước là gì, bao nhiêu, tại sao? Ý thức, trách nhiệm người dân trong quản lý đất ngập nước.
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Phân tích định tính
Mỗi địa điểm nghiên cứu, thông tin từ hoạt động đánh giá nhanh có sự tham gia, phỏng vấn sâu nhà quản lý trực tiếp và chính quyền địa phương được tổng hợp giải thích, phân tích số liệu ở dạng định tính, nhằm hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã xung quanh các khu đất ngập nước, cách thức quản lý, bảo vệ và sử dụng đất ngập nước của các đơn vị chủ quản. Vai trò, trách nhiệm và kế hoạch của chính quyền địa phương trong việc phối hợp quản lý. Các hoạt động của con người ảnh hưởng lên đất ngập nước ở các vùng nghiên cứu.
Phân tích định lượng
Thông tin phỏng vấn từ nông hộ ở các khu đất ngập nước sẽ được nhập, mã hóa và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. Phương pháp này mô tả hoạt động sinh kế người dân sống xung quanh các khu đất ngập nước bằng bảng, hình, biểu đồ bỡi các loại số liệu như trung bình, phần trăm, được sử dụng để mô phỏng số liệu thống kê cho thấy mức độ sinh kế người dân phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước.